Tìm hiểu cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Nội Dung Bài Viết
Phương pháp trị rạn da bằng lăn kim được rất nhiều mẹ bầu sau sinh áp dụng. Đây là cách làm đẹp giúp tăng cường sản sinh collagen, tái tạo làn da mới, cải thiện vết rạn da hiệu quả.
Cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Lăn kim là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng hàng trăm mũi kim nhỏ đã được vô trùng để tránh làm tổn thương các tế bào ở bề mặt da. Từ đó thúc đẩy sản sinh các tế bào collagen trên da. Hiện tại, cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim được rất nhiều người áp dụng bởi những hiệu quả thiết thực của nó.
Rất nhiều tín đồ làm đẹp đã tìm đến phương pháp này nhằm giúp cải thiện bề mặt da bị sần sùi, khô, bong tróc, vết rạn da sau sinh hay tăng cân,… Kỹ thuật trị rạn da bằng lăn kim đã giúp chị em cải thiện được nếp nhăn, sẹo thâm, mụn trứng cá, rụng tóc, rạn da, da bị chảy sệ, thiếu sức sống,…
Hầu hết những người mắc bệnh rạn da đều xuất hiện các vết nứt nhỏ giống như sọc vằn rất dài, màu trắng hoặc nâu nhạt, đỏ tía. Những vùng da bị rạn chạy thành dọc, song song với nhau và có màu sáng hơn, hơi gồ ghề. Tình trạng rạn da thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh, người bị tăng cân, béo phì,…
Cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim không còn quá xa lạ với nhiều người. Kim lăn là dụng cụ y tế hình ống, được gắn với vô số những cây kim siêu nhỏ. Loại kim này được thiết kế rất đặc biệt, không gây tổn thương bề mặt da. Cơ chế hoạt động của kim lăn là tự làm lành những vết thương trên cơ thể và nhanh chóng phục hồi những vùng da cần phải tiến hành điều trị.
Với thiết kế siêu nhỏ (0.02 – 0.03 mm), kim lăn nhanh chóng tác động sâu vào cấu trúc da và nhiều điểm xung quanh. Làn da sẽ được kích thích và nhanh chóng sản sinh ra các chất giúp làm lành vết thương và sản sinh collagen lấp đầy những vùng da bị tổn thương, tế bào da bị đứt gãy, khắc phục tình trạng rạn da ở nách.
Sau một thời gian điều trị bằng phương pháp lăn kim, cơ thể sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng và giúp cho làn da căng mịn hơn, dần dần tái tạo các lớp tế bào da mới. Do đó, những phụ nữ bị rạn da có thể áp dụng phương pháp chữa trị này để cải thiện da của mình, sớm sở hữu làn da trắng mịn, hồng hào.
Tác dụng trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Làn da của con người được cấu tạo bởi collagen và elastin. Đây là những thành phần có tác dụng giống như khung chống đỡ, tái tạo làn da, giúp da căng mịn, đàn hồi. Trong quá trình mang thai, béo phì, cấu trúc da chưa kịp thay đổi theo cơ thể dẫn đến tình trạng rạn da. Lúc này, các lớp collagen đã nhanh chóng bị đứt gãy, cấu trúc da bị phá vỡ, mất đi tính đàn hồi, chuyển từ màu hồng nhạt sang tím thẩm.
Hiện nay, có rất nhiều cách trị rạn da khác nhau. Cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim có một số tác dụng vượt trội như sau:
# Tăng collagen
Lăn kim là cách giúp tăng cường sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể con người. Phương pháp này được thực hiện dễ dàng mà không cần bất cứ sản phẩm hỗ trợ nào. Với cơ chế tự làm lành vết thương, các tế bào mới nhanh chóng được hình thành nhờ lớp collagen được sản sinh liên tục.
# Tăng độ thẩm thấu cho da
Với những sản phẩm kem dưỡng, làn da chỉ hấp thu một lượng nhỏ các dưỡng chất. Lăn kim sẽ giúp tạo ra những đường dẫn siêu nhỏ. Điều này sẽ giúp da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn, tăng độ thẩm thấu cho da. Nhờ đó, làn da sau khi lăn kim trở nên mịn màng, trắng hồng.
# Cân bằng sắc tố da
Phương pháp lăn kim trị rạn da được thực hiện sẽ khiến cho một lượng lớn tế bào sừng được tăng sinh. Lớp tế bào này sẽ nhanh chóng cân bằng các sắc tố ở vùng da bị rạn và cải thiện tầng biểu bì dưới da. Đồng thời hình thành các mao mạch mới giúp bổ sung các dưỡng chất để làn da trở nên hồng hào và mịn màng hơn.
Trị rạn da bằng phương pháp lăn kim có hiệu quả không?
Lăn kim là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, không phải làn da nào thực hiện lăn kim cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Một số trường hợp vết rạn da quá đậm màu thì lăn kim sẽ không mang lại tác dụng như mong đợi.
Chỉ những làn da có vết rạn ít, màu mờ thì khả năng chữa trị bằng cách lăn kim mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vết rạn trên da sẽ rất khó mờ đi, nhất là rạn da sau sinh. Tùy thuộc vào màu sắc của da và cơ địa của từng người mà khả năng xóa mờ vết rạn da trên cơ thể sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng trị rạn da bằng phương pháp lăn kim không đúng cách, không đảm bảo an toàn sẽ khiến cho làn da không được bảo vệ, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Khi làn da không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Do đó, phụ nữ nên cân nhắc khi áp dụng phương pháp chữa trị này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách thoa kem trị rạn da để cải thiện tình trạng của mình.
Ưu và nhược điểm trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim giúp hỗ trợ cải thiện làn da nhanh chóng. Rất nhiều phụ nữ ưa chuộng cách làm đẹp này bởi sự tiện lợi của nó. Lăn kim trị rạn da có một số ưu và nhược điểm như sau:
# Ưu điểm:
- Cách thực hiện đơn giản, không làm tổn thương lớp biểu bì, không để lại sẹo thâm trên bề mặt da.
- Một số trường hợp mang lại hiệu quả điều trị vượt trội.
- Mức chi phí điều trị phù hợp với túi tiền của nhiều người.
- Chị em có thể làm tại nhà nhưng cần phải đảm bảo an toàn kim tiêm.
# Nhược điểm:
- Thời gian điều trị dài: 1 – 3 tháng
- Người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Nguy cơ nhiễm trùng da cao do kim lăn không đảm bảo an toàn.
- Áp dụng sai cách sẽ gây hậu quả khôn lường.
Lưu ý trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Mặc dù cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim có thể cải thiện được phần nào các vết rạn trên da nhưng cách chữa trị này không thể loại bỏ những đường rạn trên da hoàn toàn. Khi áp dụng phương pháp trị rạn da bằng lăn kim, chị em cần chú ý một số vấn đề sau đây để sớm sở hữu làn da vừa ý.
- Kim lăn phải được vô trùng, làm sạch, đảm bảo an toàn theo đúng quy chuẩn. Nếu sản phẩm chưa được vệ sinh kỹ sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
- Trong quá trình lăn kim, nếu làn da bị bỏng rát hoặc có bất cứ tổn thương nào khác, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
- Tuyệt đối không được áp dụng lăn kim cho những vùng da bị mưng mủ, lở loét vì rất dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, lây nhiễm sang các vùng da khác.
- Với những vùng da nhạy cảm, bạn không được áp dụng phương pháp chữa trị này.
- Không được tự ý thực hiện phương pháp lăn kim nếu không được bác sĩ da liễu chỉ định
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách trị rạn da bằng phương pháp lăn kim. Hiện tại, các chữa trị này được nhiều người áp dụng nhưng không phải ai cũng đạt hiệu quả như mong muốn. Tốt nhất, khi bị rạn da, bạn nên đến bác sĩ da liễu kiểm tra và tuân thủ đúng các hướng dẫn để sớm phục hồi làn da của mình. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi hoặc thuốc thoa khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
rạn da thâm đỏ lăn kim được không ạ? e cảm ơn!