Hướng dẫn cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô
Nội Dung Bài Viết
Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô là mẹo đơn giản, lành tính và rất dễ thực hiện. Nếu áp dụng đều đặn và đúng cách, mẹo chữa này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau tức, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương do viêm ở niêm mạc.
Tìm hiểu tác dụng chữa đau dạ dày của lá tía tô
Đau dạ dày là một trong những triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa. Đây có thể là biểu hiện của viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp hay các bệnh đường ruột khác.
Bên cạnh việc dùng thuốc để khắc phục cơn đau và điều trị các bệnh lý nguyên nhân thì không ít người tìm đến các giải pháp tự nhiên. Trong đó, mẹo chữa đau dạ dày bằng lá tía tô được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng và chia sẻ rộng rãi.
Theo ghi chép từ các tài liệu Đông y, lá tía tô là dược liệu có vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng và tính ấm. Nó có nhiều công dụng quý bao gồm giải uất, tán phong hàn, chống viêm, làm lành niêm mạc. Dân gian thường dùng thảo dược này để trị cảm cúm cùng các chứng bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp.
Lợi ích chữa đau dạ dày của lá tía tô không chỉ được ghi nhận trong phạm vi dân gian mà còn được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học. Phân tích ghi nhận thảo dược này có chứa nhiều thành phần hoạt chất với dược tính tự nhiên cao. Phải kể đến như quercetin, acid rosmarinic,…
Nhờ đó mà thảo dược này có thể phát huy tốt công dụng kháng viêm, sát trùng ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa, điển hình như ở dạ dày. Từ đó hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột và khắc phục các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa.
Ngoài ra, lá tía tô còn chứa lượng lớn vitamin C cùng các khoáng chất. Đây đều là những thành phần rất tốt, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là làm giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng, mẹo chữa đau dạ dày bằng lá tía tô chỉ hỗ trợ khắc phục các triệu chứng. Điển hình như đau tức thượng vị, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản…
Việc dùng lá tía tô sẽ không thể tác động toàn diện tới các bệnh lý nguyên nhân. Vì vậy người bệnh tuyệt đối tránh tình trạng lạm dụng. Khi cơn đau và các triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng, hãy thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
Chia sẻ 5 cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô rất đơn giản
Lá tía tô không chỉ là một loại thảo dược, vị thuốc nam phổ biến mà còn là một loại rau ăn. Vì vậy bạn có thể dùng theo cách ăn sống, sắc nước uống, nấu cháo hay kết hợp thảo dược khác… để chữa đau dạ dày.
Dưới đây là 5 cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô được áp dụng rộng rãi:
1. Ăn lá tía tô tươi chữa đau dạ dày
Cách này chính là cứu cánh cho những người gặp phải đơn đau dạ dày đột ngột. Ăn lá tía tô tươi là cách rất đơn giản nhưng có thể phát huy tốt tác dụng của các thành phần hoạt chất có trong thảo dược. Giúp giảm đau nhanh chóng, hơn nữa còn hữu ích cho hoạt động của đường tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm khoảng 10 – 20g lá tía tô tươi
- Cần ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước
- Ăn sống lá tía tô, có thể kết hợp vài hạt muối để tăng vị giác
2. Uống nước lá tía tô thay trà
Nước lá tía tô có tác dụng tốt với việc giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc. Hơn nữa còn hữu ích với hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giúp giảm đau dạ dày. Đồng thời khắc phục các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
Cách đơn giản này còn giúp hỗ trợ các bệnh lý tiêu hoá – nguyên nhân gây đau dạ dày. Điển hình như chứng viêm niêm mạc dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi
- Đem thảo dược đi ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
- Cho lá tía tô vào ấm, thêm 500ml nước vào đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút
- Loại phần bã đi và chia nước sắc thu được thành nhiều lần uống trong ngày
- Nên uống khi còn ấm và kiên trì áp dụng nhiều ngày liền để nhận được kết quả tốt
3. Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô và gừng tươi
Kết hợp lá tía tô với gừng tươi là công thức trị đau dạ dày rất hiệu nghiệm mà bạn có thể tham khảo. Theo Đông y, gừng có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là làm ấm bụng, khắc phục các triệu chứng trào ngược dạ dày và buồn nôn rất tốt.
Hơn nữa, gừng tươi còn chứa nhiều thành phần hoạt chất như Zingiberol, Methadone, Oleoresin, Tecpen… Chúng có tác dụng đẩy lùi cơn đau, kháng viêm và làm trung hòa dịch vị dạ dày. Khi kết hợp với lá tía tô có thể nâng cao hiệu quả điều trị đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá tía tô và 100g gừng tươi
- Cả 2 nguyên liệu cần được rửa sạch, gừng đem thái nhỏ
- Đun sôi 500ml nước rồi thả cả gừng và tía tô vào
- Tiếp tục đun trên lửa nhỏ thêm 3 – 5 phút nữa
- Loại bỏ phần bã đi, chia nước thuốc ra thành 3 lần uống/ ngày
- Thuốc sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu dùng khi còn ấm
4. Cách chữa đau dạ dày bằng ăn cháo lá tía tô
Khi hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề bất thường làm giảm chức năng hoạt động và gây đau dạ dày thì người bệnh được khuyến cáo là nên dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu. Và món cháo chính là lựa chọn hoàn hảo trong trường hợp này.
Các chuyên gia cho biết, khi bị đau dạ dày có thể ăn cháo tía tô để hỗ trợ khắc phục tình hình. Món ăn này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho bóp cho dạ dày. Từ đó cải thiện cơn đau một cách rõ rệt và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt rất hữu ích trong trường hợp bị đầy hơi hay rối loạn tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g gạo tẻ, 50g thịt lợn nạc, 100g lá tía tô, hành ngò và gia vị
- Lá tía tô đem rửa sạch và thái nhỏ, thịt lợn nạc rửa sạch rồi băm nhuyễn
- Vo gạo cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ vào đun sôi
- Thêm thịt nạc băm vào đun đến khi các nguyên liệu chín nhừ
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Cho lá tía tô và hành ngò vào rồi thưởng thức món cháo khi còn ấm
5. Kết hợp lá tía tô với các thảo dược khác
Trong trường hợp ăn phải các thức ăn không phù hợp thì hệ tiêu hóa thường dễ phát sinh các triệu chứng bất thường. Đối với dạ dày, tiêu thụ đồ ăn lạ dễ gây ra tình trạng rối loạn chức năng và hoạt động.
Điều này có thể gây đau tức, khó chịu ở thượng vị, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có thể bị trào ngược thức ăn lên thực quản và miệng. Lúc này có thể khắc phục bằng cách kết hợp lá tía tô với các thảo dược khác.
Bài thuốc đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 16g lá tía tô, 16g cây ngũ sắc sao vàng hạ thổ, 16g bạch truật, 16g đương quy, 16g lá đắng, 16g hoài sơn, 12g lá lốt, 12g xương bồ, 10g chỉ xác, 10g trần bì, 4g sinh khương và 15g hoàng kỳ.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào trong ấm sắc. Thêm vào khoảng 1 thăng nước rồi đun trên lửa nhỏ 30 phút. Loại bỏ phần bã thuốc đi. Chia lượng nước sắc thu được làm 2 lần uống vào sau bữa ăn. Ngày hôm sau cho thêm 1 thăng nước vào, sắc và uống tương tự. Mỗi thang thuốc dùng trong 2 ngày.
Lưu ý khi dùng lá tía tô chữa đau dạ dày
Lá tía tô (tô diệp) là thảo dược tự nhiên lành tính có tác dụng chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tận dụng tốt nhất của dược tính của thảo dược này, khi chữa đau dạ dày bằng lá tía tô, nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Cách chữa đau dạ dày bằng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không điều trị dứt điểm được bệnh lý nguyên nhân. Do đó người bệnh cần phối hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Việc lạm dụng hay phụ thuộc quá mức vào mẹo điều trị này hoặc các mẹo dân gian khác có thể làm gián đoạn quá trình điều trị. Hơn nữa còn dễ khiến bệnh tình nặng nề thêm.
- Trước khi sử dụng lá tía tô cần sơ chế, ngâm rửa sạch sẽ với nước muối loãng. Điều này sẽ giúp loại bỏ hết tạp khuẩn, chất bẩn, tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
- Những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có khả năng bị dị ứng với thảo dược này. Trong trường hợp dùng lá tía tô chữa đau dạ dày nếu thấy đau bụng nhiều hơn, tiêu chảy, nổi mề đay, ngứa da thì nên ngưng ngay lập tức.
- Khi đang trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước để hỗ trợ tốt nhất.
Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá tía tô sẽ rất hữu ích nếu áp dụng đúng cách. Tuy nhiên nên nhớ rằng đây chỉ là giải pháp hỗ trợ. Nếu cơn đau có liên quan tới các bệnh đường tiêu hóa thì bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!