Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao?

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Chữa mề đay bằng lá lốt: Chuyên gia gợi ý cách làm ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ cao

Chữa mề đay bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Thành phần hoạt chất bên trong lá lốt khi đi qua da sẽ có tác dụng làm dịu cơn ngứa ngáy và giảm sưng đỏ nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách sử dụng lá lốt điều trị mề đay sao cho đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.

Công dụng của lá lốt trong điều trị mề đay

Lá lốt từ lâu được biết đến là loại dược liệu rất tốt đối với sức khỏe, thường được trồng để làm thực phẩm và làm thuốc để điều trị bệnh. Cây lá lốt được trồng khá phổ biến ở vùng nông thôn, chúng thường được dùng để chế biến thành các món ăn sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau.

Sử dụng lá lốt để điều trị mề đay là phương pháp được rất nhiều người biết đến và áp dụng tại nhà, vậy phương pháp này thật sự có hiệu quả và an toàn không?

Dùng lá lốt chữa mề đay giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh
Dùng lá lốt chữa mề đay giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh

Dưới góc nhìn của YHCT, lá lốt là loại dược liệu có tính ấm và vị cay nồng, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm ấm bụng, tiêu viêm và giải độc. Vì vậy, chúng thường được sử dụng trong các bài thuốc nhằm cải thiện chứng mề đay, giúp đẩy lùi cơn ngứa và tình trạng sưng đỏ trên da rất hiệu quả. Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong tinh dầu lá lốt còn chứa piperin và piperidin, đây là hai hoạt chất có khả năng kháng sinh rất mạnh mẽ, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh mề đay gây ra.

Như vậy, sử dụng lá lốt điều trị mề đay là phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả điều trị khá tốt, bạn có thể yên tâm khi thực hiện tại nhà. Ngoài điều trị mề đay, lá lốt còn được sử dụng khá phổ biến trong các mẹo dân gian để điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng do nhiễm lạnh, đau nhức xương khớp, phù thủng, mụn nhọt…

Các phương pháp điều trị mề đay bằng lá lốt

Điều trị mề đay bằng lá lốt là phương pháp rất an toàn và hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như nấu nước tắm, đắp hoặc là ăn lá lốt. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này thì người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Uống nước lá lốt

Uống nước lá lốt để điều trị mề đay là phương pháp đơn giản và rất dễ áp dụng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một ít lá lốt đun sôi với nước và sử dụng để uống trong ngày. Tuy nhiên, lá lốt có tính ấm vì vậy bạn chỉ nên uống với liều lượng vừa phải để đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • Lá lốt tươi đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Dùng dao thái nhỏ lá lốt rồi cho vào chảo sao đến khi nóng lên.
  • Cho lá lốt đã sơ chế vào ấm đun sôi cùng 2 lít nước trên lửa nhỏ.
  • Đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Tốt nhất người bệnh nên sử dụng nước khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng cách này trong thời gian dài để mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn

Ngâm nước nấu lá lốt

Dùng lá lốt nấu nước để ngâm và vệ sinh vùng da bị mề đay sẽ có tác dụng giảm ngứa và giảm sưng rất hiệu quả. Thành phần hoạt chất trong lá lốt sẽ tan vào trong nước, thẩm thấu vào da tay và đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Vò nát lá lốt cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước lọc.
  • Đun trong khoảng 5 phút cho tinh chất trong lá lốt tan vào nước thì tắt bếp.
  • Để nước nguội bớt và sử dụng để ngâm vùng da bị mề đay.
  • Áp dụng cách này đều đặn 3 – 4 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả điều trị.

XEM THÊM: Hướng dẫn cách chữa nổi mề đay tại nhà nhanh chóng, an toàn 

Nấu nước lá lốt ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay giúp giảm ngứa
Nấu nước lá lốt ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay giúp giảm ngứa

Bài thuốc đắp từ lá lốt

Bên cạnh việc nấu nước lá lốt để vệ sinh da, bạn cũng có thể chữa mề đay bằng lá lốt bằng cách sử dụng chúng giã nát và đắp lên vùng da cần điều trị cũng sẽ mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn cần phải vệ sinh da thật sạch sẽ để đảm bảo an toàn và tránh viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Cho lá lốt vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay rồi đắp hỗn hợp lá lốt lên, dùng băng gạc cố định lại.
  • Để yên trong khoảng 20 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày tình trạng nổi mề đay sẽ dần thuyên giảm.

Chế biến lá lốt thành món ăn dùng hàng ngày

Ngoài các cách điều trị mề đay bằng lá lốt ở trên bạn cũng có thể sử dụng loại dược liệu này để chế biến thành các món ăn sử dụng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ lá lốt bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

+ Bò xào lá lốt

Bò xào lá lốt là món ăn rất tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng bệnh
Bò xào lá lốt là món ăn rất tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng bệnh

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt
  • 100 gram thịt bò
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và dùng dao thái nhỏ.
  • Thịt bò đem rửa sạch, thái thành lát mỏng rồi nêm nếm với một ít gia vị.
  • Hành củ đem lột vỏ, băm nhuyễn rồi cho vào chảo dầu nóng phi thơm.
  • Sau đó nhanh chóng cho thịt bò xào, đảo đều tay đến khi vừa chín tới thì cho lá lốt vào.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, xào đến khi tất cả các nguyên liệu đều chín thì tắt bếp.
  • Sử dụng món ăn khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon của món ăn.

+ Canh lá lốt nấu tôm

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi
  • 100 gram tôm
  • 1 củ gừng tươi
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Vớt lá lốt ra để cho ráo nước rồi dùng dao thái nhỏ.
  • Gừng đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi thái sợi nhỏ.
  • Tôm đem rửa sạch, lột bỏ phần vỏ cứng và chỉ đen trên lưng.
  • Phần thịt tôm đem đi băm nhuyễn rồi ướp với một ít gia vị.
  • Hành củ lột bỏ vỏ, thái thành lát mỏng rồi phi thơm.
  • Sau đó cho thịt tôm vào đảo đều đến khi săn lại thì cho nước vào.
  • Đun đến khi nước sôi thì cho lá lốt và gừng vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Sử dụng món ăn khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

+ Lá lốt cuốn đậu hũ

Lá lốt cuốn đậu phụ là món ăn thích hợp dùng cho người hay bị nổi mề đay
Lá lốt cuốn đậu phụ là món ăn thích hợp dùng cho người hay bị nổi mề đay

Nguyên liệu:

  • 400 gram đậu hũ
  • 100 gram lá lốt
  • 50 gram nấm tôm
  • 10 gram nấm mèo
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Lấy một nửa lá lốt đem đi thái nhuyễn, phần còn lại thì để nguyên.
  • Đậu hũ đem rửa sạch rồi cho vào tô nghiền nhuyễn.
  • Nấm rơm và nấm mèo đem ngâm với nước trong khoảng 30 phút cho nở đều.
  • Vớt nấm ra cắt bỏ phần chân, rửa sạch lại với nước rồi đem đi băm nhuyễn.
  • Cho nấm, lá lốt, đậu hũ vào chung với nhau, trộn đều lên cùng một ít gia vị và để yên trong 20 phút.
  • Cho một ít hỗn hợp lên trên mặt lá lốt còn nguyên, cuốn lại rồi ghim cố định.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun đến khi sôi lên thì nhanh chóng bỏ đậu hủ cuốn lá lốt vào chiên.
  • Chiên đến khi tất cả chín đều thì vớt ra để lên giấy giúp thấm bớt dầu.
  • Dùng món ăn đi kèm với nước chấm khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon.

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt điều trị mề đay

Khi chữa mề đay bằng lá lốt thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Sử dụng lá lốt điều trị mề đay là phương pháp mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
  • Sử dụng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra chứ không thể tác động sâu vào nguyên căn gây bệnh để điều trị một cách dứt điểm, vì vậy bệnh vẫn có khả năng tái phát sau đó.
  • Để đảm bảo an toàn người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và cách dùng trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này. Nên lựa chọn lá lốt có sẵn trong vườn nhà điều trị bệnh để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật dễ gây kích ứng đến da.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể như rau quả, trái cây tươi,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt gia cầm,… Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, quá trình đào thải độc tố sẽ diễn ra tốt hơn. Người bệnh cũng nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hạn chế thức khuya và căng thẳng stress kéo dài.
  • Khi sử dụng lá lốt để điều trị mề đay nếu trên da có xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn nên ngừng ngay, nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng người bị nổi mề đay cần tránh
Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng người bị nổi mề đay cần tránh

Trên đây là các cách chữa mề đay bằng lá lốt bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra mà không thể giải quyết được triệt để nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu bị nổi mề đay nhiều lần và kéo dài thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị tích cực.

Cùng chuyên mục

Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

Mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam tận dụng dược tính của thảo dược nhằm giảm viêm sưng, cải thiện nóng rát và ngứa ngáy ở da. Áp dụng đồng...

Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết

Nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai gây ngứa dữ dội, khiến mẹ bầu mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu. Nếu không xử lý sớm, bệnh có thể...

Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý

Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý

Mề đay là bệnh lý phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 42% các trường hợp bệnh da liễu nói chung. Đối với trẻ nhỏ dưới 1...

Nổi mề đay khi ăn tôm cua: TRUY TÌM nguyên nhân và CÁCH CHỮA [CHI TIẾT] 

Tình trạng nổi mề đay khi ăn tôm cua thường xảy ra do cơ thể dị ứng với protein có trong thực phẩm. So với mề đay do những nguyên...

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Bị nổi mề đay có ăn được thịt gà không là một trong những câu hỏi điển hình được nhiều người bệnh đưa ra. Vậy thực hư câu trả lời...

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý bố mẹ cần làm ngay

Nổi mề đay ở trẻ em cũng có những biểu hiện như ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường dai dẳng hơn khiến bé quấy khóc, chán ăn và ảnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn