Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Nhiệt Miệng PV: Thành Phần, Cách Sử Dụng, Giá Bán

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng nhưng bệnh thường liên quan đến các yếu tố như tổn thương răng miệng khi đánh răng, thiếu vitamin B, do sử dụng thực phẩm quá cay hoặc quá chua, do vấn đề về đường ruột… Nhiệt miệng không nguy hiểm, có thể tự khỏi nhờ các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng tại nhà mà bạn có thể tham khảo. 

10 Cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng. Tuy nhiên, có thể xác định bệnh có liên quan đến các yếu tố như tổn thương ở miệng, thiếu hụt dưỡng chất, thay đổi hormone trong cơ thể hoặc do các ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như môi trường, sinh vật, ký sinh trùng… Do đó, nhiệt miệng chỉ có thể điều trị bằng các biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành các tổn thương ở miệng.

Bạn có thể tham khảo một số cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp dưới đây:

1. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda

Baking Soda còn được gọi là bột nở, thuốc muối… Có tác dụng trung hoà acid trong miệng, cân bằng độ pH, hỗ trợ giảm viêm, làm lành vết loét. Sử dụng Baking Soda sẽ giúp tình trạng đau rát, khó chịu khi bị nhiệt miệng được giảm bớt phần nào. Đây cũng là nguyên liệu có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu rất tốt.

Baking soda là thuốc muối có tác dụng làm sạch khoang miệng, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Baking soda là thuốc muối có tác dụng làm sạch khoang miệng, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu:  5g baking soda, 250ml nước
  • Hoà tan baking soda với nước
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước này súc miệng trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 tiếng/lần, nhiều lần trong ngày để thấy hiệu quả.

2. Chữa nhiệt miệng bằng tinh dầu cam thảo

Sử dụng cam thảo, tinh dầu cam thảo hoặc dung dịch DGL để cải thiện nhiệt miệng. Trong đó, DGL là Deglycyrrhizinated, một hoạt chất chiết xuất từ rễ cam thảo, có khả năng giảm đau, giảm viêm, trị nhiệt miệng. Ngoài ra, cam thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải đột, hạ hoả cho cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm sưng viêm, giúp các vết loét nhanh lành,  rất tốt cho người bị nhiệt miệng.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể dùng tinh dầu cam thảo toa trực tiếp lên vết nhiệt miệng 2 lần/ngày. Việc uống trà cam thảo cũng có thể hỗ trợ điều trị.
  • Nếu sử dụng dung dịch súc miệng DGL, bạn súc miệng 4 lần/ngày với nước ấm. Pha nước súc miệng bằng cách trộn 1/4 cốc nước với 1/2 thìa cà phê DGL và súc miệng mỗi ngày.
  • Có thể nấu nước cam thảo để súc miệng hoặc bổ sung chiết xuất rễ cam thảo được bào chế ở dạng viên nén nhai được 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng cam thảo, bạn cần lưu ý không dùng trong thời gian dài, do cam thảo có chứ 14 – 23% glycyrizin. Khi sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm kali trong máu, tăng huyết áp, tổn thương gan, mật. Không dùng cho các đối tượng như phụ nữ mang thai, người cao tuổi,  người huyết áp không ổn định, cao huyết áp, táo bón lâu ngày, viêm phế quản, khó thở, ho nhiều…

3. Cách chữa nhiệt miệng bằng sữa chua

Sữa chua là thực phẩm quen thuộc của chúng ta, được tạo thành bởi các vi khuẩn lên men. Sữa chua giàu vitamin, khoáng chất, các chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá, cho hệ thống miễn dịch, có thể hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, kích thích lợi khuẩn phát triển và kìm hãm sự sinh sôi của các hại khuẩn, vi nấm. Sữa chua có thể làm giảm đau rát và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương do nhiệt miệng gây ra.

Sữa chua không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Sữa chua không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng đôi khi có thể do bệnh đường ruột hoặc do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các men vi trong sữa chua có thể hỗ trợ diệt khuẩn HP, giúp vết nhiệt miệng nhanh lạnh. Bạn nên ăn ít nhất 1 – 2 hũ chua mỗi ngày để điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng.

4. Dùng giấm táo chữa nhiệt miệng

Giấm táo là nguyên liệu thường có trong gian bếp của các gia đình, dễ mua được ở các cửa hàng, siêu thị. Sử dụng giấm táo cũng là cách trị nhiệt miệng tại nhà được nhiều người áp dụng. Trong giấm táo có chứa các thành phần như acid acetic, enzyme, protein,  acid amin, vitamin A, B1, B2, B6, Kali,  Photpho, Canxi, Magie, pectin, bioflavonoid… Giấm táo có tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng sát trùng, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Pha giấm táo với nước theo tỷ lệ bằng nhau
  • Dùng nước này súc miệng 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

Lưu ý: Chỉ sử dụng giấm táo đã pha loãng, không lạm dụng vì giấm táo có thể gây hư men răng, làm xói mòn răng, gây rát họng, giảm nồng độ K, gây khó chịu đường tiêu hoá…

5. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng túi trà

Túi chè lọc (trà đen) đã sử dụng cũng có thể giúp bạn trị nhiệt miệng. Đây là cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, chi phí thấp, an toàn và mang lại hiệu quả tích cực. Trong túi trà đã qua sử dụng có chứa một lượng lớn acid tannic. Acid này được chỉ định để trị viêm, mụn nước sốt, bỏng nhẹ, các vết loét lạnh, viêm da cấp tính. Có tác dụng là se tổn thương, tạo thành lớp bảo vệ của các tế bào, giúp kháng khuẩn và kháng virus.

Cách thực hiện:

  • Lấy túi trà nguội đã sử dụng đặt lên vị trí bị nhiệt miệng
  • Sau 3 – 5 phút thì lấy ra, thực hiện nhiều lần trong ngày giúp giảm đau và viêm.

6. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong không chỉ có tác dụng làm đẹp, nấu ăn, mà còn được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều vấn đề. Mật ong có khả năng kháng nấm, kháng viêm, giảm viêm, chứa Hydroperoxid tự nhiên, có khả năng khử trùng mạnh. Mật ong chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất, có thể tăng cường sức đề kháng, giảm đau, giảm viêm. Ngoài ra, mật ong có khả năng kháng khuẩn, tái tạo mô hiệu quả, có thể thúc đẩy làm lành các tổn thương lên đến 97%.

Mật ong giúp kháng viêm, tiêu viêm, thúc đẩy làm lành các vết loét do bệnh nhiệt miệng gây ra
Mật ong giúp kháng viêm, tiêu viêm, thúc đẩy làm lành các vết loét do bệnh nhiệt miệng gây ra

Cách thực hiện:

Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong

  • Dùng tăm bông chấm mật ong
  • Thấm nhẹ mật ong lên vết thương
  • Sau 5 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.

Các 2: Dùng mật ong và bột nghệ

  • Lấy mật ong và bột nghệ trộn theo tỷ lệ 1: 2 rồi khuấy đều
  • Dùng tăm bông, chấm hỗn hợp và thấm lên vết loét
  • Sau 2 – 3 phút thì súc lại miệng với nước sạch
  • Thực hiện 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.

7. Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng

Một trong những cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện là dùng bột sắn dây. Bột sắn dây có màu trắng. đục, được chế biến từ củ sắn dây, có vị ngọt tự nhiên, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Dùng bột sắn dây sẽ giúp các vết loét ở miệng nhanh chóng cải thiện, giảm đau, giảm viêm.

Cách thực hiện:

  • Với người lớn: Bạn lấy 1 ít bột sắn dây, pha với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 2 cốc để hỗ trợ điều trị.
  • Với trẻ em: Lấy 10g bột sắn dây, pha với nước sôi cho chín rồi cho trẻ uống. Tuỳ vào độ tuổi mà thay đổi liều lượng sao cho phù hợp.

Lưu ý: Khi dùng bột sắn dây thì tuyệt đối không thêm đường để tránh làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Mỗi lần pha bột sắn dây thì nên dùng hết, không pha một lần để dùng cả ngày. Đặc biệt, không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

8. Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng hoa cúc

Một trong những cách trị nhiệt miệng tại nhà mà bạn không nên bỏ qua chính là dùng hoa cúc. Trà hoa cúc có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, xoa dịu thần kinh, an thần, giảm đau giảm viêm. Trong trà hoa cúc có chứa Levomenol, Azulene, đây là hai hợp có khả năng sát trùng, chống viêm, có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng cũng phát hiện thành phần hoạt tính có trong trà hoa cúc có thể kháng khuẩn, chống lại một số vi khuẩn gây hại.

cách trị nhiệt miệng tại nhà
Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau, giảm viêm, xoa dịu thần kinh, giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nắm hoa cúc nhỏ sấy lạnh, 500ml nước sôi từ 90 độ trở lên
  • Hoa cúc cho vào ấm pha trà, thêm 3 quả táo đỏ, một ít kỷ tử
  • Cho nước sôi vào, đậy nắp, hãm khoảng 5 – 7 phút
  • Sau khi trà ngấm thì thêm một ít mật ong vừa uống.

9. Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng khế chua

Khế chua là nguyên liệu quen thuộc, không chỉ được dùng để chế biến các món ăn ngon mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Theo Đông y, khế chua có vị chua ngọt, tính bình, khi chín có tính ôn, hơi mát. Có tác dụng giải nhiệt, giải khát, giải độc, lợi tiểu, trị phong nhiệt. Quả khế chua được dùng để chữa dị ứng, chữa cảm cúm, sơ cứu ngộ độc mã tiền, chữa nước ăn chân, rửa vết thương lở loét, viêm họng, ho khan…

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 quả khế chua tươi, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
  • Cho vào nồi, đun sôi với một ít nước
  • Dùng nước này súc miệng, lấy lát khế đã nấu chín ngậm trong miệng
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

10. Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng củ cải

Theo y học cổ truyền, củ cải có vị cay, tính mát, khi nấu lên có vị ngọt, được sử dụng để chữa bệnh về tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu… Củ cải có khả năng sát khuẩn, giảm đau, giảm viêm, tiêu huyết ứ, thanh nhiệt, rất phù hợp với người bị nhiệt miệng. Theo các nghiên cứu hiện đại, củ cải giàu vitamin và khoáng chất, có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm gây hại. Đây cũng là một trong những cách trị nhiệt miệng tại nhà đơn giản, chi phí thấp mà bạn có thể thử áp dụng.

Sử dụng củ cải cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng
Sử dụng củ cải cũng là một trong những phương pháp chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 300g củ cải tươi
  • Củ cải rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo
  • Thái khúc nhỏ, giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn
  • Vắt lấy nước cốt, có thể pha cùng một ít muối và nước ấm
  • Dùng nước này súc miệng 3 lần/ngày, kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Cách chăm sóc khi bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, bên cạnh việc áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà, bạn cũng cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Để giảm đau, giảm viêm,  hỗ trợ làm lành các tổn thương, bạn nên:

1. Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày

Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, giảm đau, làm khô vết loét nhiệt miệng. Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày không chỉ giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng mà còn giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn, ngừa các bệnh lý về hô hấp, về răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 muỗng cà phê muối, hoà tan với 1/2 cốc nước ấm
  • Ngậm súc hỗn hợp này trong miệng 15 – 30 giây
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.

2.  Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên:

  • Tăng cường bổ sung vitamin B2, vitamin C, axit folic và vitamin A để bổ sung dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể tái tạo niêm mạc
  • Nên tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm có tính mát để giúp thanh nhiệt, giải độc. Nên ăn nhiều bắp cải, rau cải xanh, tăng cường uống nước cam, nước chanh để cải thiện sức khoẻ.
  • Nên dùng các loại nước mát để giải nhiệt, làm mát cơ thể như nước rau má, nước mía nước rau ngô.
  • Với người lớn, nên dùng 1 – 2 cốc trà xanh mỗi ngày, trà xanh giàu chất chống oxy hoá, rất tốt cho người bị nhiệt miệng.
  • Nên uống nhiều nước, tuỳ vào thể trạng mà điều chỉnh lượng nước thích hợp nhưng tốt nhất là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thịt dai, các loại mắm, các gia vị cay nóng như gừng, tiêu, ớt tỏi.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc áp dụng cách trị nhiệt miệng và thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bị nhiệt miệng cũng nên điều chỉnh để có thói quen sinh hoạt phù hợp. Điều này, giúp tình trạng viêm loét miệng không nghiêm trọng hơn. Cụ thể:

  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đều đặn 2 lần/ngày để làm sạch vi khuẩn trong răng miệng. Nên chải răng nhẹ nhàng, tránh dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa sodium lauryl sulfate vì chúng có thể khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
  • Nên ăn nhạt, tránh sử dụng cà phê, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm ngọt để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng, lâu lành hơn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi, vận động, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ.

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lẫn sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa và cạc thực hiện của mỗi người. Nếu sau một thời gian áp dụng mà không thấy cải thiện, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

5 Cách Trị Nhiệt Miệng Trong 1 Ngày – Đảm Bảo Hết

Áp dụng một số cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi những cơ đau nhức, sưng tấy, khó chịu do...

cách trị nhiệt miệng cho bà bầu

7 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu – Khỏi Không Cần Thuốc

Có nhiều cách trị nhiệt miệng cho bà bầu rất đơn giản, hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng cách...

Trẻ Sơ Sinh Bị Nhiệt Miệng Phải Làm Sao Khắc Phục?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ngày càng tăng nhanh. Những vết loét nhỏ màu trắng, đỏ hình thành ở niêm mạc miệng, khiến các bé...

Các thông tin cần biết về bệnh nhiệt miệng và cách điều trị

Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Nhiệt miệng hay loét miệng là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Cách chữa...

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn và hiệu quả

10 Cách Trị Nhiệt Miệng Cho Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

Dùng mật ong, súc miệng bằng nước củ cải, dùng nước ép cà chua… là những cách trị nhiệt miệng cho trẻ an toàn, hiệu quả. Vậy những cách chữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn