Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

16 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc, giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Dùng lá muồng trâu trị vảy nến có khỏi được không?

Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt và những điều cần lưu ý

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ lâu và mang lại tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây. 

Vì sao có thể dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến?
Vì sao có thể dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến?

Cách chữa vảy nến bằng lá lốt đơn giản, an toàn

Với hương thơm đặc trưng, lá lốt  được xem là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như chả cá lá lốt, bò cuốn lá lốt, ốc nấu chuối… Không chỉ thế, nó còn được nền y học cổ truyền xem là một loại thảo dược quý, được dùng để điều trị nhiều bệnh lý như đau bụng do lạnh, phù thũng, trị phong thấp… Theo các ghi chép từ Đông y, lá lốt có mùi thơm, vị cay nồng,  tính ấm, vào tỳ vị. Nó có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống. Do đó thường được sử dụng để chữa chứng tiêu chảy, chán ăn đầy bụng, hội chứng kiết lỵ… Trong đó chữa vảy nến bằng lá lốt cũng mang đến tác dụng đáng kể trong việc khắc phục bớt các triệu chứng bệnh.

Để điều trị vảy nến bằng lá lốt, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo các cách sau:

  • Cách 1: 

Chuẩn bị khoảng 10 nhánh lá lốt tươi, không bỏ rễ. Sau đó đem chúng đi rửa sạch rồi cho vào nồi, đun sôi lên với khoảng 2 lít nước. Đến khi nước đã sôi kỹ thì tắt bếp, chờ cho nguội bớt rồi đem nước này hòa với nước sạch để tắm. Sau khi tắm xong thì lấy khăn sạch lau khô rồi mới được mặc quần áo. Lưu ý là sau khi tắm bằng nước lá lốt, người bệnh không nên tắm lại bằng nước lã. Vì điều này có thể làm giảm đi công dụng của bài thuốc.

  • Cách  2:

Trong trường hợp không thể chuẩn bị lá lốt tươi, có thể dùng lá lốt khô để thay thế. Việc hái cả cây lá lốt rồi phơi khô cũng sẽ giúp bảo quản được lâu và dùng được lâu hơn. Tương tự như cách dùng lá lốt tươi, nếu dùng lá lốt khô, bạn lấy khoảng 10 nhánh lá lốt đem cho vào nồi rồi nấu lên. Dùng nước này để tắm thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh vảy nến gây ra.

Một vài điều cần lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da để giúp giảm bong tróc, khô da
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da để giúp giảm bong tróc, khô da

Cũng giống như các bài thuốc dân gian khác, chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt được xem là an toàn vì chúng ít khi gây tác dụng phụ. Thêm vào đó, nó cũng rất dễ thực hiện, lại tiết kiệm chi phí nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để bài thuốc này mang đến hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Trước khi tắm bằng lá lốt, nên tắm bằng nước sạch trước để loại bỏ bớt vi khuẩn và các vảy bong tróc trên da.
  • Để tăng hiệu quả của bài thuốc, nên để nước lá lốt vào cái chậu lớn rồi ngâm mình trong đó chừng 10 phút. Dùng bã lá lốt để chà xát nhẹ vào vùng da bị vảy nến.
  • Không nên sử dụng dầu gội, sữa tắm có chất tẩy rửa  trong khi đang bị bệnh.
  • Bệnh nhân cần kiên trì áp dụng bài thuốc này thường xuyên để nó mang lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện bài thuốc khoảng 1 lần mỗi ngày, khoảng 3 lần mỗi tuần và mỗi lần tắm không quá 10 phút. Những ngày không tắm bằng nước lá lốt thì nên tắm bằng nước ấm với nhiệt độ vừa phải.
  • Sau khi tắm, hãy sử dụng khăn sạch lau khô người rồi mới được mặc quần áo. Nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng để tránh tình trạng kích ứng trên da.

Bên cạnh đó, để bệnh vảy nến mau được khắc phục, bệnh nhân cần chú ý thêm một số điều sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, các chất tẩy rửa. Nếu cần sử dụng thì cần phải dùng đến bao tay hoặc đồ bảo hộ khác.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên để  hạn chế tình trạng làn da bị bong tróc, nứt nẻ.
  • Luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ. Bởi căng thẳng kéo dài chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh vảy nến trầm trọng thêm.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… hoặc những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt thường chỉ mang lại tác dụng đối với những trường hợp bệnh đang nhẹ, mới chớm. Do đó, nếu bệnh đã nặng hoặc áp dụng một thời gian mà không thấy các triệu chứng có sự cải thiện, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị khác.

Trên đây là cách chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt và một số điều cần lưu ý. Tuy không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng nó lại gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Do đó, tốt nhất là nên tìm các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh...

Bệnh vẩy nến thể mảng và các thông tin cần biết

Vảy nến thể mảng là gì? Đặc điểm và cách điều trị

Trong số các dạng của bệnh vảy nến, vảy nến thể mảng được xem là loại phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân vô cùng...

Bị bệnh vảy nến ăn gì?

Danh sách các nhóm thực phẩm tốt cho người bị vảy nến

Các thực phẩm giàu kẽm, acid béo omega-3, chất chống oxy hóa, acid folic... là danh sách thức ăn dành cho người bị vảy nến. Thường xuyên sử dụng các...

Vảy nến theo Đông y và cách chữa trị

Bệnh vảy nến theo đông y và các bài thuốc điều trị

Chữa vảy nến bằng Đông y cần phải dựa vào từng thể bệnh mới có thể xác định phương thuốc phù hợp. Các bài thuốc này cần áp dụng các...

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng...

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?

Vảy nến là bệnh lý do sự rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể khiến làn da trở nên sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy,... Vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn