Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Nội Dung Bài Viết
Căn cứ vào chỉ số đường huyết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính khiến con người dễ gặp phải các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy thận, mù mắt,…Với căn bệnh này, người bệnh cần sớm nhận biết các dấu hiệu và tiến hành kiểm tra chỉ số đường huyết để sớm phát hiện, điều trị kịp thời. Việc đo chỉ số đường huyết phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để có được kết quả chính xác nhất.
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do bị tăng lượng đường trong máu, thiếu hụt insulin. Khi bị tiểu đường, lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy không đủ đáp ứng yêu cầu cơ thể. Do đó, lượng đường tăng cao khiến cho bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt,…
Chỉ số đường huyết được hiểu là giá trị nồng độ glucose trong máu, thường đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dl. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này cao hơn mức bình thường thì sẽ rất dễ dẫn tới bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết thường có 4 loại: Đường huyết ngẫu nhiên, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, HbA1C,…
Với căn bệnh tiểu đường, các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ. Điều này khiến người bệnh nhầm lẫn và rất khó nhận biết. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm để có thể biết được bản thân có bị tiểu đường hay không. Cụ thể, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến sức khỏe khi xét nghiệm có các chỉ số như sau:
- Chỉ số glucose lúc đói: >126mg/dl (7mmol/l). Bệnh nhân bị tiểu đường.
- Chỉ số glucose lúc đói: <110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l). Người bệnh nên đem kết quả đến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
- Chỉ số glucose lúc đói: = 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l). Bệnh nhân đang bị rối loạn đường huyết lúc đói. Những trường hợp này, người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường trong khoảng 4 – 5 năm sau.
Glucose là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể. Thành phần này được chuyển hóa từ các loại thực phẩm và cung cấp cho các cơ quan con người. Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng bệnh, mức độ biến chứng,… mà bệnh nhân sẽ có chỉ số đường huyết khác nhau. Để xác định chính xác chỉ số đường huyết, người bệnh cần thực hiện khi đói bụng. Thông thường, bệnh nhân cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc tiến hành xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là những phương pháp cho kết quả chỉ số đường huyết đơn giản và chính xác nhất.
Chỉ số đường huyết bình thường của con người
Với căn bệnh tiểu đường, mọi người cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Hiện tại, bệnh tiểu đường vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào chữa trị khỏi hoàn toàn. Mọi phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh. Do đó, bệnh nhân cần phải thận trọng, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
# Chỉ số đường huyết của người bình thường như sau:
- 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l): ở thời điểm trước bữa ăn
- Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l): ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng
- 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l): ở thời điểm trước khi đi ngủ
# Với những bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc sẽ có chỉ số sau đây:
- Đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL (10 mmol/l)
- Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dL (< 7 mmol/l)
- Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <180 mg/dL (=10 mmol/l)
- HbA1C < 7 %
Khi tiến hành đo chỉ số đường huyết, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu chẳng may bị tiểu đường, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng. Với căn bệnh này, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng cân nặng, sống lạc quan, duy trì các hoạt động thể dục thể thao đều đặn sẽ nhanh chóng khỏe mạnh và ổn định sức khỏe.
Giải pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Hiện nay, tiểu đường là một trong những bệnh lý khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ngày càng phức tạp cảnh báo người bệnh không nên chủ quan. Việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết đối với bệnh nhân. Để tránh mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Tránh ăn những thức ăn có chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo.
- Tích cực ăn các loại rau xanh, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, trái cây cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm cho cơ thể nước ép trái cây
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập vừa sức
- Không nên luyện tập thể thao quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan để bệnh nhanh chóng được cải thiện
- Không thức khuya, làm việc căng thẳng, quá sức, ngủ đủ giấc
- Không làm việc nặng, dành thời gian để nghỉ ngơi để sớm phục hồi sức khỏe
- Kiểm soát cân nặng cơ thể, không được để tăng cân quá mức
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng những bài thuốc dân gia để chữa bệnh tiểu đường khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm là thực phẩm chức năng chữa trị bệnh tiểu đường.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Căn cứ vào chỉ số đường huyết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, mọi người nên tiến hành kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm kiểm soát và phát hiện bệnh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!