Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng cây huyết dụ cực đơn giản
Nội Dung Bài Viết
Cây huyết dụ là một loại thảo dược được sử dụng khá phổ biến trong Đông y, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu huyết rất tốt. Chính vì vậy mà loại dược liệu này thường được dân gian dùng để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trong đó có bệnh trĩ.
Công dụng của cây huyết dụ trong việc chữa bệnh trĩ
Huyết dụ là một loại cây sống lâu năm, cây nhỏ và cao khoảng 2m. Thân cây mảnh mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn hình lưỡi kiếm dài, có cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh. Quả mọng hình cầu và mùa hoa quả thường rơi vào tháng 12 đến tháng 1.
Theo Đông y, cây huyết dụ có tính mát, vị nhạt nhưng hơi đắng có tác dụng bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ rất tốt. Chính vì vậy mà cây huyết dụ được sử dụng phổ biến trong Đông y để làm thuốc điều trị các bệnh lý như: Bệnh trĩ, ho ra máu, rong kinh, tiểu ra máu, sốt xuất huyết, bệnh lậu, băng huyết,…
Ngày nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ, trong đó có điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian vẫn được nhiều người lựa chọn tin dùng bởi bài thuốc này không chỉ mang đến hiệu quả điều trị tích cực mà còn không gây ra bất kỳ tác dụng nào và khá an toàn.
Bên cạnh đó, các bài thuốc từ cây huyết dụ đều kết hợp với các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho quá trình thực hiện. Đây là nguyên liệu được dùng để chữa bệnh từ rất lâu nhưng vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng cây huyết dụ cực đơn giản
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, nhiều người thường sử dụng lá và cây của huyết dụ để điều chế thành các bài thuốc để hỗ trợ làm teo các búi trĩ, giúp cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng cây huyết dụ được lưu truyền và sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng cây huyết dụ để chữa bệnh trĩ
Bản thân cây huyết dụ đã có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Vì vậy, mà bạn chỉ cần áp dụng bài thuốc này bằng các bước thực hiện đơn giản tại nhà.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch cây huyết dụ, ngâm với nước muối loãng rồi cắt ra thành từng đoạn ngắn.
- Bước 2: Cho các đoạn đã cắt vào một cái nồi và đun sôi cùng với 2 bát nước.
- Bước 3: Đun sôi thật kỹ để cho các hoạt chất trong cây huyết dụ hòa tan vào nước và đun cho đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp.
- Bước 4: Để cho nước thuốc nguội bớt rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh lành hẳn.
2. Sử dụng cây huyết dụ kết hợp với một số nguyên liệu khác để chữa bệnh trĩ
Bạn có thể kết hợp cây huyết dụ với các loại thảo dược khác cũng có tác dụng để chữa bệnh trĩ như: Lá sống đời và lá băn (hay còn gọi là xích đồng nam).
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 40g lá huyết dụ tươi
- 20g lá sống đời (lá bỏng)
- 20g lá băn (xích đồng nam)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 3 nguyên liệu trên thật kỹ và ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước hẳn.
- Bước 2: Phơi các nguyên liệu dưới trời nắng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
- Bước 3: Sau khi phơi, cho tất cả nguyên liệu đun sôi với nước (đổ đầy nước) trên lửa nhỏ, sắc cho đến khi thuốc còn phân nửa nồi thì đem ra sử dụng.
- Bước 4: Chia thuốc làm thành 2 lần uống trong ngày, thời điểm uống tốt nhất là sau mỗi bữa ăn chính. Áp dụng đều đặn trong vòng từ 2 – 3 tuần thì bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
3. Sử dụng lá huyết dụ để chữa bệnh trĩ
Lá của cây huyết dụ cũng là bộ phận được nhiều người sử dụng để chữa bệnh trĩ. Tác dụng của lá có thể dùng để chữa cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, người bệnh cần phải sử dụng đúng cách thì mới mang lại hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 20g lá huyết dụ tươi
- 200ml nước sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá huyết dụ và ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ sạch các bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 2: Phơi lá huyết dụ dưới trời nắng tốt trong thời gian 45 phút.
- Bước 3: Sau khi phơi, vò nhẹ lá rồi búi tròn lại và cho vào nồi đun sôi với 200ml nước trên lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp.
- Bước 4: Đợi cho đến khi nước nguội bớt rồi chia thành 2 lần uống, tốt nhất nên uống sau mỗi bữa ăn chính. Kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần sẽ giúp búi trĩ nhỏ lại và đỡ đau hơn.
Những lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ
Cây huyết dụ là loại thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý đến những thông tin như sau:
- Chữa bệnh trĩ bằng cây huyết dụ sẽ có thời gian điều trị lâu hơn so với dùng thuốc tây, vì vậy đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đúng cách thì mới phát huy được tối đa công dụng vốn có của nó.
- Bài thuốc này chỉ áp dụng cho trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, giai đoạn bệnh mới khởi phát. Đối với trường hợp mắc bệnh nặng thì hầu như không mang lại hiệu quả điều trị.
- Bên cạnh quá trình điều trị, người bệnh cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp. Nên ngủ sớm, đủ giấc, uống nhiều nước và ăn rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.
- Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh tình nặng hay nhẹ mà bài thuốc từ cây huyết dụ sẽ mang đến kết quả khác nhau. Nếu trong quá trình sử dụng, nếu bắt gặp những triệu chứng lạ thì hãy nhanh chóng khai báo với bác sĩ.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, tuân thủ đầy đủ sự hướng dẫn và lời khuyên từ bác sĩ.
- Cây huyết dụ chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc trên, người bệnh cần vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, nên sử dụng đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tích cực.
Trên đây là một số mẹo sử dụng cây huyết dụ để chữa bệnh trĩ. Để kiểm soát bệnh hoàn toàn, người bệnh nên kết hợp chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc từ cây huyết dụ với sử dụng thuốc cùng với thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh và can thiệp ngoại khoa khi tình trạng ở mức độ nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm: 7 Bài tập yoga hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!