Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng bạn nên thử

Chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng là phương pháp dân gian, mang đến hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Vậy vì sao có thể dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ? Cách thực hiện như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.  

Công dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ

Lộc vừng hay lộc mưng là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Đây là loại cây thuộc chi Lộc vừng, có gốc, thân đẹp, hoa màu đỏ. Khi nở, hoa có mù thơm. Chính vì vậy, nó thường được trồng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Nhiều người có xếp loại cây này vào 4 loại cây cảnh quý gồm: Sanh, sung, tùng, lộc.

Dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ có tốt không?
Dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ có tốt không?

Không chỉ được trồng để làm cảnh, tất cả các bộ phận như lá, hạt, quả, rễ của cây lộc vừng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu và mang đến hiệu quả tốt. Sở dĩ có thể chữa trĩ bằng lộc vừng bởi lẽ:

Theo Đông y, lộc vừng là loại cây có vị ngọt, tính bình đi vào phế, tỳ, can, thận. Nó có tác dụng bổ huyết minh nhục, bổ can thận, thông nhũ, khu phong nhuận tràng, sinh tân dưỡng phát. Do đó, lộc vừng thường dùng cho các trường hợp bị suy nhược cơ thể, da xanh thiếu máu, râu tóc bạc sớm, ù tai, hoa mắt chóng mặt, ít sữa, trĩ, kiết lị, táo bón, huyết niệu, kiết lỵ, táo bón.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy trong cây lộc vừng chứa saporin và các hoạt chất có tác dụng sát trùng. Vì vậy, nó có thể làm lành vết loét, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp cầm máu, nhuận tràng. Do vậy, chúng ta có thể dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng

Cách chữa trĩ bằng cây lộc vừng vô cùng đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện theo một số bước dưới đây:

  • Chuẩn bị khoảng 20gr lá lộc vừng loại bánh tẻ, không non cũng không già. Đem chúng đi rửa sạch, ngâm cùng với nước muối chừng 10 phút để loại bỏ hết vi khuẩn.
  • Vào mỗi tối trước khi đi ngủ, lấy một nắm lá cây lộc vừng cho vào miệng, nhai nát rồi nuốt nước. Bã của nó nhai nát rồi đắp lên vùng hậu môn.
  • Giữ nguyên bã lá lộc vừng tại hậu môn chừng 15 phút rồi đi rửa lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện bài thuốc khoảng 10 – 15 ngày sẽ giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.

Vì trong lá lộc vừng chứa các hoạt chất tiêu viêm, sát trùng, giúp làm lành mau chóng vết thương. Đồng thời, nuốt nước lá lộc vừng giúp bệnh nhân hết táo bón, làm co búi trĩ. Do đó, áp dụng bài thuốc thường xuyên sẽ thấy cảm giác khó chịu do trĩ sẽ không còn.

Vài điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng

Trĩ là bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải
Trĩ là bệnh lý phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải

Trĩ là bệnh lý phổ biến thường gặp ở những người làm các công việc đòi hỏi ngồi  hoặc đứng nhiều. Các triệu chứng như đau, ngứa không những làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà khi không được điều trị sớm, nó có thể gây ra các biến chứng khác. Trong trường hợp bị trĩ nhẹ và đã chán ngấy với việc phải uống thuốc kháng sinh hoặc không thể dùng thuốc do đang mang thai, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc chữa trĩ bằng lộc vừng.

Tuy nhiên, cũng giống như các bài thuốc dân gian khác, dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ thường chỉ có tác dụng đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ, các búi trĩ chưa bị sa ra ngoài hậu môn. Còn với những người bệnh đã tiến triển nặng, búi trĩ sa ra ngoài thì bài thuốc thường không mang lại tác dụng. Tốt nhất là bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ để khám và được tư vấn cắt trĩ hoặc cách điều trị hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, để bài thuốc trị trĩ bằng cây lộc vừng mang lại tác dụng như mong muốn, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày của mình. Vì thực phẩm chúng ta sử dụng sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày và đường ruột. Để bệnh mau lành và tránh nguy cơ tái phát, đòi hỏi bệnh nhân cần ăn uống hợp lý. Nên uống nhiều nước, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm nhuận tràng như khoai, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua… Đồng thời, tránh xa các chất kích thích, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cứng.

Ngoài ra, vận động tập thể dục thường xuyên cũng là biện pháp tốt để làm giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ. Do đó, người bệnh nên kết hợp tập luyện các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa bệnh khác bằng cây lộc vừng

Như đã được đề cập, ngoài bệnh trĩ, lộc vừng có thể được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây lộc vừng thường được sử dụng:

*) Điều trị suy nhược cơ thể:

Vừng đen có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể
Vừng đen có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể
  • Chuẩn bị: 100g vừng đen, 100g lá dâu non.
  • Cách thực hiện: Hạt vừng đen đem rang, lá dâu non sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đồ chín, đem đi sấy khô. Đem cả vừng đen rang và lá dâu non sấy khô tán thành bột mịn. Cho thêm mật ong nguyên chất vào, trộn đều rồi vo thành từng viên nhỏ.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống từ 10 – 20g, kiên trì thực hiện một thời gian sẽ thấy được hiệu quả của nó.

*) Làm thuốc bổ âm:

  • Chuẩn bị: 500g hạt vừng đen, 1000g thục địa, 500g lá dâu non (đã đồ chín và sấy khô), 100g lá vông nem, 150g hạt sen.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem tán thành bột mịn, trộn cùng với mật ong cho đều và vo thành từng viên nhỏ. Sau đó cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần uống khoảng 10g bột thuốc. Kiên trì thực hiện để bài thuốc đem lại tác dụng tốt.

*) Chữa vảy nến bằng cây lộc vừng:

  • Chuẩn bị: 12g vừng đen, 12g sinh địa, 12g huyền sâm. 12g hà thủ ô, 12g ké đầu ngựa.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên với nước để uống. Mỗi ngày dùng một thang.

*) Điều trị xơ cứng mạch máu, chữa tăng huyết áp, táo bón:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 50g hà thủ ô, 50g vừng đen, 50g ngưu tất.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn để sử dụng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống bột thuốc 3 lần, mỗi lần 10g để mang đến hiệu quả tốt nhất.

*) Chữa đau đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, chóng mặt, thiếu máu, táo bón, “kiện thân ích thọ”cho người già:

Cháo vừng còn gọi là chi ma túc. Đây là loại cháo được nấu từ gạo tẻ và vừng đen với lượng bằng nhau, sau đó cho thêm chút đường hoặc muối là có thể dùng được. Món ăn này có thể ăn nóng hoặc nguội, ăn vào các bữa phụ hoặc điểm tâm. Mặc dù là món ăn dân giã nhưng cháo vừng lại có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu…

Trên đây là cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng và một số điều cần lưu ý. Vì đây là bài thuốc từ thiên nhiên nên rất lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu bệnh đang nhẹ và bạn chán phải uống thuốc tây, có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc trên đây để chữa trĩ cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp diện chẩn có hiệu quả không?

Rất nhiều người sử dụng cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp diện chẩn để kích thích hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng...

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu chi tiết từng bước

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu là mẹo trị bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Nhân dân tận dụng đặc tính chống viêm, sát trùng và cầm...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ mọc hoang trong vườn

Rất nhiều người bất ngờ bởi cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ. Đây là một trong những phương pháp giúp kiểm soát được triệu chứng đau rát, sung...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa theo kinh nghiệm dân gian

Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa là mẹo trị bệnh được lưu truyền theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này có thể cải thiện triệu chứng ngứa hậu môn,...

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT và thông tin cần biết

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT được đánh giá cao bởi độ an toàn và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Đây là một trong những phương pháp được...

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp bấm huyệt có thật sự hiệu quả?

Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y. Liệu pháp này tận dụng lực từ bàn tay nhằm thúc đẩy tuần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn