Chữa mề đay bằng lá tía tô : Mẹo hay đừng nên bỏ qua
Nội Dung Bài Viết
Chữa mề đay bằng lá tía tô được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, mẹo chữa này có tác dụng giảm ngứa ngáy, cải thiện hiện tượng sưng đỏ và làm dịu da nhanh chóng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, nên kết hợp mẹo chữa dân gian với cách chăm sóc da và các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa của lá tía tô
Tía tô (é tía, tử tô) là loại rau gia vị thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến các món ăn dinh dưỡng. Ngoài ra, tía tô còn được dân gian sử dụng để điều trị các chứng bệnh thường gặp như cảm mạo, hen suyễn, ngộ độc cua cá và các bệnh da liễu.
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, giải độc và giảm ngứa. Vì vậy dùng lá tía tô có thể chữa được các chứng bệnh da liễu do phong như viêm da cơ địa, nổi mề đay và mẩn ngứa.
Ngoài ra theo một số nghiên cứu dược lý hiện đại, nước sắc từ lá tía tô khả năng ức chế một số vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn có tác dụng giảm ngứa, sưng đỏ và làm dịu da nhanh chóng.
Mề đay là một dạng biểu hiện của da do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm hoặc do côn trùng cắn. Áp dụng bài thuốc uống và dùng ngoài từ lá tía tô có khả năng giảm dị ứng và cải thiện các triệu chứng trên bề mặt da.
Mặc dù hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng chữa trị mề đay của lá tía tô. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên phạm vi nhỏ và chỉ dừng lại ở mức sơ bộ, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện phương pháp này.
Hướng dẫn mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô
Dân gian thường dùng lá tía tô chữa mề đay bằng cách sắc uống, nấu nước tắm hoặc giã đắp ngoài da. Sau đây là một số mẹo chữa mề đay bằng lá tía tô được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
1. Chữa mề đay bằng cách giã đắp lá tía tô
Giã đắp lá tía tô là mẹo chữa mề đay mẩn ngứa khá đơn giản và thích hợp với trường hợp có vùng da nổi mề đay khu trú. Mẹo chữa này có tác dụng giảm cơn ngứa, làm dịu vùng da sưng đỏ và hạn chế tình trạng mề đay lây lan.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá tía tô tươi
- Một nhúm muối
Thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, sau đó giã nát với muối
- Vệ sinh vùng da cần điều trị và đắp trực tiếp lên da
- Đợi trong khoảng 20 phút và rửa lại bằng nước ấm
Với cách chữa này, bạn nên áp dụng 2 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng trên da thuyên giảm dần. Trong trường hợp vùng da nổi mề đay có dấu hiệu tụ mủ hoặc sưng đỏ nghiêm trọng, có thể dùng phối hợp với thuốc bôi chống dị ứng hoặc thuốc bôi chứa corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Tắm nước lá tía tô trị mề đay
Cách chữa mề đay bằng tắm nước lá tía tô thích hợp với người bị nổi mề đay trên diện rộng (vùng ngực, lưng, cổ và tứ chi). Bạn có thể sử dụng đơn độc lá tía tô hoặc kết hợp với một số thảo dược tự nhiên khác như gừng, lá húng quế, lá khế, sả, chanh tươi…
Tắm nước lá tía tô có thể cải thiện ngứa ngáy, đem lại cảm giác dễ chịu và làm dịu các nốt mẩn ngứa sưng đỏ. Tuy nhiên nếu một số vùng da bị đỏ ngứa nặng, bạn nên phối hợp cách chữa này với mẹo giã đắp lá tía tô .
Chuẩn bị:
- Một nắm lá tía tô tươi
- Một số thảo dược khác
- Một ít muối
Thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu, nên rửa và ngâm với nước muối trong 20 phút để loại bỏ vi khuẩn
- Đem nguyên liệu đun sôi với 3 lít nước trong vòng 20 phút
- Sau đó cho thêm 2 thìa muối và đổ nước vào thau
- Hòa thêm nước lạnh vào và dùng để tắm
Nổi mề đay thường gây ngứa ngáy dữ dội. Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng xác lá tía tô trong nước tắm và chà nhẹ lên vùng da bị ngứa đỏ.
3. Sử dụng trà lá tía tô giúp giảm mề đay mẩn ngứa
Với những người bị mề đay mãn tính (mề đay trên 6 tuần), có thể phối hợp giữa các bài thuốc dùng ngoài và bài thuốc uống.
Thông thường mề đay mãn tính bắt nguồn từ các yếu tố nội sinh (cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, nhiễm độc,…). Vì vậy ngoài việc áp dụng bài thuốc đắp và tắm, dân gian còn kết hợp với bài thuốc uống để tác động đến căn nguyên của bệnh.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá tía tô tươi
- Gừng tươi cắt lát
Thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và để ráo nước
- Vò nhẹ sau đó cho vào ấm cùng với gừng tươi
- Đổ khoảng 300ml nước sôi và hãm trong 15 phút
- Dùng uống khi trà còn nóng
4. Bổ sung các món ăn từ lá tía tô
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết và dị ứng thực phẩm bằng cách bổ sung lá tía tô vào chế độ dinh dưỡng. Theo dân gian, lá tía tô có tính ấm nên có khả năng khu phong, trừ phong và giải độc. Vì vậy dùng món ăn từ tía tô có thể giảm lạnh bụng, kích thích tiêu hóa và cải thiện chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
Một số món ăn từ lá tía tô bạn có thể thực hiện, bao gồm: Cháo tía tô trứng gà, bò hấp tía tô, thịt cuộn tía tô,… Tuy nhiên khi chế biến, nên tránh kết hợp lá tía tô với các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, mực và các loại hải sản khác.
Những lưu ý khi chữa mề đay bằng lá tía tô
Chữa trị mề đay mẩn ngứa bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng vì có cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp. Ngoài ra do có thành phần từ thiên nhiên nên cách chữa này có độ an toàn khá cao, thích hợp với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên để đạt được kết quả tối ưu trong quá trình điều trị, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng chữa mề đay của lá tía tô còn hạn chế. Chính vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện.
- Với những người bị mề đay mãn tính, nên phối hợp mẹo chữa dân gian với các biện pháp chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cách chữa mề đay bằng lá tía tô tận dụng dược tính tự nhiên của thảo dược để cải thiện các triệu chứng. Do đó tác dụng điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu không nhận cải thiện lâm sàng khi áp dụng, bạn nên thay thế bằng các mẹo chữa khác.
- Để tránh kích ứng da và viêm nhiễm, nên ngâm rửa nguyên liệu với nước muối và vệ sinh da sạch trước khi thực hiện.
- Trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm nên thận trọng khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô và các thảo dược khác.
- Chỉ thực hiện bài thuốc dùng ngoài lên những vùng da lành. Trong trường hợp vùng da bị lở loét hoặc nhiễm trùng, nên thăm khám để được chỉ định thuốc kháng sinh tương ứng.
- Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu dị ứng (ngứa da, châm chích,…) nên ngưng áp dụng và quan sát biểu hiện của da. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị.
- Song song với việc điều trị, bạn cần xác định nguyên nhân gây nổi mề đay và loại trừ các yếu tố thuận lợi. Bên cạnh đó cần dưỡng ẩm cho da và xây dựng lối sống lành mạnh.
Bài viết đã tổng hợp 4 cách chữa mề đay bằng lá tía tô và đề cập đến một số lưu ý khi thực hiện. Nếu có thắc mắc về cách chữa này, bạn nên trao đổi với người có chuyên môn để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!