Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản dễ làm

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian thường dùng

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bạn nên thử

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa theo Đông y và cách điều trị từ gốc rễ

Mẹo hay chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa thử

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bạn nên thử

Chữa tổ đỉa bằng rau răm được ứng dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh thường áp dụng điều trị theo lời truyền miệng chứ chưa thực sự am hiểu về những công dụng, cũng như các sử dụng phương thuốc này. 

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm chỉ khi thực hiện đúng cách mới mang lại hiệu quả như mong muốn

Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng cơn ngứa ngáy âm ỉ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị tổ đỉa tại nhà đơn giản bằng nguyên liệu dân gian. Trong đó chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm thường được áp dụng bằng cách đắp trực tiếp, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Công dụng của rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do di truyền, do kích ứng với kim loại nặng. Bệnh có tỷ lệ bùng phát cao đối với những người thường bị căng thăng kéo dài, chàm cơ địa… Đặc trưng nhận diện bệnh tổ đỉa là các mụn nước li ti chứa đầy nước khiến bệnh nhân ngứa ngáy liên tục. Bệnh tổ đỉa có khuynh hướng phát triển mạn tính, bệnh thường kéo dài dai dẳng và tái phát thành nhiều đợt gây khó khăn cho việc điều trị.

Trong Y học dân tộc, rau răm được biết đến như vị thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh da liễu và xương khớp nói chung. Tên gọi khác của rau răng là cây thủy liễu, rau răm thường dùng để ăn kèm với một số món ăn bởi tính cay, ấm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, trong Đông y, rau răm có tính ấm, vị cay và có công dụng tiêu thực, trừ thấp,  tỳ vị, chống viêm.

Y học hiện đại đã công nhận những hoạt chất có lợi của rau răm, gồm có: Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene, Decanol. Các hoạt chất này đều có tác dụng hỗ trợ khắc phục các tổn thương do vi khuẩn, nấm và dị nguyên gây kích ứng. Đồng thời tác dụng của chúng tương đương như các loại thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể tăng cường đề kháng và miễn dịch phòng bệnh.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm
Chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương thuốc dân gian chỉ có hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ

Nhờ mang đến những chuyển biến tích cực trong điều trị kháng viêm, rau răm được áp dụng lâu đời trong các bài thuốc điều trị bệnh lý ngoài da. Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm là phương pháp được ứng dụng rộng rãi. Tinh dầu có trong rau răm nhanh chóng làm dịu da, hạn chế sự lan rộng của ổ viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu đặc trưng ở bệnh tổ đỉa.

Phương pháp dùng rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa được nhiều bệnh nhân đánh giá an toàn và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng có thể yên tâm áp dụng phương pháp này điều trị tại nhà. Rau răm là vị thuốc quen thuộc và dễ kiếm quanh nhà nên người bệnh dễ dàng tiết kiệm được chi phí điều trị.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm chỉ phù hợp với trường hợp bệnh mới tiến triển và chưa có dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng. Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng rau răm chữa tổ đỉa kết hợp cùng các phương thuốc bôi ngoài da khác để tránh các phản ứng không mong muốn.

Các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm

Bên cạnh công dụng điều trị bệnh tổ đỉa, rau răm còn được rất nhiều người sử dụng để điều trị các bệnh như viêm da cơ địa, lang ben, viêm da dị ứng… Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉ rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

1. Sử dụng độc vị rau răm

Chỉ riêng rau răm đã đem đến nhiều hoạt dược chất có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa. Trong dân gian sử dụng rau răm đắp trực tiếp ngoài da. Phương thức này đơn giản và phù hợp với những trường hợp bệnh tổ đỉa mới vừa bùng phát, chưa có dấu hiệu lan rộng. Hướng dẫn thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau răm tươi.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm đơn giản
Điều trị bệnh tổ đỉa bằng rau răm độc vị bằng cách giã nhuyễn rau răm và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh

Thực hiện:

  • Đem rau răm đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Rửa sạch vùng da bị tổ đỉa và lau khô bằng khăm mềm.
  • Dùng rau răm đem đi giã nát rồi đắp lên vùng da tổn thương.
  • Để nguyên hỗn hợp rau răm trên da trong 30 phút rồi rửa sạch và lau khô da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó để cân bằng bề mặt da.

Với phương thức điều trị đơn giản này, bệnh nên thực hiện đắp 1 – 2 lần/ngày sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Người bệnh tự điều chỉnh số lượng rau răm nếu triệu chứng bệnh có biểu hiện lan truyền diện rộng.

2. Sử dụng rau răm kết hợp với sài đất

Sử dụng lá rau răm kết hợp lá cây sài đất chữa bệnh tổ đỉa là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân áp dụng. Phương thuốc này mang đến chuyển biến tích cực cho các bệnh nhân bị tổ đỉa cơ bản, đồng thời giảm ngứa hiệu quả đối với trường hợp bệnh mạn tính.

Người bệnh có thể áp dụng tại nhà, phù hợp với mọi đối tượng nhờ thành phần dược tính dịu nhẹ và không kích ứng. Cây sài đất và rau răm đều là những vị thuốc có thể háng khuẩn rất tốt, vì thế khi áp dụng thường xuyên sẽ có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh và giảm viêm sưng, mụn ngứa đặc trưng ở bệnh tổ đỉa. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau răm
  • 1 nắm sài đất

Cách thực hiện:

  • Đem rau răm và sài đất đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng 15 phút để sát khuẩn.
  • Đợi đến khi vị thuốc ráo nước, đem rau răm đi giã nát, sài đất cho vào nồi đun sôi với nước sấp mặt.
  • Trước đó, người bệnh vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sạch sẽ và lau khô bằng khăn mềm.
  • Tiếp đến sử dụng rau răm giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong 30 phút.
  • Tiếp tục sử dụng nước sài đất để  ngâm rửa lại da sau khi đắp rau răm.

Những công dụng kháng viêm và giảm ngứa của rau răm và sài đất sẽ từ từ thẩm thấu vào da phát huy công hiệu. Người bệnh nên kiên trì thực hiện điều trị hàng ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần. Tiếp tục sau một thời gian thực hiện tình trạng tổ đỉa sẽ dần có chuyển biến tích cực.

3. Sử dụng rau răm với lá trầu không

Một mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm mà bạn nên thử là kết hợp rau răm cùng với lá trầu không. Tương tự như rau răm, lá trầu không chữa tổ đỉa có hiệu quả tương đối tối. Đây là một loại dược liệu có tính sát khuẩn cao, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi có quá trình hồi phục. Những hoạt chất có trong lá trầu không như: carvacrol, chavicol, alkaloid… được so sánh với các loại kháng sinh tự nhiên. Chúng có tác dụng kiểm soát sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây tổ đỉa.

Phương thuốc điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm có thể chữa được chứng tổ đỉa ở chân, tay giai đoạn nhẹ. Người bệnh sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh, cách thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau răm tươi.
  • 10 – 15 lá trầu không.

Thực hiện:

  • Đem rau răm và lá trầu không rửa sạch và ngâm muối 15 phút.
  • Vò nát rau răm và lá trầu không (không vò đến khi ra nước).
  • Đun sôi 2 lít nước cùng với 1 thìa muối biển,
  • Đợi đến khi nước ấm rồi cho hỗn hợp lá rau răng và trầu không vào.
  • Sau đó dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bị tổ đỉa.

Người bệnh dùng nước rau răm và trầu không để rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần. Phương pháp này không chỉ giúp sát khuẩn mà còn hỗ trợ giảm ngứa, cung cấp độ ẩm cho da hiệu quả.

4. Sử dụng rau răm kết hợp muối biển chữa tổ đỉa

Trong Y học hiện đại có chứng minh về công dụng kháng khuẩn và sát trùng của muối biển. Có thể kết hợp muối biển rang nóng để chườm lên vùng da bị ngứa ngáy, sưng phồng do tổ đỉa. Hoặc áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và muối biển để dưỡng ẩm, loại bỏ các tế bào chết và giúp làn da được sáng hơn.

Phương pháp này đơn giản trong khâu chuẩn bị nhưng mang lại hiệu quả tích cực cho bệnh nhân. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau răm tươi
  • 3 thìa muối biển
Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và muối biển
Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm và muối có thể sát trùng vùng da bị tổ đỉa hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Đem rau răm rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối 15 phút để sát khuẩn.
  • Đợi đến khi rau răm ráo nước, sau đó cho vào cối xay nhuyễn.
  • Tiếp đó cho 3 thìa muối biển vào khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa vè vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước ấm, sau đó dùng khăn sạch lau khô.
  • Đem hỗn hợp muối và rau răm bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa massage nhẹ nhàng.
  • Giữ hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch da lại với nước.

Phương pháp điều trị này mang lại những chuyển biến tích cực trong 2 – 3 tuần thực hiện liên tục. Người bệnh nên áp dụng hàng ngày vào mỗi buổi sáng và tối để vùng da bị bệnh có thể hấp thu những chất cơ lợi giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Những lưu ý khi sử dụng rau răm chữa bệnh tổ đỉa

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm có độ an toàn và lành tính với đa số các đối tượng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhỏ bệnh nhân xảy ra phản ứng ngoài dự tính, để sử dụng rau răm chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả bệnh nên nên lưu ý:

  • Phương thuốc dân gian nói chung và rau răm nói riêng đều mang đến hiệu quả chậm. Để đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đạt được kỳ vọng điều trị như mong muốn.
  • Các hoạt dược chất có trong rau răm chỉ phát huy công dụng với những trường hợp tổ đỉa ở mức độ nhẹ. Thời gian phương thuốc tác dụng nhanh hay chậm còn  phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
  • Người bệnh nên chọn lựa phần rau răm có lá tươi, không sâu hại, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo. Bạn cũng nên ngâm rau răm qua với nước muối loãng trong 15 – 20 phút để sát khuẩn trước khi dùng đắp trực tiếp lên da.
  • Tính nóng cúa rau răm có thể gây kích ứng da nếu dùng với liều lượng lớn. Vì thế bệnh nhân chỉ sử dụng ở mức độ vừa đủ và tần suất vừa phải để đảm bảo an toàn. Đối với trẻ em, người lớn có làn da nhạy cảm nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành điều trị bằng rau răm.
  • Trước khi điều trị bằng rau răm, nên vệ sinh da bằng nước ấm thật sạch và lau khô để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
chữa bệnh tổ đỉa đơn giản tại nhà
Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch trước khi áp dụng chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm
  • Trong thời gian điều trị tổ đỉa, hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, thuốc tẩy rửa, nước rửa chén. Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên dùng găng tay, mặc đồ bảo hộ,… để bảo vệ da khỏi tổn thương.
  • Người bệnh không nên dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổ đỉa, hoặc chà xát vùng da bị bệnh. Khi mụn nước vỡ ra sẽ lan sang các vùng da xung quanh khiến tổ đỉa lan rộng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, uống nhiều nước. Đồng thời tránh dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng khiến cơn ngứa xuất hiện dữ dội hơn. Người bệnh cũng cần tránh dùng bia rượu, thuốc lá,…
  • Trường hợp bệnh nhân đã dùng rau răm điều trị bệnh tổ đỉa mà vẫn không có chuyển biến tích cực. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên dừng sử dụng, tìm đến các trung tâm Da liễu uy tín để được hỗ trợ điều trị phù hợp.

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm tuy đơn giản nhưng có thể khắc phục được những triệu chứng cơ bản của bệnh. Người bệnh nên kiên trì áp dụng các phương pháp chữa tổ đỉa bằng thuốc dân gian tại nhà trước khi sử dụng thuốc tân dược. Hi vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích người bệnh trong việc đẩy lùi các triệu chứng tổ đỉa.

Bài viết đưa ra những thông tin mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Cùng chuyên mục

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị. Áp dụng...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong...

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm - Eczema. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da có dạng mụn nước sâu, mọc khu...

Chữa tổ đỉa bằng muối biển và những điều cần lưu ý

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách

Chữa tổ đỉa bằng muối là phương pháp chữa bệnh tại nhà dễ làm, có hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng. Vậy vì sao có thể...

Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng có hiệu quả không?

Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản dễ làm

Từ lâu, mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đã được dân gian lưu truyền rộng rãi. Bí quyết đơn giản này có thể cải thiện các tổn thương do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn