Đau họng nhức đầu mệt mỏi là bệnh gì? Cách điều trị

Ho khan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Bệnh ho: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Thường bị ho về đêm khi đi ngủ là bị gì? Chữa trị thế nào?

Mẹo trị ho bằng lá bạc hà “cực nhạy” bạn nên thử

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?

Cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Ho có đờm : Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì ?

Công dụng chữa ho tuyệt vời bằng cây sả có thể bạn chưa biết

Cây sả là một vị thuốc chữa trị được rất nhiều bệnh lý. Theo Đông y, sả có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn. Người xưa kết hợp sả với một số dược liệu khác để tạo ra bài thuốc trị bệnh ho. Bài viết này giới thiệu khái quát tác dụng của cây sả và một số bài thuốc trị ho dễ thực hiện tại nhà.

Cây sả là vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh ho do cảm lạnh.
Cây sả là vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh ho do cảm lạnh.

Tác dụng của cây sả trong điều trị bệnh ho

Ho là một phản ứng sinh học, xảy ra ở mọi người. Khi cổ họng nhiễm dị vật (vi khuẩn, bụi, dịch đờm,…), cơn ho sẽ giúp bạn tống khứ dị vật ra bên ngoài. Ho là một cơ chế giúp bảo vệ đường hô hấp của mỗi người.

Tình trạng cơn ho diễn ra nhiều lần trong ngày, ho liên tục, ho dai dẳng, cơn ho đó không còn là cơn ho sinh lý bình thường mà là chứng bệnh về đường hô hấp. Các chuyên gia Tai – mũi – họng phân chia chứng ho thành nhiều loại: ho khan, ho gió, ho do cảm lạnh, ho do viêm họng, ho gà,…

Bệnh ho thường xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như: mệt mỏi, đau họng, rát họng, chán ăn, sốt, đờm nhớt,… Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng bệnh và chỉ định dùng thuốc để chữa trị. Bệnh nhân không nên chủ quan, điều trị bệnh ho không dứt điểm sẽ gây ra những hệ quả nguy hiểm như: biến chứng thành viêm phế quản mãn tính, viêm khí quản mãn tính,…

Ho nhiều lần trong ngày là một dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh về đường hô hấp.
Ho nhiều lần trong ngày là một dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh về đường hô hấp.

Một trong những cách giúp điều trị bệnh ho được nhiều người áp dụng đó là dùng cây sả để chữa trị.

Cây sả (tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf) còn có những tên gọi khác như sả chanh, hương mao hoặc cỏ sả. Cây sả chanh là loài cây thân thảo, mọc trên cạn, có mùi thơm. Cây sả mọc thành bụi, phiến lá dài, có màu xanh lục, dễ trồng.

Cây sả chanh được người xưa dùng như là một gia vị trong những món ăn. Bên cạnh đó, sả còn là một vị thuốc quý, được dùng trong bào chế thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y lá sả có vị cay, tính ấm. Vị thuốc này được đưa vào kinh phế và kinh vị. Sả có những tác dụng dược lý như: sát khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm, thông tiểu, hạ khí, tiêu phù nề,…

Chính vì tính làm ấm, tính kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm, nên cây sả được dùng trong điều trị bệnh ho do cảm lạnh. Người xưa đã chế biến ra một số bài thuốc từ cây sả để điều trị bệnh ho.

Cây sả có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ đờm,... nên được dùng để bào chế ra một số bài thuốc trị bệnh ho.
Cây sả có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ đờm,… nên được dùng để bào chế ra một số bài thuốc trị bệnh ho.

Hướng dẫn cách dùng sả điều trị bệnh ho

1. Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị:

  • 30g củ sả tươi;
  • 30g mật ong;
  • 20g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch sả, để cho ráo nước. Cạo vỏ gừng, thái nhỏ;
  • Bước 2: Giã sả với gừng, lọc lấy nước cốt;
  • Bước 3: Hòa nước cốt gừng, sả với mật ong rồi đun sôi nhỏ lửa.

Người bệnh uống bài thuốc này trong ngày, không nên để qua đêm. Chia thang thuốc ra thành 3 lần uống/ngày.

Công thức sả kết hợp với gừng sẽ cho ra bài thuốc trị bệnh ho do cảm lạnh gây ra.
Công thức sả kết hợp với gừng sẽ cho ra bài thuốc trị bệnh ho do cảm lạnh gây ra.

2. Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 250g rễ sả;
  • 250g sinh khương;
  • 250g tô tử;
  • 250g trần bì;
  • 200g tang bạch bì sao vàng, tẩm mật;
  • 300g mạch môn (bỏ lõi);
  • 500g bách bộ (đã thái nhỏ, sao khô);
  • 200ml rượu trắng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Giã nát rễ sả, tô tử, sinh khương và trần bì;
  • Bước 2: Ngâm các nguyên liệu vừa giã nát với rượu 40 độ;
  • Bước 3: Các nguyên liệu còn lại, mang đi sắc với nước, cô đặc thành 300ml cao lỏng;
  • Bước 4: Trộn cao lỏng với rượu thuốc để uống.

Mỗi ngày, người bệnh uống bài thuốc ngày khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần dùng 10ml.

Một vài điều lưu ý khi dùng sả chữa chứng ho

Cây sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, y tế. Tuy nhiên, khi dùng sả và các bài thuốc từ sả, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây sả, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
  • Một số đối tượng cần thận trọng khi dùng các bài thuốc từ cây sả chữa bệnh ho: phụ nữ đang có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ;
  • Sả có tính ấm, do đó, người dùng không nên lạm dụng, dễ gây ra tình trạng bứt rứt, ra nhiều mồ hôi, khó chịu,… Người bị cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả;
  • Hiệu quả của những bài thuốc trị ho từ cây sả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người;
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây sả, nếu thấy có triệu chứng lạ, cần khai báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

7 Cách chữa ho bằng quả quất giúp cắt đứt cơn ho nhanh chóng

Chữa ho bằng quả quất (tắc) là mẹo chữa bệnh được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Ngoài tác dụng dứt cơn ho, loại quả này còn...

Lá trầu không có tính sát khuẩn, có khả năng chữa bệnh ho hiệu quả.

Áp dụng cách trị ho bằng lá trầu không theo kinh nghiệm dân gian

Trị ho bằng lá trầu không là một kinh nghiệm chữa bệnh ho của dân gian. Theo y học hiện đại, lá trầu không có tính ấm, kháng khuẩn tốt,...

Có nhiều cách chữa ho bằng lá hẹ có thể bạn chưa biết

Chữa ho bằng lá hẹ với đường phèn, mật ong và gừng tươi là một số mẹo chữa được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên ngoài những cách trên, nhân...

Bệnh ho gà ở trẻ em: Xử lý và phòng bệnh

Bệnh ho gà ở trẻ em: Xử lý và phòng bệnh

Ho gà là một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, nhất là những trẻ năm trong độ tuổi nhũ nhi (0-12 tháng).  Cơn ho...

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, khó thở Mẹ nên biết những điều này

Trẻ nhỏ bị ho có đờm, thở khò khè và khó thở thường là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, hen...

Hành tây: Thực phẩm giàu dinh dưỡng và trị ho cũng rất tuyệt

Ngoài thành phần dinh dưỡng dồi dào, hành tây còn có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, giảm ho và long đờm. Dùng hành tây trị ho có thể giảm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn