Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Mẹo dân gian chữa bệnh gút bằng gừng đơn giản dễ làm

Chữa bệnh gút bằng gừng là phương pháp đơn giản, dễ làm lại mang đến tác dụng khá tốt. Vậy vì sao có thể dùng gừng chữa bệnh gout? Cách thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp.

Vì sao có thể dùng gừng chữa gút?

Cách chữa bệnh gút bằng gừng và những điều cần lưu ý
Cách chữa bệnh gút bằng gừng và những điều cần lưu ý

Gout là một bệnh lý xương khớp, xảy ra do rối loạn acid uric trong máu. Bệnh gout không chỉ gây đau đớn, hạn chế sự vận động của bệnh nhân mà khi không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là liệt vĩnh viễn. Do đó, phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng.

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, chữa bệnh gout bằng gừng cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Nhưng có thật là gừng chữa được bệnh gút không?

Đối với mỗi người dân Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến gừng. Đây là loại gia vị quen thuộc, thường được dùng để làm tăng thêm hương vị cho nhiều món ăn khác nhau. Quan trọng hơn, gừng còn được xem như là một loại dược liệu, có mặt trong nhiều bài thuốc khác nhau. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng gừng để chữa trị các bệnh lý như: Rối loạn tiêu hóa nhẹ, buồn nôn, làm giảm đau bụng, xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh tim. Trong đó, chữa bệnh gút bằng gừng cũng đem lại hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh.

Sở dĩ như vậy là bởi lẽ trong gừng có chứa các hoạt chất kháng viêm, các chất chống oxy hóa. Đặc biệt là phải kể đến 2 chất chống viêm là gingerols và shogaols. Những chất này khi đi vào cơ thể có khả năng ức chế các tinh thể muối urat trong máu, giúp giảm đau khi cơn gút tấn công. Chính vì những lý do này mà khi sử dụng gừng đúng cách, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng gút được thuyên giảm rõ rệt.

Cách chữa bệnh gút bằng gừng đơn giản, hiệu quả

Uống trà gừng thường xuyên giúp làm giảm cơn đau do gút gây ra
Uống trà gừng thường xuyên giúp làm giảm cơn đau do gút gây ra

Tác dụng của gừng trong chữa bệnh gout chúng ta đã biết. Nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện các bài thuốc này. Nếu bạn cũng chưa biết nên điều trị gút bằng gừng như thế nào, có thể tham khảo các cách sau:

1. Ngâm chân bằng nước gừng

Khi bị gút, các khớp thường có biểu hiện sưng đỏ, gây đau nhức. Thường xuyên ngâm các khớp bị đau vào nước gừng sẽ làm giảm tình trạng này. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, giã nát. Đem bỏ gừng vào một cái nồi, cho một thìa muối hạt vào rồi đun sôi lên với khoảng 2 lít nước. Khi thấy nước đã sôi kỹ thì tắt bếp.

Chờ cho đến khi nước nguội bớt (nhiệt độ nước còn khoảng 50 độ C là tốt nhất), ngâm khớp bị đau vào. Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để bài thuốc mang lại tác dụng tốt.

2. Uống trà gừng trị bệnh gout

Không chỉ tốt cho sức khỏe, uống trà gừng còn là một trong những cách chữa gút đơn giản mà chúng ta không nên bỏ qua. Cách làm trà gừng như sau: Lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ,  rửa sạch, thái lát mỏng. Lấy 2 – 3 lát gừng tươi cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi nóng vào và đậy nắp khoảng 15 phút. Sau đó rót trà ra cốc để uống, chia lượng trà gừng thành vài lần để dùng hết trong ngày.

Nếu muốn dễ uống hơn, người bệnh có thể thêm vào chút mật ong. Sự kết hợp này cũng sẽ làm tăng hiệu quả của bài thuốc. Bởi không chỉ có gừng, mật ong cũng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, ngay cả khi không bị gout, bạn cũng có thể uống trà gừng mật ong thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.

3. Chữa bệnh gút bằng gừng bằng cách chườm gừng quanh khớp

Nên thực hiện các bài thuốc từ gừng thường xuyên để đem lại hiệu quả tốt nhất
Nên thực hiện các bài thuốc từ gừng thường xuyên để đem lại hiệu quả tốt nhất

Đây là cách giảm đau khá hiệu quả khi không may bị các cơn đau tấn công. Mỗi khi thấy đau khớp, hãy lấy gừng tươi gọt vỏ, băm nát. Đun sôi một ly nước, cho khoảng 1 thìa gừng băm nát bỏ vào. Chờ cho các hoạt chất trong gừng hòa tan trong nước, dùng một chiếc khăn thấm nước gừng và chườm lên vùng khớp bị đau. Để làm giảm tình trạng khó chịu vào ban đêm, bạn nên thực hiện cách này trước khi đi ngủ.

4. Bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày

Một cách chữa bệnh gút bằng gừng dễ làm nữa là thêm gừng vào các món ăn hàng ngày. Tuy là cách làm đơn giản nhưng sử dụng các món ăn từ gừng thường xuyên cũng sẽ làm giảm các cơn đau do gút gây ra. Bạn có thể làm các món ăn như: Thịt bò nấu gừng, gà nấu gừng… và sử dụng thường xuyên để mang đến hiệu quả như mong muốn.

Một vài lưu ý khi chữa bệnh gút bằng gừng

Cách trị gout bằng gừng được xem là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Gừng có tính ấm, nếu dùng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như: Khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng. Do đó, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống nước gừng quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng trà gừng khoảng 1 – 2 lần.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, chảy máu, mắc các bệnh lý về tim, sỏi mật.. không nên dùng gừng trị gút.
  • Áp dụng các bài thuốc thường xuyên và trong thời gian dài để mang đến hiệu quả tốt nhất.
  • Các bài thuốc chữa bệnh gút bằng gừng đều chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Vì thế, bên cạnh áp dụng cách chữa từ gừng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được sự tư vấn điều trị của bác sĩ .
  • Bổ sung thêm cho cơ thể các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước.
  • Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm gốc purin như thịt đỏ, hải sản, gia cầm, nội tạng động vật…
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá..
  • Khi đang bị gút, không nên vận động nặng và mạnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Trên đây là những cách chữa bệnh gút bằng gừng và một số điều cần lưu ý. Vì mắc phải bất cứ bệnh gì cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

Người mắc bệnh gout nên bổ sung 15+ loại rau quả sau

Rau củ, trái cây chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, đa dạng nhưng không làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, một số loại rau,...

10 Loại nước uống rất tốt cho người bị bệnh gout

Bổ sung các loại nước uống tốt cho người bị bệnh gout có thể tăng đào thải axit uric và hạn chế hình thành sỏi urate ở cơ quan bài...

Liệu bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh gout có lây nhiễm hay di truyền không?

Bệnh gout từ lâu đã trở thành cơn ác mộng của nhiều người, nó không chỉ gây ra những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe mà còn đến công...

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt, nên kiêng ăn rau gì

Bị bệnh gout ăn rau gì tốt và cần kiêng rau gì?

Rau củ là nhóm thực phẩm cực kỳ phổ biến, có mặt trong mọi bữa ăn của người Việt, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi mắc...

Những điều cần biết về hạt tophi

Hạt tophi – Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Hạt tophi là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh gout đã chuyển biến sag giai đoạn mãn tính nguy hiểm. Vậy thực chất thì hạt tophi...

Bị gout có nên mổ không? Khi nào nên phẩu thuật cắt hạt tophi?

Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường xuyên đối diện với những cơn đau nhức, sưng tấy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn