Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu, một trong những phương pháp không thể bỏ qua đó là phương pháp chữa đau dạ dày từ tự nhiên bằng quả sung. Đây là phương pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết.

Chữa đau dạ dày bằng quả sung có tốt không?

Đau dạ dày là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa mà nhiều người đang mắc phải, gây cảm giác phiền toái cho người bệnh. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị nhưng việc sử dụng quả sung để trị mang lại hiệu quả hơn và không để lại tác dụng phụ.

Chữa đau dạ dày bằng quả sung
Theo Đông y, quả sung có tình bình, điều trị tiêu viêm và chữa đau dạ dày hiệu quả

Theo Y học cổ truyền thì quả sung có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, kiện tỳ ích vị,…

Quả sung là loại trái cây xuất hiện khá lâu đời, được nhiều người sử dụng để chế biến thành món ăn như sung kho thịt, nộm sung tai heo. Bên cạnh đó, quả sung còn được sử dụng như một phương thuốc điều trị bách bệnh hiệu quả như: đau dạ dày, táo bón, thiếu máu, bệnh trĩ,…

Chữa đau dạ dày bằng quả sung có những tác dụng như:

Quả sung có tác dụng chống oxi hóa

Theo các nhà nghiên cứu, trong quả sung có chứa các thành phần saccarose, glucose, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin,… kèm theo đó là những nguyên tố vi lượng như kali, photpho, canxi…

Các thành phần dinh dưỡng có trong quả sung gồm vitamin A, vitamin, C, vitamin E, vitamin K, có tác dụng chống oxi hóa và bảo vệ các vùng niêm mạc bị tổn thương và chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.

Cứ trong 100g quả sung sẽ chứa 1g protein, 0.4g chất béo, 12.6g đường, 0.4g đường, 49mg canxi và 3,1g khoáng toàn phần.

Ngoài ra các oxi hóa này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân do vi khuẩn xâm nhập, giúp đào thải các loại độc tố ra ngoài cơ thể.

Quả sung giúp hỗ trợ tiêu hóa

Trong quả sung có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và prebiotic giúp kích thích nhu đường ruột và sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Kích thích sự tiêu hóa có trong quả sung giúp những người bị đau dạ dày giảm thiểu những vấn đề như chướng hơi, đầy bụng, táo bón,…

Quả sung có khả năng sát trùng, diệt khuẩn hiệu quả

Khi dạ dày bị đau và viêm nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn thì ngoài hỗ trợ tiêu hóa, trong quả sung còn có đặc tính khử trùng mạnh, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

Phòng chống ung thư dạ dày

Theo các nhà nghiên cứu Y học, trong nhựa của quả sung có một hoạt chất giúp ức chế các tế bào ung thư như ung thư dạ dày, ung thư ruột và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Từ những lý do trên cho thấy các hoạt chất có trong quả sung giúp mang lại hiệu quả trong việc chữa đau dạ dày, vì là thức quả có trong tự nhiên nên rất lành tính và tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên cũng không thể khẳng định được rằng quả sung sẽ chữa khỏi cho hầu hết những người đang có triệu chứng về đau dạ dày, bởi vì nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng đây cũng là biện pháp tự nhiên giúp cho người bệnh thuyên giảm được phần nào.

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả nhanh chóng

Có khá nhiều cách giúp chữa đau dạ dày bằng quả sung, và bạn không cần phải tốn nhiều thời gian để thực hiện. Bởi những cách làm này được lưu truyền rất lâu đời và bạn cũng không mất quá nhiều chi phí để thực hiện. 

Sử dụng quả sung để chữa đau dạ dày được nhiều người áp dụng khá phổ biến theo những phương pháp sau đây:

Bột sung giúp chữa đau dạ dày

Nguyên liệu: chuẩn bị từ 10 – 20 quả sung

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch quả sung qua 2 lần nước sau đó bổ làm đôi, ngâm trong nước muối loãng khoảng chừng 20 – 30 phút.
  • Bước 2: Vớt sung để cho thật ráo nước rồi bỏ vào chảo sao lên cho vàng.
  • Bước 3: Để nguội và tán thành bột mịn, cho bột sung vào trong lọ thủy tinh rồi đậy nắp kín.
  • Bước 4: Lấy từ 1 – 2 muỗng pha với 300ml nước ấm khuấy đều, uống mỗi ngày để mang lại công dụng.

Bài thuốc này nên áp dụng trong vòng 20 ngày, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn cách nhau khoảng 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp chứng đau dạ dày được thuyên giảm.

Chữa đau dạ dày bằng quả sung khô

Quả sung khô được chữa trị đau dạ dày bằng 2 cách sau đây:

Cách 1: Quả sung khô ngâm với nước

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 2- 3 quả sung đã sấy khô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy quả sung đã sấy khô cho vào nước.
  • Bước 2: Ngâm qua đêm cho đến sáng hôm sau.
  • Bước 3: Dùng nước ngâm uống trước khi ăn sáng, quả sung khô thì để ăn.
  • Bước 4: Lặp lại cách này đều đặn trong vòng 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả.

Cách 2: Quả sung khô kết hợp với dầu ô liu

Nguyên liệu: chuẩn bị khoảng 30 – 40 quả sung khô và dầu ô liu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: cho hết tất cả quả sung khô vào 1 lọ thủy tinh và đậy kín.
  • Bước 2: Đổ dầu ô liu cho đến khi ngập hết quả sung trong lọ.
  • Bước 3: Đậy kín nắp và ngâm hỗn hợp trong vòng 40 ngày.
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành, ăn 2 – 3 quả sung đã ngâm trước mỗi bữa ăn.
Chữa đau dạ dày bằng quả sung
Quả sung khô ngâm với nước hay kết hợp với dầu ô liu đều mang có lợi trong việc chữa đau dạ dày

Ngoài ra, quả sung khô kết hợp với dầu ô liu còn giúp chữa một số bệnh khác như táo bón, bệnh trĩ, thiếu máu,…

Chữa đau dạ dày bằng những món ăn làm từ quả sung

Như đã nói, quả sung vừa có thể dùng chế biến thành món ăn vừa có thể làm thuốc chữa bệnh. Một số món ăn được chế biến từ quả sung giúp tạo thành vị thuốc đau dạ dày như:

Cháo quả sung nấu với đường phèn

Nguyên liệu: Gạo, Đường phèn, 10 – 15 quả sung tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch sung rồi đem ngâm với nước muối trong vòng 15 phút, cắt thành miếng nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo rồi nấu thành cháo, cho thêm đường phèn cùng với quả sung vừa được rửa sạch, đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Thịt bò đem băm nhuyễn, đem phi với tỏi và nếm gia vị.
  • Bước 4: Múc cháo ra tô rồi ăn khi cháo còn nóng.
  • Bước 5: 1 tuần có thể ăn từ 3 – 4 lần, ăn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hẳn.

Quả sung nấu với ruột già heo

Nguyên liệu: 10 quả sung, 250g ruột già heo, Một ít rượu trắng, Gừng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ruột già đem đi rửa sạch và cắt khoảng 3cm vừa miệng ăn.
  • Bước 2: Bỏ ruột già vào với nồi sung, bỏ thêm rượu trắng, hành tím bằm sẵn, một vài lát gừng, gia vị rồi trộn đều.
  • Bước 3: Hầm cho đến khi chín mềm.
  • Bước 4: Chia thành 1 – 2 lần ăn.

Quả sung om lươn với nghệ

Nguyên liệu: 5 – 10 quả sung, 1 con lươn, Bột nghệ, Rau răm, Gia vị: mẻ, tương, mì chính

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đập quả sung cho hơi dập và cắt đôi.
  • Bước 2: Lươn đem rửa với nước muối và giấm, mổ bỏ ruột và cắt thành từng khúc.
  • Bước 3: Đem lươn ướp với quả sung, cho một ít gia vị, hành và bột nghệ để chừng 20 phút để cho thấm gia vị.
  • Bước 4: Nấu bằng nồi đất, bỏ tất cả nguyên liệu vào và nấu sôi, om nhỏ lửa lại cho đến khi chín mềm.
  • Bước 5: Múc ra tô, chia thành 1 – 2 lần ăn.

Quả sung kho với thịt ba chỉ

Nguyên liệu: 20 quả sung tươi, 300g thịt 3 chỉ

Chữa đau dạ dày bằng quả sung
Quả sung kho thịt ba chỉ là món ăn gần gũi, quen thuộc chữa đau dạ dày hiệu quua3

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch và ướp với một số gia vị cần thiết trong vòng 15 phút cho thấm đều.
  • Bước 2: Quả sung đem bổ đôi và chần qua nước sôi.
  • Bước 3: Phi hành thơm sơ qua rồi cho thịt và sung vào.
  • Bước 4: Cho 1 chén nước nhỏ rồi đun với lửa vừa cho đến khi nước sền sệt.
  • Bước 5: Quả sung kho với ba chỉ kết hợp ăn với cơm nóng mỗi ngày rất tốt cho dạ dày của người bệnh.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng quả sung

Mặc dù quả sung có chứa hoạt chất giúp chữa trị đau dạ dày, và chắc chắn giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn đối và phù hợp với tùy loại cơ địa của mỗi người. Thế nhưng, khi áp dụng bài thuốc chữa trị này thì người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Những người dị ứng với mủ trong quả sung hoặc dị ứng với phấn hoa thì nên cẩn thận khi áp dụng bài thuốc này
  • Bài thuốc dân gian này chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ, người mắc chứng đau dạ dày cấp độ nặng cần đến gặp bác sĩ để điều trị 
  • Những người đang mắc chứng bệnh tụt đường huyết không nên áp dụng bài thuốc này vì có thể gây giảm lượng đường huyết trong cơ thể
  • Trong quả sung có vitamin K có khả năng làm đông máu, nếu bạn đã và đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì không nên áp dụng
  • Quả sung còn có tác dụng nhuận tràng giúp điều trị táo bón, nhưng nên ăn vừa đủ, hạn chế ăn quá nhiều lần vì có thể khiến cho phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Người bệnh nên cẩn trọng khi ăn, vì quả sung có thể gây xuất huyết trực tràng, và âm đạo chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu
  • Trong quả sung có chứa chất oxalate làm ngăn cản quá trình hấp thu canxi dẫn đến giảm trí nhớ và suy yếu xương khớp đối với những người đang mắc bệnh về thận, túi mật.
  • Thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, bổ sung chế độ dinh dưỡng, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học giúp thể trạng được khỏe mạnh hơn.

Việc sử dụng quả sung cho người bị đau dạ dày là một trong những phương thuốc dân gian hữu hiệu và tốt cho cơ thể. Những tác dụng của quả sung đã được các nhà nghiên cứu chứng minh cho nên bạn hãy yên tâm và không cần quá lo lắng.

Cần đọc thật kỹ những lưu ý về cách chữa trị để đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng cần  phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Khi áp dụng bài thuốc này thì người bệnh cần hạn chế hoặc tránh xa các loại thực phẩm gây nhiệt cho cơ thể như một số loại thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ,… luôn giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ và thoải mái.

Trong quá trình sử dụng cách chữa đau dạ dày bằng quả sung, nếu như thể trạng vẫn chưa được thuyên giảm và triệu chứng ngày càng kéo dài thì có thể là do cơ địa không phù hợp. Vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh và điều trị dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Biến chứng và cách trị

Hiện nay, số người mắc các chứng bệnh về dạ dày ngày càng chiếm một số lượng lớn. Căn bệnh dạ dày và những biến chứng của nó khiến cho...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày là phương pháp vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên kết hợp mật ong...

Liệu đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Đau dạ dày có nên ăn chuối không? (Tiêu, tây,… xanh, chín…)

Đau dạ dày có nên ăn chuối không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Bởi chuối là loại hoa quả rất phổ biến và nhiều dinh dưỡng. Tuy...

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, tác hại gì?

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày đều gặp phải triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng, tức ngực, đầy bụng, buồn nôn, hoa...

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Khuẩn HP được biết đến với cái tên đầy đủ lả Helicobacter Pylori - là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét, ung thư dạ dày…...

Đau dạ dày: Vị trí đau, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đau dạ dày (tên gọi khác là đau bao tử) là một loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn