Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

6+ cách trị bệnh chàm theo dân gian, đơn giản tại nhà

Chàm là một dạng tổn thương da mãn tính, dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm, đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, bong vảy, dày sừng, nứt nẻ da… Chàm có thể được điều trị bằng nhiều cách trong đó các cách trị bệnh chàm theo dân gian bao giờ cũng được người bệnh ưu tiên áp dụng vì đơn giản, dễ thực hiện mà giá thành cũng vô cũng rẻ. 

6+ Cách chữa bệnh chàm tại nhà

Bệnh chàm đã được nghiên cứu trong thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Chính vì thế, việc điều trị bệnh chủ yếu theo hướng làm giảm tổn thương da, kiểm soát tiến triển bệnh, ngăn biến chứng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Một số cách trị bệnh chàm theo dân gian đơn giản tại nhà có thể kể đến như:

1. Cách trị bệnh chàm theo dân gian với lá trầu không

Cách trị bệnh chàm theo dân gian
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm là một trong những phương pháp được dân gian thường áp dụng

Lá trầu không vị cay, tính ấm quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị và thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh như đau đầu, cảm lạnh, đau bụng, ho rát họng, đau nhức tay chân, viêm da dị ứng và các bệnh ngoài da khác. 

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g lá trầu không có chứa 2,4% tinh dầu gồm 2 phenol là betel-phenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Trong lá trầu không chứa nhiều hợp chất quý như allycatechol, chavicol, chavibetol, carvacrol, cineol, caryphyllen, cadinen, p-cymen, engenol, estragol, tanin và nhiều vitamin khác… Những chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các mầm bệnh, giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tấy, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt vi trùng… Đây cũng là lý do lá trầu không thường được sử dụng để trị bệnh chàm.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát để lát tiết ra tinh dầu
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, lau khô, lấy tinh dầu chà nhẹ lên da, để trong 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Cách 2:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, lau khô 
  • Lá trầu không giã nhuyễn, bỏ bã chỉ lấy phần nước
  • Dùng bông hoặc khăn mỏng thấm nước lá chấm lên vùng da bị chàm, để khô
  • Để qua đêm, sáng hôm sau thì rửa lại với nước sạch. 

Cách 3: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với nước trong 15 – 20 phút
  • Dùng nước lá trầu không pha loãng với nước rồi đem tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị chàm.
  • Lấy bã lá trầu chà lên để tăng hiệu quả điều trị, không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm.

2. Lá sim chữa bệnh chàm

Sử dụng lá sim để chữa bệnh chàm cũng là một trong những phương pháp được dân gian thường xuyên áp dụng. Trong thân và lá sim có chứa các hợp chất triterpen như acid betulinic, betullin, taraxero… Đặc biệt, trong lá sim còn chứa nhiều allagi tannim và rhodomyrtone. Trong đó, rhodomyrtone được xem như một chất kháng sinh tự nhiên có vai trò diệt khuẩn, kháng khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 nắm lá sim tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước đến khi sánh lại như hỗn hợp cao
  • Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ, dùng hỗn hợp này bôi lên da
  • Rửa lại với nước ấm sau 20 phút và lau khô, thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để thấy hiệu quả. 

3. Cách trị bệnh chàm theo dân gian với nghệ

Nghệ có chứa curcumin có tác dụng tốt trong việc hồi phục các tổn thương trên da
Nghệ có chứa curcumin có tác dụng tốt trong việc hồi phục các tổn thương trên da

Nhiều người cho rằng, nghệ vàng có thể kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, thu hẹp vùng da bị chàm và hỗ trợ tốt cho việc phục hồi của da. Sở dĩ chàm có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh là do trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có đặc tính diệt khuẩn, chống viêm, giảm sự sản sinh các enzym gây ra viêm. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng nước cốt nghệ bôi lên da
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

4. Chữa bệnh chàm tại nhà chỉ với dưa leo

Dưa leo hay dưa chuột chứa hàm lượng nước cao, giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da, thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương trên da. Không chỉ vậy, trong dưa leo còn chứa các hoạt chất chống viêm, làm dịu các triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy, khô, bong tróc da do bệnh chàm gây ra. Hơn nữa, dưa leo còn hết sức quen thuộc, các dược chất tương đối lành tính, sử dụng được cho hầu hết các loại da nên được sử dụng phổ biến để chữa bệnh chàm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả dưa leo, rửa sạch, tốt nhất nên ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn
  • Thái dưa leo thành lát mỏng, cho vào ngăn mát tủ lạnh để trong 30 phút
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, lau khô bằng khăn mềm
  • Đắp dưa leo lên da, giữ yên trong 15 phút và rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày. 

5. Rau sam chữa bệnh chàm

Bên cạnh lá sim, lá trầu không, lá rau sam cũng thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm. Rau sam có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, có thể giúp điều trị tốt các bệnh ngoài da như dị ứng, ngứa ngáy hay thậm chí là chàm. Trong lá rau sam có chứa các hoạt chất như acid folic, choline, staphylococus và các vitamin giúp sát khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn đồng thời thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá rau sam tươi, ngâm nước muối rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cho rau sam vào cối xay nhuyễn với 100ml nước nóng
  • Rửa sạch vùng da bị chàm, lau khô rồi bôi phần rau sam xay nhuyễn lên
  • Giữ nguyên trong 15 phút và rửa sạch lại với nước
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

6. Chữa bệnh chàm với cây đàn hương

Đàn hương được ứng dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp
Đàn hương được ứng dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp

Đàn hương cũng là một trong những vị thuốc có công dụng tốt với da. Tinh dầu đàn hương được sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp với các tác dụng như dưỡng ẩm cơ thể, làm trắng, xóa vết thâm nát… Đặc biệt, trong cây đàn hương còn chứa chất beta – santalol có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, kháng viêm, giúp vết thương bên trong và cả bên ngoài cơ thể mau lành hơn. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít bột cây đàn hương và nước
  • Trộn thành hỗn hợp dạng bột sền sệt
  • Vệ sinh da sạch sẽ rồi bôi hỗn hợp này lên da
  • Để trong 10 phút và rửa lại với nước.

7. Một số cách trị bệnh chàm bằng mẹo dân gian khác

Ngoài những phương pháp đã kể trên, có nhiều cách chữa bệnh chàm tại nhà đơn giản dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng như:

  • Dùng lá cúc tần, lá trà xanh, lá ổi, lá khế hoặc bèo cái sắc lấy nước ngâm rửa những vùng da bị chàm
  • Dùng ích mẫu, cành dâu tằm sắc lấy nước để uống, phù hợp với người bị chàm ở vùng da quanh mắt cá tay, chân.
  • Mỗi ngày, lấy một ít tinh dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng da bị chàm rồi rửa lại với nước. 

Chữa bệnh chàm tại nhà có hiệu quả không?

Có thể thấy, áp dụng các phương pháp dân gian chữa chàm được rất nhiều người lựa chọn vì đơn giản lại dễ thực hiện. Thế nhưng các biện pháp này có hiệu quả hay không lại là vấn đề rất khó xác định vì hiệu quả của chúng của phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa, cách thực hiện của mỗi người. Để việc chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian phát huy tác dụng, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, không nên ngắt quãng giữa chừng 
  • Trước khi ngâm rửa bằng các hỗn hợp trên nhất định phải làm sạch da để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Các phương pháp dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, vì thế tốt nhất bạn nên kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp việc làm sạch da bên ngoài với việc uống viên tinh chất lô hội, nước mật ong ấm, viên uống vitamin E để nâng cao hiệu quả kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. 
  • Tuyệt đối tránh xa gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn đóng hộp, thức ăn sống, thức ăn lên men…
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tăng cường sử dụng các loại nước ép trái cây, trà thanh nhiệt để bài trừ độc tố.

Trên đây là một số thông tin về các cách trị bệnh chàm theo dân gian tại nhà đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Nếu tình trạng bệnh của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng đến các sở y tế uy tín, chuyên khoa gia liễu để được điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

 

Cùng chuyên mục

3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)

Sử dụng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần...

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm

Bệnh chàm môi là tình trạng da môi nổi dát đỏ, mụn nước, chảy dịch, khô, bong tróc đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh thường khởi phát sau...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Bình luận (1)

  1. Tram Nguyen says: Trả lời

    Cháu bị mụn sữa lúc sơ sinh đến nay mười bốn tuổi rồi vẫn không hết, theo quan sát thì đốm mụn to ra giống như hạt mụn bình thường ở những trẻ em tuổi dậy thì nhưng không có nhân nên không nặn được, không đau, không ngứa, những lúc cháu tắm chỗ mụn mềm ra, trên bề mặt mụn có lớp vảy nhỏ giống như mủ nên cháu nặn ra thử thì không phải mủ, sau đó mụn khô lại bình thường. Xin chỉ cháu cách trị. Cháu xin cảm ơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn