Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Chế độ ăn uống kiêng cữ cho người bị tiểu đường type 2

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học có vai trò vô cùng quan trọng đối với người bị tiểu đường type 2. Mục đích chính của việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là giúp bệnh nhân có đầy đủ năng lượng để hoạt động, kiểm soát cân nặng và đường huyết. Đồng thời giảm thiểu các biến chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

tiểu đường type 2 chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 2

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bị tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) là tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate xảy ra do dung nạp quá nhiều đường, khiếm khuyết về sản xuất insulin hoặc do cả hai nguyên nhân phối hợp. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, protide và gây tổn thương nhiều cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận, mạch máu,…

Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ sinh hoạt – đặc biệt là thói quen ăn uống. Thống kê cho thấy, đa phần những người mắc bệnh lý này đều bị thừa cân, béo phì, ăn uống quá mức, thường xuyên dùng các món ăn và thức uống chứa đường,… Không chỉ có vai trò trong cơ chế sinh bệnh, chế độ ăn còn có khả năng ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân bị tiểu đường bắt buộc phải xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chế độ ăn của người bị tiểu đường type 2 được xây dựng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cường độ vận động và độ tuổi của từng bệnh nhân.

Cách xây dựng thực đơn cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2

Người bị tiểu đường thường dễ bị sụt cân, suy nhược và có hệ miễn dịch suy yếu. Do đó khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và vi chất cần thiết. Tránh tình trạng ăn uống kiêng khem hoặc quá mức khiến sức khỏe suy giảm, bệnh tình chuyển biến nặng.

Khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2, cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau:

1. Hạn chế chất bột đường

Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiểu đường cả type 1 và type 2 là hạn chế các chất bột đường. Bởi đây là thành phần làm tăng đường huyết trong máu sau khi ăn. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng đối với tiến triển của bệnh. Nồng độ đường trong máu càng cao đồng nghĩa với việc bệnh tiến triển càng nhanh và có nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề.

tiểu đường type 2 không nên ăn gì
Hạn chế chất bột đường là nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường type 2

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần hạn chế sử dụng các loại chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, gout,…

2. Chia nhỏ bữa ăn

Bệnh nhân bị tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn (chính, phụ) để cơ thể hấp thu và chuyển hóa toàn bộ vi chất dinh dưỡng. Trong mỗi bữa ăn, cơ thể chỉ có thể dung nạp một lượng năng lượng nhất định. Nếu ăn uống quá mức, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa và tích lũy ở dạng chất béo trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn một bữa lớn còn khiến các cơ quan tiêu hóa (gan, dạ dày, ruột, tuyến tụy,…) phải chịu áp lực và dễ bị rối loạn.

chế độ an cho người tiểu đường type 2
Người bị tiểu đường type 2 nên chia bỏ bữa ăn để tránh tăng đường huyết đột ngột

Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường type 2 và người mắc các hội chứng chuyển hóa nên chia nhỏ bữa ăn (5 – 6 bữa) với số lượng thức ăn vừa phải để cơ thể hấp thu tối đa dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn nhiều bữa nhỏ còn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ đốt cháy mô mỡ dư thừa và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

3. Xây dựng thực đơn ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng

Tương tự như người khỏe mạnh, nhu cầu năng lượng của bệnh nhân tiểu đường cũng có sự khác biệt tùy theo độ tuổi, giới tính, tính chất công việc, cân nặng,… Do đó để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể, cần xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với nhu cầu. Theo các chuyên gia, mức năng lượng chung cho bệnh nhân bị đái tháo đường dao động khoảng 25 – 30kcal/ kg/ ngày.

4. Điều chỉnh tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng

Tiểu đường là bệnh lý hệ thống. Tình trạng tăng đường huyết trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể như thận, tim mạch, thần kinh ngoại vi, xương khớp, da,… Do đó, bệnh nhân tiểu đường type 2 cần phải điều chỉnh tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng để kiểm soát cân nặng và giảm thiểu các biến chứng của bệnh.

dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2
Năng lượng do protein mang lại chỉ nên chiếm từ 15 – 20% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn
  • Lipid (chất béo): Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị rối loạn lipid (mỡ máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,…). Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên bổ sung một lượng lipid vừa phải để thay thế năng lượng từ chất đường bột. Tuy nhiên để hạn chế rối loạn lipid máu, nên thay thế chất béo bão hòa bằng các loại chất béo không bão hòa như dầu hạt dướng dương, dầu đậu nành, dầu mè,… Tuy nhiên, tỷ lệ năng lượng mà lipid cung cấp không nên quá 25% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn.
  • Protein (chất đạm): Ăn quá nhiều đạm có thể tăng protein niệu – nhất là với bệnh nhân tiểu đường đã có biến chứng ở thận. Do đó, bệnh nhân chỉ nên cung cấp 0.8g protein/ kg/ ngày. Tỷ lệ năng lượng do protein chỉ nên dao động từ 15 – 20% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn.
  • Glucid (chất bột đường): Chất bột đường là thành phần sinh năng lượng và gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể bổ sung các loại glucid phức hợp ở các loại thực phẩm như khoai, củ, các loại hạt, ngũ cốc,… để cung cấp năng lượng cho cơ thể (chiếm khoảng 50 – 60% tổng số năng lượng). Hạn chế các loại đường đơn trong bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn đóng chai,…

5. Chú ý uống đủ nước

Mặc dù không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc cân bằng điện giải và duy trì các hoạt động chuyển hóa, sinh hóa. Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường thường có xu hướng tiểu nhiều hơn bình thường khiến cơ thể thiếu nước, uể oải và mệt mỏi.

Nếu chưa có biến chứng về thận, bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung khoảng 2 lít nước/ ngày. Có thể dùng nước bổ sung thêm khoáng chất, nước ép từ trái cây, rau củ tươi không thêm đường. Tuy nhiên nếu đã xuất hiện các rối loạn thận mãn tính, chỉ nên bổ sung 1 lít nước/ ngày để tránh giữ nước gây phù nề và tử vong.

Người bị tiểu đường type 2 nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc nắm bắt nguyên tắc xây dựng chế độ ăn, bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể tham khảo thông tin về các loại thực phẩm nên bổ sung, kiêng cử để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.

1. Thức ăn tốt cho người bị tiểu đường type 2

Người bị tiểu đường type 2 nên bổ sung các loại thực phẩm chứa ít đường bột, chất béo bão hòa,… để đáp ứng đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng thiết yếu. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt mà bệnh nhân bị tiểu đường type 2 nên tăng cường bổ sung:

tiểu đường type 2 chế độ ăn uống
Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
  • Các loại rau xanh: Rau xanh là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Chất xơ trong loại thực phẩm này có khả năng làm chậm tốc độ hấp thu đường, tạo cảm giác no và hạn chế tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong rau xanh còn giúp giảm tình trạng viêm mãn tính và hạn chế tình trạng kháng insulin (nguyên nhân gây tiểu đường type 2).
  • Các loại cá: Bệnh nhân tiểu đường thường được khuyến khích bổ sung các loại cá vào chế độ ăn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chất béo,… cho cơ thể. So với protein và lipid từ thịt, các thành phần này từ cá có khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn. Ngoài ra, Omega 3 trong các loại cá béo còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ và hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường lên các cơ quan này.
  • Trái cây ít đường: Tương tự như rau xanh, trái cây cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, nước,… Tuy nhiên để tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột, bệnh nhân chỉ nên bổ sung các loại trái cây ít đường như ổi, bưởi, đu đủ, táo xanh, việt quất.
  • Sữa chua: Sữa chua là thức ăn tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường type 2. Probiotic (lợi khuẩn) trong loại thực phẩm này có tác dụng điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và phòng ngừa táo bón (triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường). Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể vitamin D, canxi, đạm và các khoáng chất thiết yếu. Để tránh đường huyết tăng cao, chỉ nên sử dụng sữa chua không đường đã được tách béo.
  • Hạt chia (chia seed): Hạt chia là loài thực phẩm lành mạnh với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng dồi dào. Bổ sung hạt chia vào chế độ ăn có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, nhuận tràng và thanh thải độc tố. Bên cạnh đó, hạt chia còn là nguồn cung cấp protein, khoáng chất và đặc biệt là Omega 3, Omega 6 dồi dào cho cơ thể.
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu đỏ,… được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường type 2. Bên cạnh hàm lượng chất xơ, các loại đậu đều chứa hàm lượng protein thực vật tương đối cao giúp cơ thể có đủ năng lượng để vận động nhưng không gây tăng đường huyết đột ngột.
  • Trứng: Ngoài các loại cá, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng để cung cấp thêm đạm, chất béo và axit amin thiết yếu. Bệnh nhân tiểu đường type 2 nên bổ sung khoảng 1 – 6 quả trứng/ tuần. Tuy nhiên để tránh tăng cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nên hạn chế dùng lòng đỏ trứng trứng.
  • Các loại quả hạch: Các loại quả hạch như óc chó, hạt mắc ca, hạt dẻ,… cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất béo không bão hòa dồi dào cùng với chất xơ và protein cần thiết. Mặc dù cung cấp tương đối nhiều calo nhưng loại thực phẩm này không chứa nhiều đường bột như các loại ngũ cốc. Do đó, bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể bổ sung quả hạch vào chế độ ăn để cải thiện sức khỏe và ổn định đường huyết.

2. Tiểu đường type 2 cần kiêng gì?

Để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột, bệnh nhân tiểu đường type 2 cần kiêng cử một số loại thực phẩm chứa nhiều đường bột. Ngoài ra, nên hạn chế một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa.

chế độ ăn tiểu đường type 2
Kiêng cử tuyệt đối các loại đồ uống, thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có gas,…

Dưới đây là một số loại thực phẩm, thức uống bệnh nhân bị tiểu đường type 2 cần kiêng cử:

  • Thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường: Người bị tiểu đường type 2 nên hạn chế sử dụng thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường – đặc biệt là phức hợp đường đơn (có trong bánh kẹo, nước ngọt,…). Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các loại đường chuyên dụng cho dành cho người bị tiểu đường để tránh ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.
  • Tinh bột: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường đơn khi vào cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa tinh bột như gạo trắng, mì, bột mì,… Thay vào đó, có thể dùng gạo lứt, yến mạch, quinon và các loại ngũ cốc lành mạnh để hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
  • Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa là nguyên nhân gia tăng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Tình trạng này là yếu tố tiền đề để phát triển các bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy thận, cao huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường nên tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như nội tạng động vật, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp,…
  • Thịt đỏ và chế phẩm từ thịt: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng các loại thịt trắng và hạn chế tối đa khối lượng thịt đỏ trong bữa ăn. Bởi nhóm thực phẩm này có thể làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ rối loạn lipid máu và cao huyết áp. Ngoài ra các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, ăn quá nhiều thịt đỏ làm nghiêm trọng tình trạng kháng insulin khiến nồng độ đường huyết trở nên bất ổn.
  • Rượu bia: Rượu bia là loại thức uống bệnh nhân tiểu đường type 2 cần hạn chế tối đa. Mặc dù không tác động đến nồng độ đường trong máu nhưng sử dụng loại thức uống này thường xuyên làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh như rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, suy tim và tổn thương thận mãn tính.
  • Một số loại thực phẩm khác: Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường cũng nên hạn chế các món ăn chứa nhiều muối, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, đạm, sữa chưa tách béo,…

Trên thực tế, việc xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường type 2 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị đang áp dụng, độ tuổi và tính chất công việc (cường độ vận động) của từng cá thể. Do đó, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để hướng dẫn cách thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bệnh nhân có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. Ngoài chế độ dinh dưỡng, nên chú ý điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị.

Cùng chuyên mục

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây...

Thực đơn và chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường

Xây dựng thực đơn ăn uống cho người bị tiểu đường là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc. Chế độ dinh...

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì để có thể cải thiện bệnh tốt nhất là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn