Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có hình oval hoặc hình tròn, ranh giới rõ ràng và gây ngứa dai dẳng. Để giảm triệu chứng của thể bệnh này, có thể sử dụng thuốc, áp dụng liệu pháp ánh sáng kết hợp với một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà.

chàm đồng tiền
Chàm đồng tiền (Eczema dạng đồng tiền) là bệnh gì?

Chàm đồng tiền là bệnh gì?

Chàm đồng tiền (eczema thể đồng tiền) là một trong những thể chàm (eczema) thường gặp. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng viêm da mãn tính, có hình thái tổn thương điển hình là các đốm hình oval hoặc hình tròn. Thương tổn do chàm đồng tiền có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh và thường gây ngứa ngáy dai dẳng.

Thể chàm này thường gặp ở nam giới từ 55 – 65 tuổi, rất ít gặp ở phụ nữ và thanh thiếu niên. Bệnh có tính chất mãn tính và dễ tái phát nhưng hầu hết đều có đáp ứng tốt nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hiện nay, eczema thể đồng tiền và các thể khác của bệnh chàm đều không thể chữa trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của quá trình điều trị là làm giảm thương tổn da, ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tái phát.

Cách nhận biết bệnh chàm thể đồng tiền

Eczema dạng đồng tiền có hình thái tổn thương khá điển hình. Bạn có thể nhận biết thể bệnh này thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện đám tổn thương có hình oval hoặc hình tròn như đồng xu
  • Sau đó, bề mặt tổn thương đỏ, xung huyết và nổi nhiều mụn nước
  • Mụn nước tự vỡ, gây chảy dịch và trợt loét
  • Ở giai đoạn này, tổn thương da có thể bị nhiễm khuẩn (sốt, da sưng nóng, đau nhức và mưng mủ)
  • Da khô lại và có vảy tiết
  • Theo thời gian, tổn thương da có dấu hiệu lichen hóa và có giới hạn rõ rệt so với những vùng da lân cận
  • Triệu chứng thực thể của eczema dạng đồng tiền thường khu trú ở mặt duỗi các chi, thân mình và mu bàn tay
  • Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của chàm đồng tiền, kéo dài từ giai đoạn cấp đến mãn tính

Một số hình ảnh của eczema dạng đồng tiền

chàm đồng tiền là gì
Ở giai đoạn cấp, da bắt đầu xuất hiện đám tổn thương đỏ, có hình oval hoặc hình trón
chàm đồng tiền là bệnh gì
Sau khi mụn nước vỡ, tổn thương da bắt đầu khô, bong vảy và hình thành lớp da non
chàm đồng tiền có lây không
Eczema thể đồng tiền mãn tính đặc trưng bởi tổn thương da khô, nhiễm cộm và dày sừng

Nguyên nhân & Yếu tố rủi ro gây bệnh

Hầu hết các thể của bệnh chàm đều không xác định được nguyên nhân cụ thể. Hiện nay một số giả thuyết cho rằng, chàm đồng tiền khởi phát từ vết thương ngoài da (vết côn trùng cắn, xây xước, vết cắt hoặc bỏng) nên mới có hình thái tổn thương ở dạng oval hoặc hình tròn.

Theo thống kê, chàm đồng tiền có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro sau:

  • Tiền sử cá nhân và gia đình: Thống kê cho thấy, người có tiền sử hoặc gia đình từng mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng thường có nguy cơ phát triển thể chàm đồng tiền.
  • Cơ địa nhạy cảm: Eczema thể đồng tiền là một phân thể của viêm da cơ địa (eczema thể địa). Vì vậy cơ địa nhạy cảm cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bùng phát thể bệnh này.

Ngoài ra, chàm đồng tiền cũng có thể khởi phát khi có các yếu tố kích thích như:

chàm đồng tiền nguyên nhân
Căng thẳng thần kinh là yếu tố nội giới kích thích eczema thể đồng tiền bùng phát
  • Da bị côn trùng cắn, bỏng, có vết trầy xước hoặc vết cắt
  • Thời tiết khô hanh khiến da khô và suy yếu
  • Tiếp xúc với một số kim loại như niken hoặc một số dị nguyên khác như xà phòng, dịch tiết côn trùng, mủ thực vật,…
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như kháng sinh tại chỗ, interferon và isotretinoin
  • Căng thẳng thần kinh và rối loạn cảm xúc
  • Mắc các thể chàm khác như viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dị ứng,…
  • Can thiệp phẫu thuật khiến hệ miễn dịch và thể trạng suy yếu, tạo điều kiện cho bệnh bùng phát

Chàm đồng tiền có lây không? Nguy hiểm không?

Eczema dạng đồng tiền và các thể khác của bệnh chàm đều không có khả năng lây nhiễm. Bệnh khởi phát chủ yếu do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch cộng hưởng với các yếu tố ngoại giới và nội giới. Vì vậy nếu không cách ly với yếu tố kích thích, chàm đồng tiền có thể tái phát nhiều lần và kéo dài dai dẳng.

Tuy nhiên trong trường hợp chàm đồng tiền bị nhiễm khuẩn (thường xảy ra ở cuối giai đoạn cấp tính). Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng ở những vùng da khác thông qua các vết thương hở.

eczema dạng đồng tiền
Chàm đồng tiền có lây không?

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu khá lành tính, hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da và ít khi đi kèm với các bệnh lý khác như viêm da cơ địa. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và chữa trị đúng cách, bạn có thể đối mặt với một số biến chứng như:

  • Tạo điều kiện phát triển các thể chàm khác: Người bị chàm thể đồng tiền có thể phát triển các thể chàm có hình thái tương tự như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng và viêm da cơ địa.
  • Bội nhiễm da: Bội nhiễm da xảy ra khi vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào vùng da trợt loét và gây nhiễm trùng. Biến chứng này thường xảy ra ở cuối giai đoạn cấp tính và có thể khắc phục nếu phát hiện sớm.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng bệnh tái phát nhiều lần và gây ngứa dai dẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây phiền toái trong hoạt động sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Chữa bệnh chàm đồng tiền bằng cách nào?

Như đã đề cập, eczema thể đồng tiền không thể chữa trị hoàn toàn. Do đó các biện pháp được áp dụng chỉ có thể cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển và dự phòng tái phát.

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh chàm thể đồng tiền:

1. Tránh xa các yếu tố kích thích

Người mắc bệnh chàm nói chung và eczema dạng đồng tiền nói riêng đều có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng. Phản ứng dị ứng là một trong những yếu tố kích thích khiến thương tổn da tiến triển phức tạp, lan tỏa rộng, gây ngứa dữ dội và chậm lành. Vì vậy cần tránh xa các yếu tố kích thích và cách ly với nguyên nhân gây bệnh (trong trường hợp xác định được nguyên nhân cụ thể).

Một số yếu tố có khả năng dị ứng bạn cần tránh:

  • Bảo vệ da và hạn chế để da bị trầy xước, tổn thương và bỏng.
  • Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, dung môi, sơn, kim loại,…
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống dễ gây dị ứng như rượu bia, cà phê, hải sản, đậu phộng và thực phẩm chứa gluten.
  • Kiểm soát căng thẳng và giải phóng cảm xúc tiêu cực.
  • Tránh tắm quá lâu và tắm nước quá nóng.
  • Không mặc quần áo chật hoặc có chất liệu xơ cứng. Ma sát là một trong những yếu tố kích thích thương tổn da lan rộng và dễ nhiễm khuẩn.

2. Thuốc và liệu pháp ánh sáng

Để làm giảm thương tổn da, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa biến chứng, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc bôi và kết hợp với thuốc uống khi cần thiết. Trong trường hợp đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, có thể cân nhắc liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu).

eczema thể đồng tiền
Thuốc điều trị Eczema thể đồng tiền bao gồm thuốc corticoid, kháng sinh, kháng histamine,…

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị eczema dạng đồng tiền, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Chàm đồng tiền đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng. Để làm giảm tình trạng này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng histamine H1 như Clorpheniramine, Cetirizin, Loratadin,…
  • Dung dịch sát trùng: Trong giai đoạn cấp (tổn thương xung huyết và chảy dịch), nên sử dụng một số loại thuốc sát trùng ở dạng dung dịch như thuốc tím, dung dịch Yarish, nitrat bạc, hồ nước, dung dịch Milian,…
  • Corticoid dạng bôi và uống: Để giảm viêm và chống dị ứng, có thể sử dụng corticoid dạng bôi trong giai đoạn bán cấp và mãn tính. Tuy nhiên corticoid dạng uống có thể được chỉ định nếu eczema thể đồng tiền bùng phát và gây phù nề nghiêm trọng.
  • Coal tar: Loại thuốc này được chiết xuất từ than đá, có tác dụng giảm ngứa, bong tróc và khô ráp ở vùng da tổn thương. Tuy nhiên Coal tar có mùi khó chịu và có màu nâu/ đen nên thường gây bất tiện khi sử dụng.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Nếu không có đáp ứng với thuốc bôi corticoid hoặc gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này, bác sĩ có thể cân nhắc về nhóm thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (Pimecrolimus/ Tacrolimus). Thuốc có thể dùng cho người trưởng thành và trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp có bội nhiễm, kháng sinh toàn thân (Tetracyclin/ Erythromycin) và tại chỗ có thể được chỉ định. Nhóm thuốc này được sử dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Loại thuốc này thường được dùng khi thương tổn da bước sang giai đoạn mãn tính (da nhiễm cộm và dày sừng). Hoạt chất axit salicylic có tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm dày sừng và làm mềm vùng da thương tổn.

Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác tùy vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng cá thể.

Với những trường hợp đáp ứng kém với điều trị tại chỗ, bạn có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng. Đối với eczema thể đồng tiền, bác sĩ thường lựa chọn chiếu tia PVUA. Biện pháp này giúp giảm tổn thương da và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy.

3. Một số biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và cách ly các yếu tố kích thích, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị eczema dạng đồng tiền như:

eczema thể đồng tiền
Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp cải thiện tình trạng ngứa, khô ráp và dày sừng
  • Chườm mát: Biện pháp này có tác dụng làm mềm vùng da thương tổn, giảm sưng và nóng rát. Bạn có thể thấm khăn sạch với nước mát hoặc dùng bông gạc thấm nước muối sinh lý và đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. Thực hiện biện pháp này từ 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
  • Dưỡng ẩm da: Chàm đồng tiền thường có xu hướng bùng phát khi da khô và hàng rào bảo vệ suy yếu. Do đó khi thương tổn da bước vào giai đoạn bán cấp và mãn tính (tổn thương khô, ngừng nổi mụn nước và chảy dịch), nên dưỡng ẩm cho da từ 2 – 4 lần/ ngày. Dưỡng ẩm đều đặn giúp làm giảm tình trạng dày sừng, nhiễm cộm và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
  • Ngồi thiền: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế phát bệnh và tiến triển của chàm đồng tiền. Nếu bệnh bùng phát do thần kinh căng thẳng và rối loạn cảm xúc, bạn nên dành thời gian ngồi thiền để điều hòa cơ thể và giảm áp lực lên não bộ.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp làm giãn mao mạch và đem lại cảm giác thư giãn. Hơn nữa, biện pháp này còn cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và làm mềm vùng da bị nhiễm cộm. Tuy nhiên bạn chỉ nên tắm trong khoảng 10 – 15 phút và cần lau khô cơ thể với khăn sạch.
  • Dùng viên uống bổ sung: Trong thời gian điều trị, có thể sử dụng vitaminE và C để tăng cường sức đề kháng, duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ quá trình chữa trị.

Các biện pháp ngăn ngừa chàm đồng tiền tái phát

Tương tự các thể chàm khác, eczema dạng đồng tiền có khả năng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến tâm lý, ngoại hình và làm giảm chất lượng cuộc sống. Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh với một số biện pháp đơn giản như:

bệnh chàm thể đồng tiền
Uống nhiều nước giúp thúc đẩy trao đổi chất, duy trì độ ẩm của da và giảm nguy cơ tái phát bệnh
  • Chăm sóc da đúng cách (vệ sinh, dưỡng ẩm và chống nắng) – nhất là khi thời tiết lạnh và khô hanh.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích bên ngoài như phấn hoa, hóa chất, xà phòng, kim loại,…
  • Cải thiện sức khỏe và kiểm soát stress bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, sinh hoạt điều độ và tăng cường tập thể dục.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Có thể trao đổi với bác sĩ tiền sử bệnh lý để được cân nhắc về các loại thuốc thay thế.
  • Uống nhiều nước (2 – 2.5 lít)/ ngày.
  • Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Kiểm soát kịp thời các bệnh lý do nhiễm trùng (nhiễm trùng có thể kích thích triệu chứng của bệnh chàm bùng phát).

Chàm đồng tiền là thể bệnh khá phổ biến, có tính chất dai dẳng và hay tái phát. Vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị và cải thiện, cần chủ động trong việc phòng ngừa để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Cùng chuyên mục

Chàm khô tróc vảy – Hướng dẫn chăm sóc và điều trị

Chàm khô tróc vảy điển hình bởi tình trạng da khô, nứt nẻ, dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy. Mặc dù không tác động nghiêm trọng đến các cơ...

Bệnh chàm sữa ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh chàm sữa (Lác sữa) ở trẻ – Dấu hiệu và điều trị

Chàm sữa hay lác sữa là một dạng tổn thương da mãn tính xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Mặc dù không đe...

Cách trị chàm da đầu dứt điểm, hết tái phát

Chàm da đầu (Scalp eczema) là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, tiết nhiều dầu và có vảy bong trên bề...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn trọng tú says: Trả lời

    Cho em hỏi. Da của em gần đây có triệu chứng loang đỏ ở vùng ngực nhưng ko ngứa ngáy cũng ko có vảy . Nó loang đỏ lốm đốm to khoảng như đầu ngón tay ạ. Như vay là da cua em bị gì va cách điều trị như thế nao ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn