Bỏ túi cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây vừa sạch mụn lại trắng da
Nội Dung Bài Viết
Cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây là một trong những bí quyết làm đẹp và chăm sóc da được phái nữ ưa chuộng. Ngoài khả năng “đánh bật” các nốt mụn ở má, mũi và cằm, nguyên liệu này còn giúp dưỡng trắng, giảm thâm do nám da, tàn nhang và làm chậm quá trình lão hóa.
Khoai tây & Công dụng trị mụn đầu đen
Các nốt mụn đầu đen ở cằm, má và cánh mũi chính là “rào cản” khiến phái nữ trở nên thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ. Hơn nữa, mụn đầu đen còn khiến lớp trang điểm kém mịn màng, bề mặt da sần sùi và thiếu sức sống.
Khác với mụn bọc và mụn nang, loại mụn này thường không gây viêm đỏ, đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, mụn đầu đen có đặc tính dai dẳng và rất khó để có thể điều trị dứt điểm.
Vì vậy, nhiều chị em lựa chọn cách trị mụn đầu đen bằng nguyên liệu tự nhiên để giảm nguy cơ kích ứng và tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng các sản phẩm đặc trị. Trong đó, mẹo chữa bằng khoai tây là một trong những “bí kíp” được nhiều chị em thực hiện.
Khoai tây được biết đến với hàm lượng tinh bột, vitamin, khoáng chất cao và có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, các thành phần trong nguyên liệu này còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da và “đánh bay” các nốt mụn ở má, mũi, cằm.
Các thành phần trong khoai tây tốt cho da mặt:
- Vitamin C: Vitamin C là thành phần cần thiết đối với làn da nói chung và da mặt nói riêng. Thành phần này có khả năng ức chế quá trình sản sinh melanin, cải thiện sắc tố và kích thích tăng sinh collagen, elastin. Đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng độ đàn hồi và giảm các nếp nhăn nông ở trán, khóe mắt và cằm.
- Beta-carotene: Khoai tây chứa hàm lượng lớn beta-carotene (tiền thân của vitamin A) – thành phần có khả năng chống oxy hóa, tăng tốc độ chuyển hóa tế bào, kiểm soát bã nhờn và giảm mụn. Thành phần này có tác dụng giảm tàn nhang, vết thâm do mụn, hỗ trợ điều trị mụn đầu đen và mụn bọc.
- Vitamin B: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) chiếm một lượng lớn trong khoai tây. Loại vitamin này có đặc tính dưỡng ẩm, phục hồi các mô da hư tổn và cải thiện tình trạng thô ráp.
- Khoáng chất và chất chống oxy hóa: Ngoài những thành phần trên, khoai tây còn chứa một lượng lớn khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần này có khả năng tăng sức đề kháng, bảo vệ da trước tác động của tia cực tím và môi trường ô nhiễm.
Với những thành phần trên, các công thức từ khoai tây có khả năng giảm các nốt mụn đầu đen ở má, cằm và sống mũi. Đồng thời cung cấp độ ẩm cho da mặt, hỗ trợ duy trì làn da khỏe mạnh, sáng mịn và làm chậm quá trình lão hóa.
Khoai tây là một trong những nguyên liệu tự nhiên có độ an toàn cao, không chứa axit và có mức độ kích ứng thấp. Vì vậy, công thức từ nguyên liệu này có thể phù hợp với mọi loại da – kể cả làn da nhạy cảm.
Bỏ túi ngay 7 cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây cực đơn giản
Như đã đề cập, công thức từ khoai tây có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại da khác nhau. Tùy theo nhu cầu của da, chị em có thể dùng khoai tây tươi đắp mặt, ép lấy nước cốt hoặc phối hợp với một số nguyên liệu tự nhiên sữa chua, mật ong, dầu dừa, sữa tươi,…
Dưới đây là một số công thức trị mụn đầu đen bằng khoai tây cực đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Đắp mặt nạ khoai tây tươi trị mụn đầu đen
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây tươi để trị mụn đầu đen và cấp nước cho làn da. Bên cạnh đó với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào, công thức này còn giúp cân bằng độ pH, duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng và rạng rỡ.
Ngoài khả năng trị mụn đầu đen và chăm sóc da, đắp khoai tây còn giúp giảm viêm, kích ứng do cháy nắng, côn trùng cắn hoặc do dị ứng thời tiết.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ khoai tây, cắt bỏ vỏ và thái mỏng
- Đắp mặt nạ trực tiếp lên da mặt
- Thư giãn trong 15 – 20 phút, tháo bỏ mặt nạ và rửa lại với nước sạch
- Có thể đắp khoai tây lên vùng da dưới mắt để giảm thâm và bọng mắt
Lưu ý: Khoai tây tươi có thể gây ngứa nhẹ khi đắp. Tuy nhiên, cảm giác này thường nhanh chóng biến mất chỉ sau 5 – 10 phút. Nếu da mặt bị châm chích và ngứa ngáy dữ dội, bạn nên lột bỏ khoai tây và làm dịu da mặt với nước mát trong thời gian sớm nhất.
2. Giảm mụn đầu đen với khoai tây và sữa tươi
Mặt nạ khoai tây và sữa tươi là “bí kíp” chăm sóc da được nhiều chị em ưa chuộng. Công thức này có tác dụng làm mềm da, dưỡng ẩm và giảm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, sợi bã nhờn ở vùng chữ T. Ngoài ra, axit lactic có trong sữa tươi có thể tẩy tế bào chết dịu nhẹ, se khít lỗ chân lông và làm đều màu da.
Áp dụng cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây và sữa tươi thường xuyên không chỉ loại bỏ các nốt mụn “xấu xí” mà còn giúp cải thiện bề mặt da, đem lại làn da trắng sáng, rạng rỡ và mềm mịn. Nếu làn da có nhiều bã nhờn, chị em có thể bổ sung vào công thức này một ít nước cốt chanh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Hấp chín ½ củ khoai tây, bóc vỏ và nghiền mịn
- Trộn đều với 3 thìa cà phê sữa tươi (và) cho thêm 1 ít nước cốt chanh
- Thoa hỗn hợp lên da mặt và thư giãn từ 15 – 20 phút
- Sau đó, rửa sạch mặt nạ với nước ấm, lau khô và tiếp tục các bước dưỡng da thông thường
3. Mặt nạ khoai tây sữa chua trị thâm, giảm mụn đầu đen
Ngoài công thức từ sữa tươi và khoai tây, mẹo trị mụn đầu đen bằng sữa chua và khoai tây cũng được khá nhiều chị em lựa chọn. So với sữa tươi, sữa chua chứa hàm lượng axit lactic dồi dào hơn. Vì vậy, công thức này thích hợp với người có làn da hỗn hợp, bề mặt da sần sùi và xỉn màu do thiếu nước.
Bên cạnh đó nhờ quá trình lên men, sữa chua còn chứa một lượng probiotic (lợi khuẩn) đáng kể. Lợi khuẩn không chỉ tốt cho hoạt động tiêu hóa mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh trên da mặt, hỗ trợ ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm men gây hại.
Hơn nữa, các enzyme trong sữa chua còn giúp làn da dễ dàng hấp thu dưỡng chất và tối ưu hóa toàn bộ đặc tính từ công thức mặt nạ này. Ngoài khả năng điều trị mụn đầu đen, chị em cũng có thể áp dụng mặt nạ từ sữa chua và khoai tây để dưỡng trắng da, giảm mụn bọc và cải thiện thâm mụn.
Cách thực hiện:
- Hấp chín ½ củ khoai tây, bóc bỏ vỏ và nghiền mịn
- Sau đó trộn đều với 3 thìa sữa chua không đường
- Làm sạch da mặt và thoa hỗn hợp lên da
- Để trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước ấm
- Áp dụng công thức này từ 3 – 4 lần/ tuần
4. Kết hợp khoai tây với mật ong
Nếu có làn da hỗn hợp (vùng mũi, má, cằm nhiều dầu, vùng trán và thái dương khô, thiếu nước), bạn có thể áp dụng công thức trị mụn đầu đen từ khoai tây và mật ong. Công thức này không chỉ có tác dụng giảm mụn mà còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo các mô da hư tổn, kích thích tăng sinh collagen và phục hồi màng lipid (hàng rào bảo vệ da).
Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng. Do đó ngoài khả năng giảm mụn đầu đen, công thức này còn giúp trị mụn bọc, mụn viêm đỏ, giảm tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy do dị ứng mỹ phẩm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ khoai tây (nên chọn củ nhỏ)
- Hấp chín, bóc vỏ và nghiền mịn
- Sau đó trộn với 4 – 5 thìa mật ong
- Nếu hỗn hợp quá đặc, nên thêm 1 ít nước ấm và trộn đều
- Thoa hỗn hợp lên da mặt và rửa lại sau 15 – 20 phút
5. Cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây và dầu dừa
Dầu dừa được biết đến với đặc tính dưỡng ẩm, phục hồi da và chống oxy hóa. Kết hợp tinh dầu này với khoai tây giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa quá trình lão hóa, cải thiện vùng da khô ráp và xỉn màu do thiếu nước.
Các axit béo trong dầu dừa có khả năng đi sâu vào nang lông giúp đẩy bã nhờn, nhân mụn đầu đen và mụn đầu trắng ra khỏi bề mặt da. Bên cạnh đó, axit lauric trong tinh dầu này còn có đặc tính ức chế vi khuẩn kỵ khí gây mụn (P. acnes) và một số loại nấm men như Candida, Malassezia,…
Cách thực hiện mặt nạ trị mụn đầu đen bằng khoai tây và dầu dừa:
- Hấp chín ½ củ khoai tây và lột bỏ vỏ
- Sau đó đem nghiền mịn khoai tây và trộn đều với 4 – 5 thìa cà phê dầu dừa
- Thoa hỗn hợp lên da mặt và thư giãn trong 10 – 15 phút
- Trước khi rửa lại với nước ấm, nên massage theo hình xoắn ốc để làm sạch bã nhờn ở má, cánh mũi và cằm
6. Trị mụn đầu đen ở mũi bằng khoai tây và lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có kết cấu dạng keo và độ dính cao. Chính vì vậy, nguyên liệu này thường được sử dụng trong các công thức trị mụn đầu đen và đầu trắng. Khác với những công thức trên, công thức từ khoai tây và lòng trắng trứng có khả năng loại bỏ mụn đầu đen ở cánh mũi, má và cằm rõ rệt chỉ sau 1 – 2 lần thực hiện.
Ngoài ra, lòng trắng trứng còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein tốt cho làn da. Các thành phần này có khả năng tăng cường sức đề kháng, kích thích da sản sinh elastin, collagen và loại bỏ các đốm nâu do thâm mụn, nám da và tàn nhang.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ củ khoai tây và 1 lòng trắng trứng
- Hấp chín khoai tây, lột vỏ và nghiền mịn
- Sau đó trộn với lòng trắng trứng và thoa trực tiếp lên da mặt
- Đợi mặt nạ khô hoàn toàn và tiến hành lột theo chiều từ dưới lên trên
- Các mảng mặt nạ có khả năng loại bỏ bã nhờn, cặn trang điểm, mụn đầu đen và mụn đầu trắng tích tụ ở nang lông
7. Thoa nước ép khoai tây giảm mụn đầu đen ở má và cánh mũi
Một trong những công thức trị mụn đầu đen bằng khoai tây được chị em ưa chuộng là thoa trực tiếp nước ép lên vùng cánh mũi và má. Các khoáng chất, vitamin cùng với hợp chất thực vật trong nguyên liệu này có khả năng loại bỏ các nốt mụn cứng đầu, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Gọt vỏ 1 củ khoai tây và cắt thành từng miếng nhỏ
- Sau đó ép khoai tây lấy nước cốt
- Dùng bông gòn thấm hỗn dịch lên vùng mũi, má và cằm
- Nên thoa từ 3 – 5 lớp và rửa sạch sau 10 – 15 phút
- Áp dụng công thức này 3 – 4 lần/ tuần
Một số lưu ý khi dùng khoai tây trị mụn đầu đen
Cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây có các bước thực hiện đơn giản, chi phí vừa phải và phù hợp với nhiều loại da. Bên cạnh đó ngoài tác dụng trị mụn, khoai tây còn giúp nuôi dưỡng làn da, giảm thâm sẹo, hỗ trợ cải thiện nám da, tàn nhang và làm chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị mụn đầu đen, chị em cần lưu ý một số thông tin sau:
- Nên thực hiện công thức trị mụn đầu đen bằng khoai tây đều đặn 3 – 4 lần/ tuần để đạt hiệu quả cao. Thực hiện mẹo chữa này không đều có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Khoai tây và một số nguyên liệu tự nhiên có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Vì vậy trong thời gian áp dụng công thức này, cần dùng kem chống nắng thường xuyên và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong một thời gian dài.
- Cần xác định loại da và lựa chọn công thức phù hợp với tình trạng, nhu cầu của da mặt.
- Bên cạnh cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây, bạn nên chú trọng bước làm sạch da để tránh tích tụ bã nhờn ở nang lông và gây ra mụn.
- Cần kết hợp với một số biện pháp kiểm soát mụn đầu đen như hạn chế trang điểm quá đậm, sử dụng giấy thấm dầu, tránh dùng quá nhiều thực phẩm chứa đường, gia vị cay nóng, dầu mỡ. Đồng thời nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thức uống chứa cồn khác và tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Mụn đầu đen là loại mụn không gây viêm, đỏ hay khó chịu. Tuy nhiên loại mụn này rất khó để điều trị hoàn toàn. Sau một thời gian ngưng thực hiện cách trị mụn đầu đen bằng khoai tây, mụn có thể tái phát trở lại.
- Trong trường hợp mụn đầu đen không thuyên giảm khi áp dụng các công thức từ thiên nhiên, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm đặc trị để cải thiện.
Hy vọng qua thông tin trong bài viết, chị em đã “bỏ túi” cách trị mụn đầu đen phù hợp với loại da và sở thích cá nhân. Tuy nhiên, cần áp dụng công thức này đều đặn, chống nắng thường xuyên và kết hợp với lối sống khoa học để đạt được hiệu quả tối ưu.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!