Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Chàm bìu là gì, ai hay bị? Dấu hiệu và cách trị bệnh

Cách trị chàm da đầu dứt điểm, hết tái phát

Chàm da đầu (Scalp eczema) là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, tiết nhiều dầu và có vảy bong trên bề mặt. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát nên cần phối hợp giữa các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

chàm da đầu
Chàm da đầu là bệnh gì?

Chàm da đầu là gì?

Chàm da đầu (Scalp eczema) còn được gọi là viêm da tiết bã da đầu. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da đầu đỏ, đổ nhiều dầu, bong vảy, ngứa ngáy và khó chịu. Cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ mật thiết giữa yếu tố miễn dịch, rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn, nấm men (chủ yếu là nấm Malassezia) và một số tác động khác.

Chàm da đầu là bệnh da liễu mãn tính và dễ tái phát. Ở một số trường hợp, bệnh có thể bùng phát 1 lần duy nhất và tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có tiến triển dai dẳng, cố thủ và tái phát thường xuyên.

Tương tự như các thể chàm khác, chàm da đầu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể làm giảm chức năng thẩm mỹ, tác động tiêu cực đến ngoại hình và gây không ít phiền toái trong cuộc sống.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm da đầu

Biểu hiện lâm sàng của bệnh chàm da đầu có sự khác biệt ở từng độ tuổi và giai đoạn phát triển.

Triệu chứng của bệnh chàm da đầu ở trẻ nhỏ:

chàm da đầu ở trẻ sơ sinh
Chàm da đầu ở trẻ sơ sinh thường gây xuất hiện các mảng da bám chặt, không ngứa và khó bong
  • Thường xảy ra ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi và có xu hướng tự thuyên giảm
  • Da đầu có thể bị đỏ nhẹ hoặc không
  • Xuất hiện các mảng da màu nâu vàng hoặc nâu đậm bám chặt vào da và khó bong
  • Tổn thương do chàm da đầu xảy ra ở trẻ nhỏ rất hiếm khi gây ngứa, nóng rát hay khó chịu
  • Dân gian thường gọi bệnh chàm da đầu ở trẻ nhỏ là “cứt trâu”

Dấu hiệu nhận biết chàm da đầu ở người lớn:

bệnh chàm ở da đầu
Ở người lớn, bệnh thường gây đỏ da, da tiết nhiều bã nhờn, chân tóc bết rít và ngứa ngáy
  • Da đầu đỏ, tiết nhiều dầu và bã nhờn
  • Bề mặt da xuất hiện nhiều vảy bong (vảy có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc nâu vàng và dễ bong)
  • Chân tóc bết rít và bám bụi trắng nhỏ
  • Chàm da đầu có thể ảnh hưởng đến vùng da ở viền tóc. Triệu chứng điển hình là sự xuất hiện tổn thương hình đa cung, có màu đỏ, nổi cộm và có ranh giới rõ ràng với vùng da lành, bề mặt tổn thương có nhiều vảy trắng bên trên.
  • Tổn thương chàm da đầu ở người lớn có thể gây ngứa và nóng rát nhẹ – đặc biệt là khi trời nóng và da đầu đổ nhiều dầu
  • Nếu thường xuyên chà xát và gãi cào, da có thể hình thành tổn thương thứ phát dạng lichen hóa (da dày sừng, thâm nhiễm, nứt nẻ và ngứa ngáy nhiều)

Nguyên nhân & Các yếu tố rủi ro

Cơ chế khởi phát của bệnh chàm nói chung và chàm da đầu nói riêng khá phức tạp. Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của nấm Malassezia, hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn và một số yếu tố thúc đẩy khác.

Một số nguyên nhân gây chàm da đầu thường gặp, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy, người bị chàm da đầu thường có tiền sử gia đình mắc các thể của bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến. Do đó yếu tố di truyền là một trong những yếu tố chính trong cơ chế hình thành bệnh lý này.
  • Nấm men: Sự phát triển quá mức của nấm men (chủ yếu là nấm Malassezia và Candida) là nguyên nhân kích thích triệu chứng của bệnh chàm da đầu bùng phát. Các loại nấm men này sinh sống trên thượng bì da và chỉ phát triển mạnh khi da tiết quá nhiều bã nhờn. Khi hấp thu lipid từ bã nhờn, nấm phát triển mạnh và tạo ra các chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa này gây viêm đỏ, ngứa và bong vảy da.
  • Rối loạn hoạt động tuyến bã nhờn: Tuyến bã nhờn có chức năng bài tiết dầu nhằm bảo vệ da, duy trì độ ẩm và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên ở những trường hợp bị rối loạn tuyến bã nhờn, cơ quan này có thể bài tiết dầu thừa quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây bệnh chàm da đầu.

Ngoài ra, bệnh lý này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như:

chàm da đầu ở trẻ sơ sinh
Căng thằng thần kinh là yếu tố nội sinh thúc đẩy bệnh chàm da đầu bùng phát mạnh
  • Dị ứng: Chàm da đầu và các thể chàm khác đều có cơ chế miễn dịch dị ứng. Vì vậy các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát mạnh khi dị ứng thời tiết, thức ăn, phấn hoa, thuốc xịt tóc, dầu gội đầu,…
  • Căng thẳng thần kinh: Thần kinh căng thẳng có thể kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch và gây bùng phát các bệnh da liễu mãn tính, trong đó có bệnh chàm da đầu.
  • Tác động cơ học: Các tác động cơ học như búi tóc quá chặt, chà xát mạnh, gãi cào liên tục,… lên vùng da đầu có thể khiến da kích ứng, viêm đỏ và bùng phát các triệu chứng chàm da đầu. Ở những trường hợp đã khởi phát, các tác động cơ học kể trên có thể khiến tổn thương da lan rộng và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Một số yếu tố khác: Cơ chế khởi phát của bệnh chàm da đầu rất phức tạp. Ngoài những nguyên nhân và yếu tố kể trên, bệnh còn có thể bùng phát do một số yếu tố khác như rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng của thuốc điều trị, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, rối loạn ăn uống, vệ sinh kém hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý da đầu khác.

Ảnh hưởng của bệnh chàm da đầu

Như đã đề cập, bệnh chàm da đầu chỉ gây triệu chứng ngoài da và gần như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, bệnh lý này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị.

Trong khi đó, bệnh chàm da đầu ở người lớn thường có tính chất mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

cách trị chàm da đầu
Tổn thương da đầu kéo dài có thể gây hư hại nang tóc và tăng số lượng tóc rụng

Đối với những trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị và chăm sóc, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Chàm da đầu bội nhiễm: Biến chứng này xảy ra khi virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị chàm và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Tình trạng bội nhiễm không chỉ gây đỏ da, sưng viêm, tụ mủ và đau nhức nặng nề mà còn làm tăng thân nhiệt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi và ớn lạnh.
  • Rụng tóc: Các thành phần trung gian và kháng nguyên được phóng thích vào da đầu có thể vô tình làm tổn thương, thoái hóa nang tóc và dẫn đến tình trạng rụng tóc. Nếu không cải thiện kịp thời, nang tóc có thể bị hư hại nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng rụng tóc lan tỏa và hói đầu.

Ngoài ra, các triệu chứng của chàm da đầu còn gây ảnh hưởng đến ngoại hình, yếu tố tâm lý và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp điều trị chàm da đầu

Tương tự các thể chàm eczema khác, chàm da đầu không thể điều trị dứt điểm. Các loại thuốc và phương pháp được áp dụng chỉ giúp làm giảm triệu chứng lâm sàng, cải thiện chức năng thẩm mỹ của da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Một số biện pháp điều trị chàm da đầu thường được áp dụng, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc điều trị

Da đầu là một trong những vị trí bài tiết nhiều dầu thừa – điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển nhanh chóng, kích thích tổn thương da lan rộng và gây ngứa dữ dội. Do đó hầu hết các trường hợp chàm da đầu đều phải sử dụng thuốc để ức chế nấm men và cải thiện các triệu chứng trên da.

cách trị chàm da đầu
Có thể dùng các loại dầu gội kháng nấm và bạt sừng để giảm triệu chứng do chàm da đầu gây ra

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh chàm da đầu, bao gồm:

  • Dầu gội kháng nấm: Các loại dầu gội kháng nấm (Ketoconazole) có tác dụng kìm hãm nấm men, giảm ngứa và loại bỏ vảy bong. Tuy nhiên với những trường hợp nấm kháng hoạt chất azol, bác sĩ có thể chỉ định dầu gội chứa Selenium sulfide và Zinc pyrithione để thay thế.
  • Dầu gội chứa axit salicylic: Trong trường hợp chàm da đầu xuất hiện tổn thương dạng mãn tính (dày sừng, thâm nhiễm, nứt nẻ,…), nên sử dụng các loại dầu gội chứa axit salicylic. Ngoài tác dụng bạt sừng, hoạt chất này còn hỗ trợ làm sạch bã nhờn, ức chế hoạt động của nấm men và giữ cho da đầu ở trạng thái khô thoáng.
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Thuốc kháng nấm đường uống có hoạt tính ức chế nấm mạnh và được sử dụng khi điều trị tại chỗ thất bại. Loại thuốc này giúp kiểm soát nấm men và làm giảm triệu chứng trên da nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm đường uống có thể gây hại cho gan nên chỉ được sử dụng khi cần thiết.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được dùng khi tổn thương da gây ngứa ngáy nhiều. Loại thuốc này có khả năng dung nạp tốt và tương đối lành tính.
  • Thuốc bôi corticoid: Nếu tổn thương da lan rộng ra vùng da xung quanh viền tóc, có thể sử dụng thuốc corticoid để kháng viêm, giảm ngứa và chống dị ứng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây teo da, rạn da, nổi mụn trứng cá,… nên chỉ được sử dụng tối đa 20 ngày.
  • Các loại thuốc khác: Dựa vào mức độ triệu chứng, giai đoạn phát triển và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như dầu gội chứa Biotin, thuốc kháng sinh, thuốc corticoid dạng uống,…

2. Một số biện pháp tự nhiên

Trong giai đoạn cấp (giai đoạn bùng phát mạnh), các bác sĩ thường khuyến khích sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên lạm dụng thuốc có thể tăng nguy cơ kháng thuốc kháng nấm, gây teo da, mỏng da,…

Do đó khi bệnh bước sang giai đoạn duy trì (giai đoạn thuyên giảm), nên tận dụng các nguyên liệu tự nhiên nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng, nuôi dưỡng da đầu và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị.

thuốc trị chàm da đầu
Có thể tận dụng tinh dầu tràm và các thảo dược tự nhiên khác để giảm ngứa và viêm đỏ da

Các biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị chàm da đầu, bao gồm:

  • Dùng tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Vì vậy bạn có thể thêm 2 – 3 giọt tinh dầu vào dầu gội đầu để ức chế nấm Malassezia, giảm viêm đỏ và ngứa ngáy.
  • Gội đầu bằng lá trầu: Lá trầu không có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, ức chế nấm và vi khuẩn mạnh. Ngoài ra, tinh chất từ thảo dược này còn giúp làm sạch bã nhờn và giữ da đầu ở trạng thái thông thoáng. Để làm giảm triệu chứng của chàm da đầu, nên dùng từ 3 – 5 lá trầu không, đun với nước cho sôi và dùng để gội đầu từ 2 – 3 lần/ tuần.
  • Mặt nạ ủ tóc từ dầu dừa: Chàm da đầu không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà còn gây hư hại chân tóc và khiến tóc gãy rụng, xơ yếu,… Để cải thiện độ chắc khỏe của tóc và giảm số lượng tóc rụng, nên dùng 1 ít dầu dừa thoa lên tóc sau khi gội, ủ trong vòng 5 phút và rửa lại với nước ấm.

Chăm sóc và phòng ngừa tái phát chàm da đầu

Hầu hết các trường hợp bị chàm da đầu đều đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên bệnh lý này chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố ngoại giới và nội giới) nên có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát như:

thuốc trị chàm da đầu
Tránh sử dụng nhiệt và hóa chất lên tóc trong thời gian chàm da đầu bùng phát mạnh
  • Gội đầu từ 2 – 3 lần/ tuần nhằm giữ da đầu sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế sự phát triển của quá mức của nấm men.
  • Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc da đầu (dầu gội, kem xả, kem ủ tóc,…) có thành phần lành tính, nhẹ dịu.
  • Khi gội đầu, nên xoa bóp nhẹ để làm sạch bã nhờn và loại bỏ vảy bong. Tuyệt đối không chà xát mạnh và gội đầu với nước nóng.
  • Tránh sử dụng nhiệt và hóa chất (thuốc nhuộm, keo xịt tóc,…) trong thời gian điều trị.
  • Tia UV từ ánh nắng có thể kích thích hoạt động tiết bã nhờn, thúc đẩy sự phát triển của nấm men và gây hư hại nang tóc. Vì vậy bạn nên đội mũ hoặc sử dụng dù khi di chuyển ngoài trời.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt điều độ.

Chàm da đầu là bệnh da liễu lành tính, có tiến triển kéo dài và dễ tái phát. Để giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, nên chủ động điều trị, xây dựng chế độ chăm sóc và phòng ngừa khoa học.

Cùng chuyên mục

3 thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh (dạng kem bôi)

Sử dụng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần...

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Mẹo chữa bệnh chàm ở mặt nhanh khỏi, đẹp da

Bệnh chàm ở mặt có thể bùng phát do dị ứng mỹ phẩm, rối loạn nội tiết tố hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Không với chàm ở...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn