Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh viêm da mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Sau khi đã được điều trị, bệnh vẫn có thể tái phát nhiều lần và dẫn đến chàm thể tạng. Do đó, nắm rõ các thông tin về chàm sữa sẽ giúp các mẹ có hướng điều trị và phòng ngừa đúng cho con. 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

I/ Các thông tin cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh chàm sữa:

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng, với đặc trưng là trên da xuất hiện các mảng da đỏ, khô. Các mảng da bị bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.Tuy nhiên, các cơ quan dễ mắc bệnh nhất là bé bị chàm sữa ở mặt, hai bên má, sau đó nó có thể lan ra ở cả tay, chân hoặc toàn thân. Lúc đầu,  làn da chỉ nổi những nốt hồng, sau chúng biến thành các mụn nước, da có màu đỏ, nứt da. Một thời gian ngắn sau, các vùng da này sẽ bị tiết dịch, đóng vảy và gây bong tróc trên da.

Chàm sữa thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi sơ sinh  hoặc những bé dưới 1 tuổi, kể cả những trẻ đang khỏe mạnh Khi trẻ đến độ tuổi 2 – 4, chàm sữa sẽ biến mất. Nhưng đối với những trường hợp qua 4 tuổi mà bệnh vẫn chưa khỏi, bệnh có nguy cơ diễn tiến kéo dài, chuyển sang mạn tính và trở thành bệnh chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây bệnh

Chàm sữa là một dạng rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ, nguyên nhân gây nên tình trạng này rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây bệnh mà chúng ta có thể kể đến bao gồm:

  • Do di truyền: Bệnh chàm sữa có yếu tố di truyền. Những bé có cha hoặc mẹ đã từng bị hen suyễn, dị ứng, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những bé khác.
  • Bị cơ địa dị ứng: Khi bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói bụi, lông thú cưng, nấm mốc, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm, sữa, nhiễm khuẩn… có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể, gây nên bệnh.

Ngoài ra, thời tiết hanh khô, xà phòng tắm, các loại thuôc tẩy, nước giặt… là các yếu tố có thể kích thích và khiến cho bệnh chàm sữa nặng thêm.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ

Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Như đã được đề cập, bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Chúng thường xuất hiện trên vùng mặt, hai bên má, có thể lan ra cả toàn thân… Đầu tiên, bệnh chỉ làm cho da của bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, sau đó thành các mụn nước nhỏ màu đỏ. Chúng sẽ gây nứt da, rịn nước, đóng vảy, cuối cùng là bong tróc vảy. Nếu dùng tay chạm vào các vùng da bị lác sữa sẽ thấy có cảm giác thô ráp, các vảy nhỏ li ti, da trở nên khô và căng lên. Các vùng da này hay xuất hiện ở mặt, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, sau đầu gối, mắt cá chân…

Bé có thể xuất hiện thêm các triệu chứng dị ứng của bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn. Các triệu chứng này rất khó chịu nên con cũng sẽ thường quấy khóc hơn, bú kém, ngủ không ngon giấc. Những vùng da bị tổn thương gây ngứa nên con thường hay gãi ngứa. Điều này có thể làm cho các mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu như không được vệ sinh tốt, vùng da rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm. Nó sẽ gây khó khăn cho việc chữa trị, đồng thời để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ cho con.

II/ Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa là một bệnh do cơ địa dị ứng, vì thế rất khó để điều trị dứt điểm. Các biện pháp chữa trị thường chỉ nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng, bình thường hóa làn da, hạn chế bệnh tái phát. Trong quá trình điều trị cho con, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều như sau:

  • Để chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh, không dùng kháng sinh liều cao, trừ những bé gặp phải tình trạng bội nhiễm. Nhưng ngay cả khi dùng thuốc với liều thấp cũng cần phải thận trọng, tránh gây sốc phản vệ cho con.
  • Không dùng corticosteroid dạng thoa ngoài có hàm lượng cao dành cho người trưởng thành để bôi cho con. Vì chúng có thể làm teo da, mất màu da hoặc có thể gây suy tuyến thượng thận nếu dùng trong thời gian dài.
  • Có thể sử dụng corticosteroid ở liều thấp để điều trị cho các bé bị sang thương da, tróc vảy, khô da. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày. Để đảm bảo rằng việc điều trị diễn ra được thuận lợi và an toàn, các mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
  • Với những vùng da bị nổi nốt đỏ hoặc có tiết dịch, có thể thoa những dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ.
  • Cần đảm bảo độ ẩm phù hợp trong phòng nếu như con ngủ ở phòng kín có điều hòa.
  • Nên giữ môi trường sống xung quanh bé ở trạng thái ổn định, không quá lạnh, không quá nóng và nhiệt độ cũng không thay đổi quá nhanh. Một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, yên bình sẽ khiến cho tốc độ hồi phục của bé nhanh hơn.
  • Không nên để trẻ ăn những thức ăn dễ gây kích ứng như trứng, các thực phẩm lên men, lạc, hải sản cà chua… Bởi những thực phẩm này có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở bé.
  • Với những bé bị chàm sữa nặng, hãy chú ý giữ thân nhiệt bé được sạch sẽ, thoáng mát. Không để da bé bị ẩm ướt mồ hôi, thường xuyên thay quần áo và tã lót cho bé.
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho con để làm tăng độ ẩm cho da.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé để phòng tránh bệnh chàm sữa
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bé để phòng tránh bệnh chàm sữa

III/ Các biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh chàm sữa, các mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân và tạo môi trường sống thoải má cho bé. Dưới đây là các biện pháp các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chế độ dinh dưỡng: Nên để bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt khi trẻ đang ở độ tuổi sơ sinh. Các mẹ chỉ nên cho con ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Đồng thời, không nên để bé ăn sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, sữa, thực phẩm lên men…
  • Vệ sinh thân thể bé thường xuyên: Các mẹ không nên tắm cho bé bằng các loại xà phòng, sữa tắm trong thời gian quá lâu. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm cho bé đẻ tránh gây kích ứng da.Việc tắm bằng nước ấm là điều cần thiết, vì nó sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho con.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống: Đây cũng là một biện pháp tốt khi muốn chữa bệnh chàm sữa. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không để nhiệt độ phòng thay đổi quá nhanh, cung cấp được độ ẩm cần thiết… sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

IV/ Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng thảo dược [Được chuyên gia khuyên dùng]

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, bởi hệ miễn dịch của bé còn rất yếu ớt, cùng làn da vô cùng mỏng manh và dễ bị kích ứng. Chính vì thế khi điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh phải quan tâm đến yếu tố an toàn đầu tiên.

Các mẹ không nên nóng vội muốn thấy hiệu quả ngay và sử dụng các loại thuốc chống viêm mạnh hoặc kháng sinh rất dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí là sốc phản vệ ở trẻ.

Cách tốt nhất là sử dụng những loại thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính để đảm bảo tính an toàn cao nhất. Phương pháp Đông y là lựa chọn thích hợp hơn cả để điều trị căn bệnh chàm sữa.

Khác với Tây y, Đông y sử dụng các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm lâm sàng gắt gao do đó an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa chàm sữa được giới chuyên môn đánh giá rất cao là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu trọng điểm, do các chuyên gia đầu ngành về Y học cổ truyền trực tiếp thực hiện.

>> Bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.

Để phù hợp cho đối tượng sử dụng là trẻ sơ sinh, các bác sĩ đã tiến hành gia giảm thành phần nguyên bản của Thanh bì Dưỡng can thang để tạo nên 2 chế phẩm đặc biệt gồm thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài, sử dụng riêng trong điều trị bệnh chàm sữa.

Các thảo dược dùng trong bài thuốc đều rất lành tính và chứa nhiều dược chất có khả năng sát khuẩn, chống viêm mà vẫn đảm bảo an toàn và dịu nhẹ cho làn da của trẻ.

Thành phần bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
  • Thuốc ngâm rửa: Bào chế từ các thảo dược như Sài đất, dương xỉ, trầu không, kinh giới, đơn đỏ… Bài thuốc được sử dụng để ngâm rửa vùng da bị chàm sữa, giúp làm dịu nhanh cảm giác ngứa ngáy cho bé. Đồng thời sát khuẩn, làm sạch da, đóng vai trò như “thuốc dẫn” giúp cho bài thuốc bôi dễ dàng thẩm thấu vào da và phát huy tối đa công dụng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Bào chế từ các thảo dược như Hoa mận đỏ, Hoa cau non, Nấm trắng, Kim ngân hoa, Tang bạch bì… Bài thuốc giúp sát khuẩn da, chống lại tình trạng viêm nhiễm, đồng thời cấp ẩm cho làn da bé, cung cấp dưỡng chất giúp da phục hồi nhanh chóng.

Công dụng của Thanh bì dưỡng can thang
Công dụng của Thanh bì dưỡng can thang

Sự phối kết hợp của thuốc ngâm rửa và thuốc bôi giúp làm tăng gấp đôi hiệu quả điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Bài giúp giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu trên da của bé một cách nhẹ nhàng mà không gây ra bất cứ kích ứng nào.

Không chỉ đảm bảo tính an toàn cao, bài thuốc còn mang đến hiệu quả vượt trội. Khảo sát trên các bệnh nhân từng điều trị chàm sữa bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy, có tới 95% các bé phục hồi da hoàn toàn sau liệu trình điều trị từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt không ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ do bài thuốc này.

Hiệu quả điều trị chàm sữa của thanh bì dưỡng can thang
Hiệu quả điều trị chàm sữa của thanh bì dưỡng can thang

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị. Tuy  ít khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng bệnh chàm sữa có thể gây khó chịu, thậm chí làm mất đi tính thẩm mỹ cho con sau này. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý và điều trị cho con càng sớm càng tốt.

Bình luận (42)

  1. Đức phúc says: Trả lời

    Cháu bé nhà tôi mới 7 tháng tuổi. Cháu mới chuyển sang ăn dặm. Gia đình có say nhỏ nhiều loại thức ăn để khuấy bột cho cháu ăn, 1 tuần nay, tự nhiên cháu có biểu hiện mặt nổi những nốt mụn nước đỏ trên mặt. Cháu hay ngứa, thường lấy tay cào lên mặt, và quấy khóc nhiều. Tôi lên mạng tìm hiểu thì thấy triệu chứng của cháu giống với chàm sữa. Không biết ai có kinh nghiệm chữa chàm sữa cho cháu nhỏ không

    1. Tạ Đình Quang says: Trả lời

      Có rất nhiều bệnh có biểu hiện nổi mụn nước và ngứa da. Anh nên cho cháu đến cơ sở y tế để khám chữa trước

    2. Tống Giang says: Trả lời

      Bạn nói hiện tượng này xuất hiện khi cháu bắt đầu ăn dặm đúng không. Vậy có thể cháu đã bị dị ứng 1 thành phần nào đó trong thức ăn rồi. bạn phải xác định chính xác là loại thức ăn gì để phòng tránh cho bé sau này

    3. Đức says: Trả lời

      Nếu chàm sữa thì có 2 loại. 1 loại cấp tính, lớn lên sẽ tự khỏi. không cần lo lắng quá. 1 loại do cơ địa dị ứng. chàm sữa là 1 tình trạng bệnh khởi phát cho 1 loạt các bệnh dị ứng sau này

    4. Đức phúc says: Trả lời

      Tôi nghĩ không phải cơ địa dị ứng đâu, vì cả nhà tôi không có ai có tiền sử viêm da dị ứng gì cả. Có thể chỉ là vì cháu bé do thay đổi đồ ăn chưa kịp thích nghi thôi

    5. Hoài Thương says: Trả lời

      Không phải cơ địa dị ứng chỉ có biểu hiện trên da đâu. Anh phải xem họ hàng nhà anh có ai hay bị hắt hơi, sổ mũi, viêm muĩ dị ứng, hen suyễn… không. Đấy cũng được tính là cơ địa dễ dị ứng rồi đó

    6. Đức phúc says: Trả lời

      Tôi muốn hỏi về cách chữa. tôi sợ đến bệnh viện các bác sĩ lại kê 1 đống thuốc tây y. Mà cháu mới có 7 tháng, sợ ảnh hưởng về sau

    7. Vi Oanh says: Trả lời

      Bạn có thể dùng lá trà xanh, lá trầu không để sát trùng ngoài da. Tuy nhiên đây chỉ là mẹo dân gian, chưa được nghiên cứu cụ thể. Nếu bạn không muốn dùng thuốc tây với tình trạng của bé thì tốt nhất bạn nên đến chỗ bác sĩ đông y để điều trị cho chắc, dù sao họ cũng đã được đào tạo bài bản rồi, mà dùng thuốc đông y thì lành hơn. Ngày trước bé nhà mình cũng chữa bằng thuốc đông y ở trung tâm thuốc dân tộc. Triệu chứng lúc đó còn nặng hơn bé nhà bạn, cháu bị nổi nốt đỏ, da khô, nứt nẻ ra cơ. Lúc đầu tưởng bị viêm da, ra hiệu thuốc mua các kiểu không chữa được. Sau thấy dùng tây y nhiều quá cũng sợ. Sau khi chuyển sang điều trị bằng đông y thì cũng sốt ruột, tuy không sợ tác dụng phụ nhưng phải dùng đến hơn 2 tháng bệnh mới hết. Đến nay đã 4, 5 năm rồi không bị tái phát

  2. Hòa Phương says: Trả lời

    Bệnh chàm sữa này có để lại sẹo không. Con tôi bị nổi mẩn đỏ khắp cả mặt rồi. Nếu bôi nghệ ngay từ bây giờ thì có ổn không mọi người ơi

    1. Jusstin says: Trả lời

      Da có 5 lớp, gồm lớp sừng, lớp thượng bì, trung bì hạ bì, lớp hạt và màng đáy. Sẹo hình thành khi tổn thương qua lớp màng đáy nhé. Bất kể nguyên nhân gì, trong đó có thể không phải do nguyên nhân viêm da mà là do trẻ gãi quá mạnh đấy

    2. Long says: Trả lời

      Không phải cứ bị chàm là để lại sẹo bạn ạ, như mụn trứng cá ấy. nếu chữa trị đúng cách ngay từ đầu thì có thể khỏi được. Nhưng nếu để lâu dẫn đến biến chứng như bội nhiễm, gãi mạnh liên tục thì khả năng để lại sẹo là rất cao

    3. Nancy says: Trả lời

      Thành phần trong nghệ có chứa cucumin, có khả năng tăng tái tạo tế bào da, không có tác dụng kháng khuẩn. Cho nên sử dụng nghệ trong giai đoạn viêm nhiễm là hết sức nguy hiểm vì bôi nghệ không được làm sạch cẩn thận sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất bạn nên đợi đến khi nào tình trạng mụn trên da con mình lành hẳn thì hẵng bôi nghệ

  3. Vinh Đào says: Trả lời

    Tôi hôm trước đọc được 1 bài báo nói về việc chữa chàm eczema trẻ em bằng đông y ở trung tâm thuốc dân tộc. Có ai đã từng chữa chàm ở đây chưa, cho xin ít review. Link bài báo tôi để ở đây https://camnangbenhdalieu.com/mach-cac-me-cach-dieu-tri-cham-sua-can-benh-am-anh-voi-tre-em-n4381.html

    1. Hồng says: Trả lời

      Thuốc đông y à. Hơi ngại dùng đông y vì thời gian đợi nó có tác dụng thì lâu lắm. Mà nhìn mặt con mình cứ bị thế này mãi cũng lo lắng. Thường thì những người bị bệnh mãn tính mới dùng đông y

    2. Minh Huế says: Trả lời

      Mình lại cho rằng đông tây y kết hợp rất tốt đấy. Hồi xưa mình có đứa cháu bị eczema này, ban đầu ra hiệu thuốc mua thuốc, mãi không khỏi, để lâu các mụn mủ còn vỡ ra, da khô lại xong đóng vảy vàng 2 bên má. Anh mình mới đưa cháu vào viện chữa khoảng 2 tuần thì khỏi. 1 tháng sau triệu chứng lại xuất hiện y trang thế, rồi lại vào viện chữa. Cứ thế bệnh tái đi tái lại. Anh mình cuối cùng chuyển hướng qua đông y. Sau khi cháu phát bệnh, gia đình cho điều trị 1 đợt bằng thuốc bệnh viện cho tương đối ổn định, sau đó mua thuốc của trung tâm này về uống, bôi, rửa mặt cho cháu. 1 tuần đầu thấy bệnh có vẻ nặng lên, gọi điện hỏi bác sĩ, bác sĩ bảo đây là tình trạng công thuốc, sau tầm 1 tuần là hết, không có gì đáng ngại. Sau đó đúng là tình trạng đỡ đi thật, nên sử dụng thuốc tiếp 3 tháng cho đủ liệu trình. Từ sau lần đó, đến bây giờ 5 năm rồi không thấy tái phát lại nữa

    3. Trần Hùng says: Trả lời

      Tôi đã từng cho cháu đi chữa ở đây và đã khỏi rồi. Bác sĩ tuyết lan chữa. Trước khi đi khám, tôi đã tìm hiểu về bác sĩ tuyết lan. Trước bác làm trưởng khoa khám bệnh bệnh viện y học cổ truyền Trung ương, nay về hưu rồi, được trung tâm thuốc dân tộc mời về

  4. Ngọc MINZY says: Trả lời

    Bệnh chàm này có nguy hiểm không cả nhà. Có chữa được không. Mình thấy nhiều bé cũng hay bị thế này mà

    1. Quỳnh Lê says: Trả lời

      Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó chịu cho bé, nhất là cảm giác ngứa

    2. Lâm Gia Hân says: Trả lời

      Bệnh chàm này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm da thông thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, do hệ miễn dịch của trẻ mới hình thành, cho nên gặp các chất lạ bên ngoài môi trường dễ gây kích ứng da. Bệnh này nếu để lâu thì dễ biến chứng, còn nếu chữa ngay, đúng phương pháp thì cũng không vấn đề gì

    3. Lợi lợi says: Trả lời

      Chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, eczama là 1 bệnh lý mãn tính. Do cơ địa quá mẫn với các dị nguyên ngoài môi trường, cái này rất khó chữa dứt điểm, chỉ kiểm soát được thôi. Loại chàm thứ 2 là loại cấp tính, sau 2-4 tuổi thì bé sẽ hoàn thiện bộ máy miễn dịch, sẽ không có vấn đề gì cả

  5. Mai Anh says: Trả lời

    Bị chàm sữa này có cách phòng tránh không, nhìn hình ảnh các bé bị mà lo lắng quá

    1. Bích Châm says: Trả lời

      1 số kinh nghiệm mình tích lũy được đây: không cho trẻ tắm bằng nước quá nóng, quá lâu. Hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm kích ứng da, viêm da. Đặc biệt cần tuyệt đối tránh chà xát, gãi lên vùng da bị bệnh, không cho bé tiếp xúc với bụi, lông súc vật, len, tơ, côn trùng, chó, mèo. Khi bé bị bệnh rồi cần cho mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi… Tránh cho trẻ ăn các chất gây kích ứng da như tôm, cá, trứng, sữa trong thời gian bị bệnh.

    2. Ann Bomm says: Trả lời

      Thực ra bệnh này do di truyền, cho nên rất khó tránh phát bệnh. Không phải bệnh do virus vi khuẩn gì để mà tiêm phòng. Nói chung phòng bệnh ở đây chỉ mang tính chất hạn chế tối đa tiếp xúc thôi. Mình cũng giữ con kĩ lắm mà nó vẫn phát bệnh bạn ạ

  6. Bùi tuyết says: Trả lời

    1 tuần nay, con đột nhiên xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mày và tróc vảy. Vị trí ban đầu ở mặt, hai bên má, đối xứng, lan ra da đầu, thân mình, tứ chi… cháu rất hay ngứa làm cháu khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc. Nhiều khi chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu… Không biết có phải chàm không ạ

    1. Bùi Thu Hà says: Trả lời

      Gần như 100% là chàm đấy chị ạ. Tuy nhiên chàm do nguyên nhân gì thì cần phải khám mới biết được. Chị cứ hiểu nôm na tên gọi chàm là để chỉ những bệnh viêm da dai dẳng, có mụn mủ nổi trên da ấy. dân gian gọi là chàm, còn y học bây giờ phân ra làm rất nhiều loại, chàm tổ đỉa, chàm sữa, eczema, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

    2. Bùi tuyết says: Trả lời

      Thấy hàng xóm bảo là chàm sữa. Thế ngyên nhân gây chàm sữa là gì hả bạn, mình xem con mình có từng tiếp xúc với nguyên nhân đó không

    3. Bùi Thu Hà says: Trả lời

      Có 3 nguyên nhân là
      – Di truyền: Là yếu tố nguy cơ mạnh nhất. Nếu đứa trẻ có bố mẹ hoặc người thân bị chàm, hen suyễn, hay viêm mũi dị ứng thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc chàm
      – Môi trường sống:
      + Ở những nơi có môi trường sống ô nhiễm hoặc những vùng khí hậu lạnh sẽ có nhiều trẻ em mắc chàm sữa hơn (đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè).
      + Dị nguyên hô hấp: bụi, phấn hoa, dị nguyên thức ăn (sữa, lạc, tôm cua….) cũng là căn nguyên gây ra chàm sữa ở trẻ.
      – Tác nhân bên trong cơ thể: Thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa… cũng là lý do khiến trẻ phải đối mặt với căn bệnh viêm da này.

  7. Hạnh Thoa says: Trả lời

    Con tôi bị chàm thể tạng. Năm nay cháu 3 tuổi. Vì bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, mỗi lần như thế tôi lại đưa cháu đến bệnh viện da liễu chữa trị. Nhưng dùng thuốc bệnh viện kê thì hầu như lần nào đi cũng đều 1 đơn ý. Dùng nhiều thành quen. Tôi thấy thời gian tái phát của cháu càng ngày càng ngắn lại, thuốc thì càng ngày càng tỏ ra hiệu quả kém hẳn đi. Bây giờ nếu tăng liều thì sợ tác dụng phụ, mà không tăng thì không chữa được. Vậy có giải pháp nào không vậy

    1. Linh Trà says: Trả lời

      Đây là hiện tượng nhờn thuốc rồi chị ạ. Nếu dùng thuốc lâu ngày sẽ rất dễ bị tình trạng này. Bây giờ còn mỗi cách là giữ cháu bé thật sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích thích để giãn khoảng thời gian phát bệnh ra. Hy vọng sau quãng thời gian dài không dùng thuốc thì tình trạng kháng thuốc sẽ đc cải thiện

    2. Hạnh Thoa says: Trả lời

      Không được bạn ạ. Tôi cũng giữ cháu kĩ lắm. Nhưng bệnh này phát ra không kiểm soát được, tự nhiên nó bị dù không ăn đồ lạ, ở trong phòng cả ngày, chăn gối giặt thường xuyên,…

    3. Đinh Tuấn Tài says: Trả lời

      Hay bạn thử chuyển qua sử dụng đông y xem sao. Tôi thấy mấy bệnh về cơ đại thế này chữa đông y hay lắm, chữa vào gốc rễ chứ không chữa ngọn như tây y

    4. Hạnh Thoa says: Trả lời

      Có lần tôi đi cắt thuốc của 1 ông lang gần nhà. Hồi đó chỉ lấy thuốc đắp, đắp mấy hôm là đỡ. Thế là 2,3 lần ra đấy lấy thuốc thấy ổn. Nhưng từ lần 4 trở đi là đắp vào xong bị bội nhiễm bác ạ. Từ đó sợ không dám dùng thuốc bừa bãi

    5. Thảo Ngân says: Trả lời

      Thuốc chị đắp là thuốc đông y mà lại mấy ngày là khỏi. Có khả năng bị trộn corticoid liều cao rồi. Em thấy bây giờ thuốc đông y trôi nổi trên thị trường rất nhiều, cho nên muốn mua thuốc tốt thì phải tìm đến cơ sở nào uy tín 1 tí. Em đọc báo thấy 1 nhà thuốc này có vẻ uy tín, có hẳn vài trang trại trồng thuốc ở việt nam. Chị gọi điện đến đấy hỏi thử xem có thuốc trị chàm cơ địa của cháu bé không. Link e để đây nhé https://vtc.vn/suc-khoe/trung-tam-nghien-cuu-va-ung-dung-thuoc-dan-toc-uu-tien-phat-trien-duoc-lieu-sach-dat-chuan-gacp-vi-suc-khoe-nguoi-viet-ar451584.html

    6. Hạnh Thoa says: Trả lời

      Cảm ơn bạn Thảo Ngân nhé. Tôi đã gọi điện và hỏi Trung tâm Thuôc dân tộc về bệnh con mình. Họ có bài thuốc đặc trị chuyên chữa chàm cho trẻ từ trong ra ngoài, gồm thuốc uống, bôi và ngâm. Tôi họ giải thích nguyên nhân cơ chế rất hợp lý, rất am hiểu về bệnh này nên thử mua 1 liệu trình xem sao

  8. Trương đông says: Trả lời

    Tôi thấy con mình có biểu hiện rất giống với các triệu chứng trong bài viết. Không biết bệnh này có chữa khỏi hoàn toàn được không

    1. Anna says: Trả lời

      Bệnh này tùy người anh ạ. Hồi trước con em bị đi khám bác sĩ, họ bảo 50% trẻ lớn lên vẫn bị đấy. Thực ra nói là khỏi hẳn thì cũng không đúng, vì bản thân cháu bé vẫn có cơ địa dễ dị ứng hơn người bình thường, chỉ là không biểu hiện thành bệnh dai dẳng mãn tính thôi

  9. Trần Quỳnh Anh says: Trả lời

    Cháu nhà mình bị lác sữa từ lúc 11 tháng tuổi đến giờ hơn 4 tuổi mà vẫn bị. Có phải cháu sang giai đoạn mạn tính rồi không? Trước mình tắm và bôi thuốc theo đơn bác sĩ cho suốt vẫn duy trì vậy. Thế này thì nên đổi thuốc phải không ạ?

    1. Hoa says: Trả lời

      Bé nhà mình cũng bị rất nặng, từ lúc 1 tháng đến 4 tháng không hết rất thương, đi Bệnh Viện Da Liễu bao nhiêu đợt, bôi đến corticoid luôn mà cứ bị lại. Sau đó được chị họ giới thiệu qua trung tâm thuốc dân tộc lấy thuốc, mình cũng đánh liều tin tưởng thử điều trị thuốc đông y 1 lần ai ngờ cháu rất hợp thuốc này, chỉ dùng có 2 tuần các vết mẩn đỏ giảm đi, cũng không thấy cháu dụi gãi nữa. Nay là tuần thứ 3 tiến triển vẫn rất tốt, mà bôi cái này thuốc tự nhiên nên cũng không dùng lâu hỏng da cháu. Bạn đổi cho cháu sang dùng thuốc đấy thử đi.

    2. Trần Quỳnh Anh says: Trả lời

      Có phải là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang ở trên bài viết nhắc tới không bạn? Thuốc có dễ dùng không vậy?

    3. Hoa says: Trả lời

      Đúng rồi bạn, thuốc dễ dùng mà, bác sỹ sẽ hướng dẫn với có kèm thêm chế độ ăn uống kiêng khem cho bé nữa. Cứ tuân thủ đúng là bệnh sẽ đỡ. Hôm mình đi khám gặp 1 chị cũng cho con khám lại nhìn da dẻ cháu rõ đẹp rồi hỏi ra mới biết trước đấy cháu bé cũng bị nặng nhưng dùng thuốc ở đó hơn tháng da đã gần như khỏi hoàn toàn rồi.

  10. tutinh221 says: Trả lời

    con em mới hơn hai tháng tuổi, hai bên má bị đỏ đỏ, đến bác sỹ nói là bị chàm sữa. hình như con cũng khó chịu nên nhiều hôm quấy khóc suốt đêm. mà cháu còn hay bị táo bón nữa, em thì hay bị mất sữa nên con phải uống nhiều sữa ngoài. hay do không hợp sữa ngoài ạ?

  11. An Linh says: Trả lời

    Các cháu nhỏ bị chàm sữa có cách chữa rất đơn giản mà lại hiệu quả. Đấy là lấy lá trầu không sạch đun lên tắm hàng ngày hoặc lá trà xanh nha các mẹ. 1 tuần chỉ nên tắm 3 lần thôi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Bệnh chàm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm giúp cải...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Cách trị chàm bằng lá muồng trâu giảm hẳn sau 1 tuần

Áp dụng cách trị chàm bằng lá muồng trâu, các triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát,… của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân...

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Bệnh chàm không chỉ khiến trẻ quấy khóc, ngứa ngáy, khó chịu mà còn thường xuyên tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy cha...

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, da nổi mụn nước, trợt loét, chảy dịch, nhiễm cộm và dày...

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ huynh lo lắng thực chất là một dạng bớt đỏ lành tính. Trong một số trường hợp, màu sắc chàm đỏ...

Ẩn