Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Mẹo hay chữa bệnh gút bằng lá trầu không bạn nên thử

Lá trầu không là một trong những vị thuốc quen thuộc trong dân gian, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như viêm họng, viêm tai, hen suyễn do thời tiết, chữa đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm trùng… Đặc biệt, lá trầu không còn có công dụng rất tốt trong điều trị bệnh gout, là phương pháp được nhiều người lựa chọn do cách thực hiện đơn giản lại an toàn lành tính. Dưới đây là cách chữa bệnh gút bằng lá trầu không mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Chữa bệnh gút bằng lá trầu không là mẹo dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng
Chữa bệnh gút bằng lá trầu không là mẹo dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng

Lá trầu không và công dụng chữa bệnh gút

Lá trầu không còn được gọi là trầu lương, thược tương, trầu cây, thổ lâu đằng… Là loài dây leo, cành hình trụ, nhẵn, lá hình tim tròn, mọc so le, có màu xanh sẫm bóng, hai mặt đều nhẵn. Trầu không là loài cây ưa ẩm, ưa sáng, có nguồn gốc ở Đông Nam Á, chủ yếu là các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ… 

Theo Đông y, lá trầu không vị cay nồng, mùi thơm hắc và tính ấm, quy vào các kinh như phế, tỳ vị. Có tác dụng chữa nhức mỏi hàn thấp, giảm viêm, tiêu viêm, chữa vết thương bị nhiễm trùng, vết thương có mủ gây đau đớn. 

Sở dĩ lá trầu không được sử dụng nhiều để giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh gút gây ra là vì:

  • Lá trầu không có tác dụng giảm đau: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tinh dầu trong lá trầu không có chứa các hoạt chất như Estragol, Eugenol, Chavicol, Chavibetol… Những hoạt chất này có thể tác động đến hệ thần kinh giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gout gây ra. 
  • Lá trầu không có tính kiềm: Do thuộc nhóm có tính kiềm, nên các hoạt chất trong lá trầu không khi đi vào cơ thể có thể hỗ trợ trung hòa nồng độ axit uric trong cơ thể. Từ đó giúp chuyển hóa và đào thải các axit uric trong máu ra ngoài cơ thể, ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng của bệnh gout.
  • Có khả năng sát trùng, chống nấm: Lá trầu không còn giàu chất chống oxy hóa do chứa lượng lớn polyphenol. Đặc biệt, loại lá này cũng có đặc tính sát trùng, kháng nấm, kháng viêm có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở khớp xương do hư tổn.

Ngoài ra, lá trầu không còn chứa các dưỡng chất như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, axit nicotinic, photpho, canxi, chất xơ, carbohydrate… có tác dụng rất tốt với sức khỏe của người bệnh. Thêm vào đó, cao chiết lá và tinh dầu trong lá trầu không còn có thể ức chế một số chủng vi khuẩn như liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, phế cầu, Staphylococcus albus… Do đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh gút bằng lá trầu không tại nhà.

Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu không

Có thể thấy, lá trầu không có các tác dụng như chống viêm khớp, giảm đau, trung hòa axit uric, tăng cường đào thải muối urat ra ngoài cơ thể và thúc đẩy phục hồi các tổn thương, rất tốt cho người mắc bệnh gout.

Có nhiều cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không có thể kể đến như:

1. Dùng lá trầu không với nước dừa

Lá trầu không và nước dừa xiêm có tác dụng rất tốt với bệnh gout
Lá trầu không và nước dừa xiêm có tác dụng rất tốt với bệnh gout

Chữa bệnh gout bằng lá trầu không và nước dừa là phương pháp được nhiều người áp dụng. Nước dừa được xem như một chất điện phân tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ dọn dẹp các cholesterol xấu trong mạch máu, cân bằng chuyển hóa các chất và đặc biệt là có khả năng lợi tiểu. Do đó, khi kết hợp với lá trầu không, nước dừa đóng vai trò như một chất hòa tan giúp các tinh thể muối urat và axit uric trong máu được đào thải ra ngoài theo đường tiểu một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá trầu không tươi (tránh lá quá già hoặc quá non), 1 trái dừa xiêm tươi chưa khui vỏ
  • Lá trầu không rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước, để ráo rồi thái nhỏ thành sợi hoặc xay nhuyễn hay giã nát 
  • Cắt dừa vát nắp, cho lá trầu không đã được giã nát vào ngâm 
  • Sau 30 phút thì lấy ra, chắt nước, bỏ bã, uống trước khi ăn sáng
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 1 tháng để thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện.

Lưu ý: Nên thực hiện đúng liều lượng, chỉ áp dụng vào buổi sáng, trước khi ăn ít nhất 1 tiếng để thấy hiệu quả.

2. Đắp lá trầu không chữa bệnh gút

Song song với việc dùng nước lá trầu không với dừa xiêm chữa bệnh gút, bạn có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm ở khớp bằng cách đắp lá trầu không. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng tấy, phù hợp với người không thể uống được nước lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước
  • Giã nhuyễn lá trầu không với một ít muối hột
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng xương khớp bị đau nhức.

Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 1 – 2 tháng sẽ thấy tình trạng sưng viêm khớp xương cải thiện đáng kể. Ngoài ra, nếu bạn không thích đắp bã thì có thể dùng lá trầu không hơ nóng rồi đắp lên vị trí khớp bị gout. 

3. Chữa bệnh gút bằng cách ngâm chân với lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để ngâm chân cũng là một trong những biện pháp chữa bệnh gout đáng để thử. Việc ngâm chân với nước lá trầu không không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu đến khớp xương mà còn hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy làm lành tổn thương. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, có tác dụng an thần, để người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun sôi với 1 lít nước
  • Khi sôi thì tiếp tục đun ở lửa nhỏ trong 10 phút cho các hoạt chất hòa tan hoàn toàn
  • Lọc lấy phần nước, bỏ bã, chờ nước nguội đi còn 40 – 50 độ C thì dùng nước này ngâm chân
  • Chỉ ngâm trong thời gian từ 10 – 15 phút, kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Lưu ý: Đây là phương pháp đặc biệt phù hợp với người bệnh gout ở bàn chân, khớp ngón chân. Nếu chân có vết thương hở thì không nên áp dụng để tránh phản tác dụng. Ngoài ra, không ngâm quá lâu để tránh máu lưu thông về chân quá nhiều gây ra các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt do tụt huyết áp.

4. Chữa bệnh gout bằng lá trầu không và mật ong

Mật ong cũng có tác dụng kháng viêm, giảm viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương. Ngoài ra, khi kết hợp với lá trầu không, loại nước ép này sẽ vừa giúp bạn giảm triệu chứng đau ở xương khớp vừa giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 – 10 lá trầu không ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước
  • Cắt nhỏ lá trầu không, cho vào máy, xay nhuyễn với 1 ly nước
  • Chắt lấy nước, bỏ bã, pha 1  – 2 muỗng cà phê mật ong với nước lá trầu không để uống

Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, mỗi lần chỉ uống 1 ly, liên tục 5 – 7 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp giảm thiểu đáng kể. 

Một số lưu ý khi chữa bệnh gout bằng lá trầu không

Không dùng lá trầu không đường uống cho phụ nữ mang thai, trẻ em, người già
Không dùng lá trầu không đường uống cho phụ nữ mang thai, trẻ em, người già

Khi áp dụng phương pháp chữa bệnh gout bằng lá trầu không bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không dùng lá trầu không đường uống cho trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người đang có các bệnh lý khác
  • Lá trầu không có dược tính cao, nếu sử dụng đường uống chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ, không nên lạm dụng để tránh tác dụng xấu đến sức khỏe
  • Mặc dù lá trầu không có tác dụng với người bị bệnh gout, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp dân gian, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định lá trầu không có thể chữa được bệnh gout. Vì vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị.
  • Trước khi đắp lá trầu không, bạn nên kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với dược liệu thiên nhiên này không bằng cách đắp một ít lá trầu không lên cánh tay. Sau 24 giờ nếu không có phản ứng gì thì có thể áp dụng.

Chữa bệnh gout bằng lá trầu không là mẹo dân gian đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện, cách thực hiện lại đa dạng, tùy vào tình hình sức khỏe mà bạn lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Liệu xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần phải nhịn ăn không?

Xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không tuy là vấn đề nhỏ nhưng không phải ai cũng biết. Acid uric là loại axit tồn tại trong cơ thể...

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gout ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Hiện nay, bệnh gout ở người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng tăng lên, gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Vậy...

Liệu bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có chữa khỏi được không?

Bệnh gout có thể chữa khỏi được không và chữa thế nào là hiệu quả nhất luôn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đồng thời, nó cũng là...

Mẹo dân gian chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột

Hướng dẫn chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột đúng cách

Chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột là một trong mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng khoa khọc...

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì là thắc mắc chung của nhiều người

Người mắc bệnh gout ăn được thịt gì?

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến chế độ ăn uống, người bệnh gout cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiên nhiều loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn