Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Trồng răng implant (cấy ghép implant) là phương pháp phục hồi thẩm mỹ thay thế cho răng đã mất. Có thể nói, phương pháp này chính là vị cứu tinh dành cho những người đang lo lắng với nỗi khổ mất răng, mang lại sự tự tin trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cấy ghép implant vẫn còn những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Cấy ghép Implant là gì?

Cấy ghép Implant là kỹ thuật giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách sử dụng chân răng nhân tạo để thay thế nhằm hạn chế quá trình tiêu xương hàm và đảm bảo được chức năng ăn nhai như răng thật.

Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi thẩm mỹ thay thế cho răng đã mất

Cấy ghép Implant được đánh giá là phương pháp trồng răng tiên tiến nhất, cho phép được phục hồi cả chân chân và thân răng. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành từng bước cấy ghép các bộ phận vào vị trí mất răng đã được định sẵn một cách chắc chắn giúp mang lại kết quả bền lâu và thậm chí là tồn tại vĩnh viễn trên khuôn mặt.

Răng Implant nha khoa có cấu trúc tương tự như răng thật, đầy đủ 3 phần:

  • Trụ Implant: Đây là trụ được làm từ titatinum có dạng hình trụ thuôn dần giữ chức năng như một chân răng với bề mặt nhám hoặc mịn và tích hợp xương nhanh chóng.
  • Abutment: Đây là một dạng khớp nối được tạo nên từ hợp chất kim loại hoặc sứ đóng vai trò như cùi răng (ngà răng). Khớp nối này sẽ kết nối trụ Implant ở bên trong xương hàm và mão răng sứ bên trên để tạo thành thể thống nhất. Abutment sẽ được gắn cố định khi đã có sự tích hợp chắc chắn giữa xương hàm và bề mặt ngoài của trụ Implant.
  • Thân răng sứ: Đây là mão răng có lõi rỗng được thiết kế để gắn vừa khít vào Abutment đã được gắn chặt với trụ Implant bên dưới xương hàm. Thân răng sứ được tạo ra có hình dáng và chức năng như răng thật.

Cấy ghép Implant trong trường hợp nào?

Cấy ghép Implant là giải pháp điều trị trong nha khoa nhằm thay thế cho một hoặc nhiều răng đã mất hoặc thậm chí là răng toàn hàm do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thiếu răng bẩm sinh đều có thể phục hồi bằng cách trồng răng Implant:

  • Cấy ghép Implant thay thế cho 1 răng đã mất: Giải pháp tốt nhất để thay thế cho một răng đã mất là làm một mão phục hình trên Implant mà không cần phải làm một cầu răng cổ điển tác động lên các răng kề cận.
  • Cấy ghép Implant thay thế cho nhiều răng mất liên tiếp: Sử dụng Implant để làm trụ nâng đỡ cầu răng thay thế cho các răng đã mất. Kỹ thuật này giúp bạn dễ dàng trong ăn nhai và cảm thấy tự tin khi cười vì chúng có đầy đủ các chức năng và bên ngoài y như răng thật.
  • Cấy ghép Implant thay thế cho toàn bộ hàm răng: Với phương pháp cấy ghép Implant, toàn bộ hàm răng giả sẽ được cố định vào hàm tạo sự vững chắc ổn định và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương so với sử dụng hàm giả tháo lắp.

Ưu điểm và nhược điểm khi cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là kỹ thuật vừa có mặt trong thời gian không bao lâu nhưng đã nhanh chóng được nhiều người lựa chọn và giúp thay thế cho các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

1. Ưu điểm khi cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi răng bị mất tối ưu nhất hiện nay và mang đến những ưu điểm như sau:

  • Thay thế cho phương pháp trồng răng giả thông thường: Ưu điểm của kỹ thuật này là khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các phương pháp trồng răng giả truyền thống (hàm răng giả tháo lắp, hàm răng giả cố định). Cấy ghép Implant có thể thực hiện được các trường hợp mất răng lâu năm mà phương pháp làm cầu răng giả không thể thực hiện được.
  • Không mài răng 2 bên: Cấy ghép Implant được đánh giá là kỹ thuật tiên tiến áp dụng hoàn toàn công nghệ từ nước ngoài mà không cần sử dụng biện pháp mài răng 2 bên và do đó hoàn toàn không hề gây ảnh hưởng đến các mô nướu và răng còn lại trong hàm.
  • Đảm bảo chức năng răng như bình thường: Răng Implant có cấu tạo gần như hoàn toàn giống với răng tự nhiên và có khả năng thay thế khoảng 98% chức năng của một chiếc răng bình thường cả về chức năng ăn nhai và chức năng thẩm mỹ.
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu hàm: Trụ Implant được tích hợp trực tiếp vào mô nướu trên khung xương hàm tương tự như răng tự nhiên bị mất. Cho nên răng Implant giúp cho xương hàm giữ được độ đàn hồi cố định khi thực hiện chức năng ăn nhai để hạn chế tối đa tình trạng tiêu hàm và chảy xệ gương mặt.
  • Độ bền vĩnh viễn: Răng Implant được tích hợp có độ bền cao và theo nghiên cứu chỉ ra khoảng 99,8% răng implant tồn tại suốt đời với người bệnh.
  • Không phải tháo lắp khi mất nhiều răng: Thay vì sử dụng hàm giả để tháo lắp thì đối với răng Implant chỉ cần đặt 4 trụ Implant thì đã có thể phục hồi lại một hàm răng thẩm mỹ với chức năng giống như răng khoẻ mạnh mà không cần phải tháo ra lắp vào.
  • Cải thiện khả năng phát âm: Sử dụng hàm tháo lắp thì răng giả có thể trượt trong miệng và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Còn đối với cấy ghép Implant được thực hiện chắc chắn cho bạn khả năng nói rõ ràng hơn mà không lo lắng bị trượt ra ngoài.
Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant
Độ bền của răng Implant tốt như răng thật

2. Nhược điểm khi cấy ghép Implant

Mặc dù, cấy ghép Implant được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, thế nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng kỹ thuật này vẫn cồn tồn tại một số nhược điểm sau đây:

  • Kỹ thuật cấy ghép phức tạp: Cấy ghép Implant là kỹ thuật khó thực hiện và đòi hỏi nha sĩ thực hiện phải được đào tạo bài bản cũng như am hiểu tường tận về giải phẫu mạch máu và thần kinh vùng mặt. Nếu thực hiện bởi bác sĩ có ít kinh nghiệm sẽ làm cho các trụ Implant sau khi gắn vào xương hàm sẽ bị đào thải, mưng mủ và mất nhiều máu.
  • Thời gian cáy ghép dài: So với phương pháp trồng răng khác thì kỹ thuật Implant mất khá nhiều thời gian cùng với quy trình điều trị phức tạp và phải tái hẹn nhiều lần. Thông thường thời gian điều trị Implant kéo dài có thể lên tới 6 tháng, trong khi đó phương pháp truyền thống chỉ mất 1 tuần là hoàn tất.
  • Chi phí cao: So với phương pháp làm răng truyền thống thì cấy ghép Implant có giá cao hơn, dao động khoảng từ 10 – 30 triệu đồng tuỳ vào loại và các thủ thuật ghép xương, nâng xoang và thẩm mỹ nếu kèm có.
  • Bị dắt thức ăn nhiều hơn răng thật: Cấy ghép Implant thường bị dắt thức ăn nhiều hơn răng thật và bạn phải vệ sinh đúng cách để không bị khó chịu bằng cách sử dụng chỉ nha khoa ngay sau khi ăn để làm sạch Implant và giúp tuổi thọ của răng được đảm bảo.
  • Tuổi thọ của răng phụ thuộc vào uy tín nơi trồng răng: Mặc dù tuổi thọ của răng Implant rất cao nhưng cũng có thể bị rụng sớm do các lỗi thường gặp như lỏng vít, mẻ răng sứ phía trên,… Khi đó, bạn cần ghép xương và có kế hoạch cấy lại cây khác hoặc đổi phương án phục hình.
  • Không phù hợp với trẻ dưới 16 tuổi: Đối với bệnh nhân dưới 16 tuổi không thể áp dụng kỹ thuật này. Bởi vì ở độ tuổi này xương hàm vẫn còn phát triển, có nguy cơ bị vùi Implant và mật độ xương thấp nên Implant có thể chưa được vững và ổn định.

Cấy ghép Implant có nguy hiểm không?

Cấy ghép Implant là một trong những bước đột phá của công nghệ làm răng thẩm mỹ, do đó kỹ thuật cấy ghép Implant sẽ không gây nguy hiểm hoặc để lại biến chứng sau khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ làm răng không uy tín sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Nhiễm trùng: Trường hợp này xảy ra ở tại vị trí cắm Implant và có hiện tượng chảy máu kéo dài, lợi bị sưng tấy thì có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng nặng. Điều này xảy ra có thể là do chưa xử lý dứt điểm các bệnh lý về răng miệng hoặc  cơ thể bệnh nhân bị dị ứng với trụ chân răng.
  • Trụ chân răng bị gãy: Nếu bác sĩ cắm trụ Implant sai vị trí hoặc hướng cắm không chính xác thì sẽ dẫn đến trường hợp gãy trụ chân răng.
  • Trụ Implant bị đào thải: Nếu cắm trụ Implant vào xương hàm không được chắc chắn thì sau một thời gian sử dụng thì trụ Implant sẽ dần dần bị đẩy lên và có thể bị bật khỏi xương hàm. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng tiêu cực và  bắt buộc bạn phải đến làm lại.
Cấy ghép Implant là gì? Ưu và nhược điểm khi cấy ghép Implant
Đây là kỹ thuật làm răng hiện đại không nguy hiểm nếu bệnh nhân lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện đảm bảo uy tín

Trên đây là những thông tin chia sẻ về phương pháp cấy ghép Implant cũng như ưu điểm và nhược điểm khi cấy ghép. Nhìn chung, nhược điểm của kỹ thuật này vẫn có thể khắc phục được chỉ cần bệnh nhân tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao.

Cùng chuyên mục

Quy trình trồng răng implant

Quy trình trồng răng Implant chuẩn nhất hiện nay

Trồng răng Implant giúp phục hình răng một cách toàn diện, nhanh chóng và hiệu quả. Để đạt được điều đó đòi hỏi quy trình thực hiện phải nghiêm ngặt,...

Nên niềng răng mắc cài sứ hay kim loại? Loại nào tốt hơn?

Nên niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài kim loại là mối bận tâm hàng đầu của bạn đọc – đặc biệt là những người đang có ý định...

Niềng răng trong suốt không mắc cài không gây đau, trầy xước ở môi má cho người niềng

Niềng răng trong suốt không mắc cài: Ưu và nhược điểm

Niềng răng trong suốt không mắc cài còn được gọi là niềng răng không cố định, niềng răng vô hình, niềng răng tháo lắp, là phương pháp vừa đảm bảo...

Trồng răng Implant có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Trồng răng Implant có đau không là một trong những vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức, ê buốt và khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn