11 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hay lưu truyền trong dân gian
Nội Dung Bài Viết
Áp dụng các bài thuốc dân gian từ cây thuốc Nam là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ rất an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất mạnh mẽ của những loài thảo dược thân thuộc này sẽ phát huy tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như đẩy lùi triệu chứng vô cùng hiệu nghiệm. Mời bạn cập nhật 11 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến, dễ tìm trong bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị hư tổn, thoái hóa, có dấu hiệu phình lồi, dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu hoặc nứt vách bao xơ, khiến nhân nhầy chảy tràn ra ngoài. Đây có thể hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hay chế độ ăn uống kém khoa học.
Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi đoạn cột sống, đặc biệt là vị trí thắt lưng. Lúc này, đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, dẫn đến những cơn đau nhức tại khu vực này. Khi cơn đau lan rộng xuống chân, bệnh nhân mắc thêm chứng đau thần kinh tọa. Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến vùng cổ, vai, gáy thường xuyên đau mỏi. Trong nhiều trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay, từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
11 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm được lưu truyền rộng rãi
Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, độc giả có thể tận dụng dược tính tuyệt vời từ 11 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm dân dã dưới đây. Khi kết hợp áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản sau với thói quen sinh hoạt điều độ và chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cải thiện vấn đề này.
Ngải cứu – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm quen thuộc
Ngải cứu (thuốc cứu, ngải điệp, chích thảo, ngải nhung) mang tính nóng, vị hơi cay. Khi đi vào cơ thể, ngải cứu có khả năng cầm máu, tán hàn, tăng cường quá trình tuần hoàn máu. Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng tinh dầu ngải cứu giàu cholin, flavonoid, tetradecatrilin và dehydro matricaria este.
Đây đều là những hoạt chất hóa học mang đặc tính kháng viêm, giúp xoa dịu cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất hiệu nghiệm. Người đọc có thể điều chế vị thuốc này thành thuốc uống hoặc đắp trực tiếp lên vị trí đau mỏi theo các hướng dẫn sau:
Bài thuốc từ ngải cứu và muối hạt
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi và 1 nắm muối hạt
- Loại bỏ phần ngải cứu già cỗi, héo úa
- Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sao đều ngải cứu trên chảo nóng cùng một chút muối hạt cho đến khi lá bắt đầu khô lại
- Bọc hỗn hợp ngải cứu và muối hạt (đã nguội bớt) trong một chiếc khăn sạch sẽ và mỏng mịn
- Chườm hỗn hợp lên vùng cột sống đang bị nhức mỏi
- Thực hiện trong vòng 20 phút
- Khi hỗn hợp nguội hoàn toàn, bạn sao nóng và chườm thêm lần nữa
- Áp dụng cách chữa này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, đều đặn khoảng 2 tuần
Bài thuốc từ ngải cứu và giấm gạo
- Chuẩn bị 300g ngải cứu tươi và 200ml giấm gạo
- Loại bỏ phần ngải cứu già cỗi, héo úa
- Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nát toàn bộ ngải cứu
- Trộn đều giấm gạo với tinh chất ngải cứu
- Sao nóng hai nguyên liệu trên
- Bọc hỗn hợp (đã nguội bớt) trong một miếng vải mỏng, sạch rồi chườm lên khu vực đau nhức
- Giữ nguyên trong vòng 15 phút, kết hợp với massage nhẹ nhàng để tăng cường công dụng chữa bệnh
Bài thuốc từ ngải cứu, mật ong và muối ăn
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và ½ muỗng muối ăn
- Loại bỏ phần ngải cứu già cỗi, héo úa
- Rửa sạch ngải cứu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo và cắt khúc
- Khuấy tan muối ăn trong một ly nước lọc, sau đó nấu sôi rồi đổ nước ra ly cho nguội bớt
- Xay nhuyễn toàn bộ ngải cứu
- Trộn đều tinh chất ngải cứu với nước muối đã chuẩn bị
- Thêm mật ong nguyên chất vào dung dịch thu được, khuấy đều
- Chia dung dịch thành 2 phần đều nhau, dùng hết trong ngày
- Áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây lá lốt
Từ xưa đến nay, lá lốt vốn là thực phẩm quen thuộc đối với mỗi người dân đất Việt. Loại rau này được chế biến thành nhiều món ăn thanh mát, mang đậm hương vị quê nhà như: canh lá lốt, thịt bò xào lá lốt, trứng chiên lá lốt, lá lốt cuốn thịt, ốc xào lá lốt… Không chỉ dừng lại ở đó, lá lốt còn là một loài thảo dược quý trong y học cổ truyền.
Quan niệm Đông y cho rằng lá lốt vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tán hàn, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, từ đó đẩy lùi những cơn đau nhức một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, tinh dầu lá lốt chứa nhiều piperonyl và piperine. Đây là hai hoạt chất tiêu viêm mạnh mẽ, rất thích hợp để giải quyết các vấn đề xương khớp thông thường (thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm) cũng như chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu, cảm lạnh.
Bài thuốc từ lá lốt và muối hạt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 chén muối hạt
- Loại bỏ phần lá lốt già cỗi, héo úa
- Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sao lá lốt với muối hạt trên chảo nóng đến khi lá héo đi
- Bọc hỗn hợp (đã nguội bớt) trong một miếng vải mỏng, sạch rồi chườm lên vị trí đau nhức
- Giữ nguyên trong vòng 15 phút cho đến khi hỗn hợp nguội hoàn toàn
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
Bài thuốc từ lá lốt và sữa bò tươi
- Chuẩn bị 100g lá lốt tươi và 300ml sữa bò tươi
- Loại bỏ phần lá lốt già cỗi, héo úa
- Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn toàn bộ lá lốt với một chút nước lọc, sau đó vắt lấy nước cốt
- Cho tinh chất lá lốt và sữa bò tươi vào nồi, nấu sôi trong vòng 10 phút
- Uống sữa tươi – lá lốt đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tuần
Bài thuốc từ lá lốt, trinh nữ và đinh lăng
- Chuẩn bị 300g lá lốt, 30g trinh nữ và 30g đinh lăng
- Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi đem đi phơi héo
- Nấu sôi tất cả vị thuốc với 1,5 lít nước sạch trên lửa nhỏ khoảng 15 phút
- Lọc lấy nước thuốc, bỏ bã
- Chia dung dịch thành 2 – 3 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày
- Kiên trì uống thuốc mỗi ngày để cải thiện triệu chứng
Bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ
- Chuẩn bị 100g lá lốt, 100g ngải cứu và 100g cây chó đẻ
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sao đều lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ trên chảo nóng đến khi lá héo đi
- Bọc hỗn hợp (đã nguội bớt) trong một miếng vải mỏng, sạch rồi chườm lên vị trí đau nhức
- Giữ nguyên trong vòng 20 phút để cơ thể hấp thụ hoạt chất hoàn toàn
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
Bài thuốc từ lá lốt, đỗ trọng, ý dĩ và cỏ xước
- Chuẩn bị 16g lá lốt tươi, 20g đỗ trọng, 20g ý dĩ và 30g rễ cỏ xước
- Sắc tất cả vị thuốc với 4 chén nước sạch trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 3 chén
- Lọc lấy nước thuốc, bỏ bã
- Chia dung dịch thành 3 phần bằng nhau
- Uống sau bữa ăn sáng – trưa – tối và dùng hết trong ngày
- Kiên trì uống thuốc mỗi ngày để đẩy lùi triệu chứng
Xương rồng – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm dễ tìm
Không chỉ là một loài cây cảnh phổ biến tại vùng nông thôn trên khắp cả nước, xương rồng còn là một loài thảo dược có khả năng điều trị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu nghiệm. Theo Đông y, xương rồng mang tính hàn, giúp giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc… Các nghiên cứu y học hiện đại cho biết hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa trong xương rồng rất dồi dào.
Đây là những hoạt chất có khả năng tăng cường sức mạnh xương khớp và hồi phục tổn thương một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý, xương rồng cũng chứa một số độc tố. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ tốt các nguyên tắc sử dụng an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài thuốc từ cây xương rồng ba chia
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia nhỏ và 10g muối hạt
- Cắt bỏ gai và rửa xương rồng thật kỹ bằng nước sạch
- Đập giập xương rồng với muối hạt
- Sao nóng hỗn hợp trên, sau đó bọc lại bằng một miếng vải sạch, mỏng
- Chườm hỗn hợp lên khu vực đau nhức của cột sống
- Thực hiện hàng ngày
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không để mủ xương rồng vương lên mắt hoặc chạm vào da vì vị thuốc này có thể gây bỏng da và mù lòa.
Bài thuốc từ cây xương rồng bẹ
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng bẹ tươi
- Cắt bỏ gai và rửa xương rồng thật kỹ bằng nước sạch
- Nướng xương rồng trên bếp than
- Quấn xương rồng bằng một chiếc khăn mỏng, sạch, sau đó đắp lên vùng cột sống cần điều trị
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày
Bài thuốc từ xương rồng và gừng tươi
- Chuẩn bị 1 trái chanh, 1 nhánh xương rồng bẹ, 1 củ gừng tươi, 10g muối hạt và một chút rượu trắng
- Loại bỏ gai, rửa sạch xương rồng
- Cắt xương rồng thành từng lát mỏng, ngâm trong dung dịch muối – chanh 30 phút rồi vớt ra để ráo
- Cạo vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn gừng tươi
- Sao nóng hỗn hợp trên cho đến khi xương rồng héo đi
- Bọc hỗn hợp bằng khăn mỏng, sạch, sau đó đắp lên vị trí đau nhức
- Giữ nguyên khoảng 20 phút
- Thực hiện hàng ngày
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước
Cỏ xước (hài ngưu tất, ngưu tất nam) giàu caroten, glucid, vitamin C, saponin và protide. Trong đó, saponin là hoạt chất giảm đau mạnh mẽ, còn các thành phần còn lại có khả năng chữa lành tổn thương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức mạnh xương khớp và nâng cao sức đề kháng.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất achyranthine trong loài cây này có công dụng làm giãn nở hệ thống mạch máu, hỗ trợ sự tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi. Với những ưu điểm trên, các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Trên thực tế, loài thảo dược này thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau để hợp thành một thang thuốc sắc.
Bài thuốc sắc số 1 từ cỏ xước
- Chuẩn bị 30g rễ cỏ xước, 30g ý dĩ, 20g đỗ trọng, 20g lá lốt, 15g ngải cứu, 15g cẩu tích, 15g củ ráy, 15g tô mộc và 15g thiên niên kiện
- Rửa sạch dược liệu
- Sắc tất cả thảo dược cùng 6 chén nước lọc trên lửa nhỏ
- Khi nước cạn còn khoảng 2 chén thì tắt bếp
- Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 phần đều nhau và dùng hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày
Bài thuốc sắc số 2 từ cỏ xước
- Chuẩn bị 20g cỏ xước, 20g chùm gửi, 20g bạch liêm, 20g lá lốt và 20g cỏ ngươi
- Rửa sạch dược liệu
- Sắc tất cả vị thuốc cùng 6 chén nước lọc trên lửa nhỏ
- Khi nước cạn còn khoảng 2 chén thì tắt bếp
- Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 phần đều nhau và dùng hết trong ngày
- Kiên trì áp dụng hàng ngày
Chìa vôi – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm dân dã
Theo quan niệm Đông y, chìa vôi (dây đau xương) là một trong những loại dược quý có tác dụng đẩy lùi nhiều bệnh lý như: ung nhọt, tụ máu, bong gân, sưng nề, phong thấp, viêm thận và thoát vị đĩa đệm. Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận rằng cây chìa vôi tính mát. Khi đi vào cơ thể, thành phần hoạt chất của dược liệu này giúp thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, tiêu thũng, đả thông kinh mạch… Đồng thời, y học hiện đại cũng khẳng định cây chìa vôi chứa nhiều axit hữu cơ (caroten, glucid, vitamin C), nhờ đó, cải thiện các vấn đề xương khớp vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc từ chìa vôi và muối hạt
- Chuẩn bị 200g chìa vôi tươi và một ít muối hạt
- Loại bỏ phần chìa vôi già cỗi, héo úa
- Rửa sạch chìa vôi bằng nước muối pha loãng nhằm loại bỏ bụi bẩn và bột phấn, sau đó vớt ra để ráo
- Sao đều chìa vôi trên chảo nóng cùng một chút muối hạt cho đến khi khô lại
- Bọc hỗn hợp chìa vôi và muối hạt (đã nguội bớt) trong một chiếc khăn sạch sẽ và mỏng mịn
- Chườm hỗn hợp lên vùng cột sống đang bị nhức mỏi
- Giữ nguyên trong vòng 20 phút
- Áp dụng nhiều lần trong ngày
Bài thuốc sắc từ chìa vôi
- Chuẩn bị 15g chìa vôi, 15g lá lốt, 15g cỏ xước, 15g cỏ ngươi, 15g dền gai và 15g tầm gửi
- Rửa sạch nguyên liệu rồi phơi khô dưới nắng gắt
- Sắc tất cả dược liệu cùng 500ml nước lọc trên lửa nhỏ
- Khi nước cạn còn một nửa (khoảng 250ml) thì tắt bếp
- Chắt lấy nước thuốc, chia thành 3 phần đều nhau và dùng hết trong ngày
- Kiên trì áp dụng hàng ngày
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đu đủ
Đây là mẹo dân gian đã lưu truyền rộng rãi và được nhiều người tin tưởng thực hiện. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hoạt chất papain của đu đủ xanh giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nhờ đó kiểm soát tốt các cơn đau nhức khó chịu. Trong khi đó, các tài liệu y học cổ truyền cho biết đu đủ tính hàn. Khi đi vào cơ thể, vị thuốc này có khả năng trừ thấp, tiêu viêm, đồng thời hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề cột sống như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng…
- Chuẩn bị 1 trái đu đủ xanh bánh tẻ, 100g gừng tươi và 150ml rượu trắng
- Rửa sạch, cạo vỏ và giã nát gừng tươi
- Trộn gừng với rượu trắng
- Rửa sạch đu đủ xanh nhiều lần bằng nước sạch
- Cắt lấy phần đầu cách cuống trái 5cm
- Đổ hỗn hợp rượu và gừng vào trong lòng trái đu đủ, đậy lại phần cuống
- Nướng chín đu đủ trên than củi
- Khi đu đủ chín mềm, bạn cạo bỏ lớp bỏ cháy đen bên ngoài rồi bỏ đu đủ vào túi vải sạch và dùng tay bóp nhuyễn
- Đắp trực tiếp túi vải lên vùng lưng bị đau
- Giữ nguyên 20 phút để các hoạt chất từ hỗn hợp này thấm đều vào da
- Áp dụng bài thuốc đều đặn hàng ngày
Mần ri – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm độc đáo
Mần ri là loài cây sinh trưởng chủ yếu vào mùa Hè, khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí tương đối cao. Từ xưa đến nay, các lương y thường thu hái toàn bộ cây mần ri, bao gồm rễ, gốc, thân, lá, hạt rồi rửa sạch, phơi khô và làm thuốc trị bệnh. Quan niệm Đông y cho rằng, cây mần ri tính ấm, có công dụng điều trị co cứng cơ, giảm thiểu tổn thương cột sống, cải thiện hiệu quả tình trạng phong thấp, đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm…
Bài thuốc uống từ cây mần ri
- Chuẩn bị 100g cây mần ri hoa trắng
- Rửa sạch mần ri bằng nước muối pha loãng, sau đó phơi khô
- Sắc thảo dược này với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ, trong vòng 20 phút
- Chắt lấy nước thuốc, chia thành nhiều phần đều nhau và dùng hết trong ngày
- Kiên trì áp dụng hàng ngày
Lưu ý: Người bệnh chỉ nên uống tối đa 200ml/ngày và khoảng 5 lần/ngày.
Bài thuốc đắp từ cây mần ri và muối hạt
- Chuẩn bị 1 nắm mần ri hoa trắng và 1 nắm muối hạt
- Rửa sạch mần ri bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nát toàn bộ mần ri với một chút muối hạt
- Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm khoảng 30 phút
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Chữa thoát vị đĩa đệm từ cây mật gấu
Cây mật gấu (cỏ mật gấu, cây lá đắng, sơn hùng đảm) vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Dược liệu này thường được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y chữa tiểu đường, mất ngủ, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, cây mật gấu giàu axit ursolic, excisanin A, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A. Đây là những hoạt chất quan trọng, giúp giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc từ lá mật gấu
- Chuẩn bị một lượng lớn lá mật gấu tươi
- Rửa sạch lá mật gấu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Phơi khô vị thuốc này và bảo quản trong lọ thủy tinh
- Mỗi ngày, bệnh nhân ngâm 1 nắm lá mật gấu khô trong nước sôi khoảng 15 phút
- Uống nước lá mật gấu thay trà đều đặn hàng ngày
Bài thuốc từ bia và cây mật gấu
- Chuẩn bị 1 nắm lá mật gấu tươi và 1 lon bia
- Rửa sạch lá mật gấu bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn lá mật gấu để vắt lấy nước cốt
- Trộn đều nước cốt lá mật gấu với bia
- Uống hết dung dịch trong 1 lần vào mỗi buổi chiều, sau khi ăn cơm xong
- Áp dụng bài thuốc này trong 10 ngày liên tục, sau đó ngưng uống 1 tuần và bắt đầu liệu trình mới
Hầu vĩ tóc – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm quý hiếm
Với vị ngọt, tính mát, cây hầu vĩ tóc (đuôi chồn đen) có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Hàm lượng lớn flavonoid bên trong loài thảo dược này có thể đẩy lùi các cơn đau mỏi do thoát vị đĩa đệm một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, 12 thành phần hoạt chất quý khác trong dược liệu này cũng kích thích sản xuất phosphatlaza kiềm. Đây là enzyme quan trọng, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, từ đó góp phần tái tạo xương – sụn – khớp bị thoái hóa.
Bài thuốc từ cây hầu vĩ tóc
- Chuẩn bị 30g cây hầu vĩ tóc tươi
- Rửa sạch cây thuốc bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sắc thảo dược này với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ, trong vòng 20 phút
- Chắt lấy nước thuốc, chia thành 3 phần đều nhau
- Uống sau bữa ăn sáng – trưa – tối và dùng hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện hàng ngày trong vòng 2 tuần
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng chuối hột
Theo quan niệm Đông y, chuối hột (chuối chát) ít độc với tính mát và vị đắng, chát. Vị thuốc này có công dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tốt, thông tiểu, hoạt huyết. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện rằng chuối hột giàu coumarin, flavonoid, tannin và saponin.
Những hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, xoa dịu vết thương rất hữu hiệu. Do đó, chuối hột trở thành dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau bụng, tiểu đường, bỏng lửa, sỏi đường tiết niệu…
Bài thuốc từ thân chuối hột và đường phèn
- Chọn cây chuối hột chưa ra hoa, trái, có đường kính khoảng 20cm
- Chặt ngang thân cây, dùng dao khoét một lỗ nhỏ, sau đó cho vào một chút đường phèn
- Úp lại bằng một cái tô sạch hoặc lấy túi nilon bọc kín, để nguyên trong vòng 1 ngày
- Chắt lấy phần nước chuối ở chỗ khoét hôm trước để uống
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần
Trinh nữ – cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Cây trinh nữ (mắc cỡ, xấu hổ) chứa một lượng lớn các hoạt chất an thần, có tác dụng thư giãn cơ bắp và dây thần kinh, xoa dịu cơn đau, mang đến giấc ngủ ngon. Vì vậy, trinh nữ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa trị mất ngủ, khó tiêu, viêm khí quản, suy nhược thần kinh và các vấn đề về xương khớp.
Bài thuốc từ cây trinh nữ và rượu trắng
- Chuẩn bị 120g rễ cây trinh nữ tươi và 3 muỗng cà phê rượu trắng
- Rửa sạch rễ cây trinh nữ nhiều lần
- Sao nóng rễ cây với rượu trắng cho đến khi dược liệu khô lại
- Sắc rễ cây trinh nữ vùng 4 chén nước lọc cho đến khi nước cạn còn một nửa
- Lọc lấy nước uống 2 lần/ngày khi còn ấm
Hy vọng với những bài thuốc đơn giản từ 10 cây thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm quen thuộc trên, bệnh nhân có thể đẩy lùi thành công các cơn đau mỏi phiền toái. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, cách điều trị này thường chậm phát huy công dụng. Bạn cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian dài. Mặt khác, những bài thuốc này mang tính chất truyền miệng và chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, độc giả nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!