Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Mẹo dân gian chữa đau dạ dày bằng cây rau mương

Chữa đau dạ dày bằng cây rau mương giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua,… do bệnh đau dạ dày gây ra. Phương pháp này được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người áp dụng.

chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
Cây rau mương giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày.

Tác dụng của cây rau mương trị đau dạ dày

Rau mương rất quen thuộc với mọi người. Đây là loại rau được sử dụng làm thuốc và ăn hàng ngày. Người dân các địa phương như Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Nguyên,… thường sử dụng rau mương để chữa trị bệnh đau dạ dày. Loại thảo dược này cao khoảng 25 – 50 cm, có thân mọc đứng, hoa nhỏ có màu trắng, không cuống.

Theo Đông y, rau mương có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, tiêu sưng, tiêu thũng,… Loại thảo dược này thường được thu hái vào mùa hè, được phơi khô dùng dần. Rau mương còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường ruột.

chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày ở giai đoạn mới khởi phát sử dụng phương pháp chữa đau dạ dày bằng cây rau mương. Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể thực hiện cách chữa trị này nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng, bệnh nhân không nên áp dụng. Bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều thuốc từ cây rau mương, dạ dày của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây viêm loét nặng.

Hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh về tác dụng vượt trội của cây rau mương trong việc chữa trị bệnh đau dạ dày. Hiệu quả của phương pháp chữa đau dạ dày bằng cây rau mương còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe của bệnh nhân, mức độ mắc bệnh,…Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày bằng cây rau mương nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên ngưng dùng và tiến hành thăm khám, chữa trị sớm.

Cách chữa đau dạ dày bằng cây rau mương

Hầu hết các bộ phận của cây rau mương (thân, cành, rễ, hoa, lá, quả) đều có thể sử dụng để chế biến thuốc. Đây là loại cây rất quen thuộc và rất dễ tìm thấy xung quanh vườn. Với những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây rau mương được những người trong dân gian chia sẻ sau đây.

1. Uống nước lá rau mương

chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
Uống nước cây rau mương giúp giảm đau dạ dày

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá rau mương khô (60g) hoặc lá rau mương tươi
  • Nước tinh khiết (1,5 lít)

+ Cách thực hiện như sau:

# Cách 1: Lá rau mương khô

  • Cho lá rau mương khô rửa sạch vào ấm nấu chung với 1,5 lít nước
  • Bạn đun nhỏ lửa cho đến khi cạn nước, chỉ còn lại một nửa thì tắt bếp.
  • Chia nước này ra làm 2 – 3 lần uống và uống trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút
  • Với phương pháp này, bạn cần kiên trì thực hiện trong khoảng 10 – 15 ngày sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.

# Cách 2: Lá rau mương tươi

  • Cho lá rau mương tươi lên chảo sao vàng cho có mùi thơm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Cho lá rau mương được sao vàng ra một mảnh vải
  • Đợi khi lá rau mương nguội thì bạn sử dụng sắc thuốc uống như phương pháp áp dụng đối với lá rau mương khô.
  • Chia nước thuốc ra uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra.

2. Chế biến món ăn (Rau mương xào thịt)

chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
Món ăn giúp hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rau mương non (100 – 200g)
  • Thịt heo nạc (50g)

+ Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch rau mương và để ráo nước, thái thành từng khúc 2 – 3 cm
  • Đem thịt heo rửa sạch, băm nhỏ và ướp các loại gia vị
  • Cho dầu ăn vào nồi và phi thơm củ hành
  • Sau đó, bạn cho thịt băm vào và đảo đều.
  • Cuối cùng, cho rau mương non vào xào chín, nêm gia vị cho vừa ăn
  • Với món ăn này, bạn ăn cùng với cơm để giúp hỗ trợ cải thiện bệnh đau dạ dày.

3. Cây rau mương + Đường

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá và thân cây rau mương (60 – 100g)
  • Đường (2 muỗng)

+ Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá và thân cây rau mương rửa sạch và để ráo nước
  • Tiếp đến, bạn cho nguyên liệu này vào cối giã nhuyễn để lấy nước
  • Sử dụng nước này hòa chung với đường để uống
  • Người bệnh đau dạ dày uống trước bữa ăn từ 20 – 30 phút, trong khoảng 10 – 15 ngày sẽ giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Lưu ý chữa đau dạ dày bằng cây rau mương

Chữa đau dạ dày bằng cây rau mương là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, cách chữa trị này vẫn chưa được kiểm chứng. Hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào từng người bệnh. Khi chữa đau dạ dày bằng cây rau mương, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây.

chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị đau dạ dày
  • Tuyệt đối không được lạm dụng phương pháp chữa đau dạ dày bằng cây rau mương
  • Không nên tự ý thực hiện chữa đau dạ dày bằng cây rau mương khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
  • Tránh để thuốc chữa đau dạ dày bằng cây rau mương trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ gây mất tác dụng của thuốc
  • Người bệnh có thể bị nhiễm độc từ cây rau mương nếu không rửa cây sạch sẽ trước khi sử dụng vì thảo dược này thường mọc ở ao, hồ, sông, suối,…
  • Không được sử dụng cây rau mương ngâm rượu để uống vì dễ gây ra tác dụng phục, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, không được ăn những thức ăn có vị chua làm tăng dịch axit ở dạ dày. Cung cấp cho cơ thể các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép sinh tố khác
  • Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh đau dạ dày
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày với một lượng thức ăn vừa phải
  • Không được ăn quá nhiều hoặc để bụng quá đói
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không được làm việc quá sức, thức quá khuya
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh đau dạ dày mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được cách chữa đau dạ dày bằng cây rau mương. Vì phương pháp chữa trị này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng nên người bệnh cần phải thận trọng, không được tùy tiện áp dụng. Tốt nhất, nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng mắc bệnh đau dạ dày, bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hầu hết những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đều gặp phải tình trạng nôn ói, chảy máu, đi cầu nhiều lần,… Vậy xuất huyết dạ dày có nguy...

Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn món gì?

9 món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày nên thử

Cháo gạo nếp nấu với nho khô, hấp trứng gà với ngó sen, dùng táo tàu và sứa biển nấu đặc… là những món ăn tốt cho người bị xuất...

chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là mẹo đơn giản, lành tính và rất dễ thực hiện. Nếu áp dụng đều đặn và đúng cách, mẹo chữa này...

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vậy bị xuất huyết dạ dày có...

Top 7 thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật được đánh giá cao hiện nay

Các loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản đang được nhiều người đón nhận và đánh giá cao bởi những công dụng hiệu quả mà nó mang lại....

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng loét dạ dày tá tràng bị chảy máu bởi các ổ loét ăn thủng mạch máu ở thành dạ dày. Do đó, việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn