Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà
Nội Dung Bài Viết
Mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam tận dụng dược tính của thảo dược nhằm giảm viêm sưng, cải thiện nóng rát và ngứa ngáy ở da. Áp dụng đồng thời mẹo chữa này với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định và chế độ chăm sóc hợp lý có thể rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.
Có nên chữa mề đay bằng cây thuốc nam?
Mề đay (mày đay) là tình trạng da liễu rất phổ biến, bệnh thường khởi phát khi có các yếu tố kích thích. Thông thường nổi mề đay có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên có một trường hợp, tổn hợp da kéo dài trong khoảng vài tuần, gây ngứa ngáy và khó chịu.
Mề đay thực chất là phản ứng của cơ thể khi có các tác nhân kích thích như nhiệt độ, căng thẳng, dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với dị nguyên,… Vì vậy để làm tổn thương da, cần loại trừ yếu tố thuận lợi và áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng.
Điều trị nổi mề đay bao gồm sử dụng thuốc bôi giảm ngứa và thuốc kháng histamine H1. Tuy nhiên để tăng tốc độ hồi phục và giảm nguy cơ phụ thuộc thuốc, một số bệnh nhân đã áp dụng đồng thời các mẹo chữa mề đay bằng các cây thuốc nam xung quanh nhà.
Thuốc nam là những loại thảo dược tự nhiên nhưng chứa dược tính và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy tận dụng các thảo dược này có thể giảm ngứa, làm mát da và ngăn ngừa nổi mề đay bùng phát mạnh.
Tuy nhiên phần lớn các cây thuốc nam đều có dược tính yếu và tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây Y. Vì vậy bạn nên phối hợp đồng thời giữa các loại thuốc được bác sĩ chỉ định và mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam.
Hướng dẫn các mẹo chữa mề đay bằng cây thuốc nam
1. Lá bạc hà giảm mề đay mẩn ngứa
Lá bạc hà thường được dùng trong chế biến món ăn và các loại thức uống. Thảo dược này chứa tinh dầu có mùi thơm, tác dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ nên còn được nhân dân dùng để trị hôi miệng, giảm ho, long đờm và kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh ngoài da – trong đó có mề đay mẩn ngứa. Dùng thảo dược chà xát hoặc nấu nước tắm giúp làm dịu vùng da sưng nóng, giảm viêm và ngăn ngừa bội nhiễm. Do đặc tính hạ thân nhiệt nên cách chữa từ bạc hà thích hợp với người bị mề đay do nhiệt độ cao hoặc mề đay Cholinergic.
Một số cách dùng bạc hà chữa mề đay mẩn ngứa bạn có thể thực hiện:
Nấu nước tắm từ lá bạc hà:
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít muối biển
- Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nồi nước đang sôi
- Đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp
- Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho muối vào
Khi tắm bằng nước sắc lá bạc hà, bạn có thể dùng thảo dược chà xát nhẹ vào da để giảm ngứa và sưng viêm.
Mặt nạ bạc hà giảm mề đay ở mặt:
- Chuẩn bị vài lá bạc hà tươi
- Ngâm rửa kỹ với nước muối rồi để ráo
- Giã nát nguyên liệu rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng (tránh thoa quá gần mắt)
- Rửa sạch sau khoảng 3 – 5 phút
Lưu ý: Tinh dầu trong lá bạc hà có tác dụng làm mát và làm dịu da nhanh chóng. Tuy nhiên tinh dầu này có thể gây xót và rát khi dùng trên những vùng da có vết thương hở hoặc trầy xước.
Bên cạnh cách thức dùng lá bạc hà tươi để chữa mề đay, người bệnh cũng có thể nghiên cứu và áp dụng cách chữa từ lá bạc hà khô. Lá bạc hà khô vẫn được giữ nguyên dược chất, bảo toàn công dụng kháng viêm, thanh nhiệt, mát gan và đào thải độc tố từ sâu bên trong cơ thể.
Để khắc phục bệnh mề đay tại nhà với lá bạc hà khô, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Cách 1:
Đun nước bạc hà và dùng khăn sạch thấm vào nước bạc hà đã đun sôi để nguội tới ấm. Đắp khăn lên vùng da bị nổi mề đay, hiệu quả tức thì từ sau 3-5 phút.
Cách 2:
Pha lá bạc hà khô với nước như hãm trà, uống thay trà mỗi ngày nhằm tận dụng tính kháng viêm, thanh nhiệt có trong loại thảo dược này. Trà bạc hà mang tới công dụng làm mát gan, giúp đào thải độc tố từ sâu bên trong cơ thể, tống tiễn mề đay từ căn nguyên.
2. Điều trị mề đay bằng rau má
Rau má (lôi công thảo, tích tuyết thảo) không chỉ là loại rau thông thường mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, giải độc nên thường được dùng để chữa bỏng và tổn thương da.
Ngoài ra thảo dược này còn chứa tinh dầu và một số chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm.
Sử dụng rau má là cách chữa mề đay bằng cây thuốc nam được nhiều người thực hiện do thảo dược này ít gây kích ứng, an toàn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Do có tính hàn và tác dụng giải độc nên cách chữa này thích hợp với người nổi mề đay do uống rượu bia, ăn phải thực phẩm dị ứng hoặc nổi mề đay do nhiệt.
Canh rau má giảm mề đay do dị ứng thức ăn:
- Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi và thịt lợn nạc 100g
- Rửa sạch rau má, thịt lợn đem bằm nhỏ
- Cho dầu vào nồi, sau đó thêm hành và thịt lợn vào xào cho thơm
- Đổ 1.5 lít nước vào đun sôi
- Sau đó cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và nêm nếm vừa ăn
Bài thuốc đắp từ rau má:
- Dùng rau má và lá gấc mỗi thứ 50g
- Đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
- Giã nhỏ rồi trộn thêm 1 ít muối và đắp lên vùng da cần điều trị
- Đắp 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn
3. Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu còn được biết đến với tên gọi là cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo, thanh tâm thảo hay cỏ dáng, cỏ chỉ tía… Đây là loại cỏ dại thường mọc ven đường, có thể bắt gặp nhiều ở các vùng quê. Tuy nhiên, ẩn sâu trong thân thảo cỏ này lại là những dược chất mang tới nhiều tác động tích cực cho sức khoẻ con người.
Từ xưa, trong dân gian đã phát hiện và tận dụng cỏ mần trầu trong điều trị các bệnh sốt, sốt rét, làm tiêu độc, mát gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hơn những công dụng của cỏ mần trầu khi ứng dụng loại cỏ này vào chữa bệnh cao huyết áp, trị sỏi thận, phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, thống phong…
Cỏ mần trầu có thể được dùng tươi hoặc dùng khô đều đảm bảo nguyên công dụng. Đối với bệnh nhân mề đay, nguyên nhân trực tiếp đến từ chức năng gan suy giảm, độc tố trong cơ thể không được loại bỏ mà phát tác thành những nốt sẩn ngứa trên cơ thể. Tận dụng cỏ mần trầu trong trị mề đay, bệnh nhân có thể áp dụng các cách thức sau:
Cách 1:
Dùng cỏ mần trầu tươi đe, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa do mề đay gây ra.
Cách 2:
Dùng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch. Đun tới khi nước sôi, hạ thấp lửa đun liu riu cho các dược chất trong cỏ mần trầu tiết ra hết. Chia nước làm hai lần uống trong ngày. Muốn thêm phần bổ dưỡng, người dùng có thể kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu khác.
4. Lá hẹ giảm ngứa, viêm do nổi mề đay
Lá hẹ là cây thuốc nam quý, thường được dùng trong món ăn và bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, giảm ho, kích thích tiêu hóa và tăng cường sinh lý. Ngoài ra với tính ấm, tác dụng tán ứ, hành khí và trừ thực tích, thảo dược này còn được nhân dân sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa – đặc biệt là chứng nổi mề đay do ăn phải thực phẩm lạnh.
Không chỉ giảm tổn thương da và ngứa ngáy, cách dùng lá hẹ chữa mề đay còn cải thiện một số triệu chứng đi kèm như đau bụng và đầy hơi.
Canh rau hẹ giảm mề đay mẩn ngứa:
- Chuẩn bị 1 nắm rau hẹ tươi, đậu hũ non (cắt miếng vuông) và thịt heo
- Đem xào sơ thịt heo rồi cho 1.5 lít nước vào đun sôi
- Rửa sạch hẹ và cắt khúc vừa ăn
- Khi nước sôi, cho đậu hũ và hẹ vào đun thêm 5 phút
- Tắt bếp và nêm nếm gia vị vừa ăn
Thoa nước lá hẹ lên da:
- Đem rửa 1 nắm lá hẹ và để ráo nước
- Giã nát lá hẹ và vắt lấy nước
- Rửa sạch vùng da cần điều trị và thoa nước lá hẹ lên da
- Rửa lại với nước sạch sau khoảng 15 phút
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng xác lá hẹ sao nóng và bọc trong khăn vải rồi đem chườm lên những vùng da bị ảnh hưởng. Cách này có thể giảm ngứa ngáy và khó chịu.
5. Nước trà xanh cải thiện chứng nổi mề đay
Nước trà xanh (chè xanh) có tác dụng bảo vệ tim mạch, chữa viêm họng và đào thải độc tố. Vì vậy nhân dân còn dùng nước chè xanh để giảm các tình trạng da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, phát ban da,…
Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm. Một số cách dùng trà xanh chữa mề đay mẩn ngứa bạn có thể áp dụng, bao gồm:
Uống nước trà xanh:
- Dùng vài lá trà tươi/ trà đã sao khô
- Hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
- Có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong
Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay:
- Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và chuẩn bị thêm 1 ít muối biển
- Đun chè xanh với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra thau
- Thêm muối vào và hòa với nước lạnh
- Dùng tắm có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn và cải thiện viêm do chứng nổi mề đay gây ra
6. Gừng tươi giảm mề đay do lạnh
Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm viêm, giải dị ứng và chống ngứa. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, viêm họng,… Ngoài ra gừng tươi còn được nhân dân sử dụng để chữa viêm da cơ địa, chàm và nổi mề đay do lạnh.
Dùng trà gừng mật ong:
- Thái mỏng 1 củ gừng tươi và đem hãm với 300ml nước sôi
- Sau khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
- Nên uống trà khi ấm và có thể ăn lát gừng tươi nếu mề đay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho,…
Ngâm gừng tươi với muối:
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho khoảng 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào
- Đun thêm 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
- Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm chân/ tay vào để giảm ngứa
- Trong trường hợp tổn thương da lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm
7. Chữa trị mề đay bằng cây nha đam
Nha đam thường được dùng để chế biến các món ăn và thức uống thơm ngon. Ngoài ra với lượng nước, khoáng chất và vitamin dồi dào, thảo dược này còn được tận dụng để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da.
Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, làm mát, tiêu sưng và giải độc. Chính vì vậy, nhân dân thường dùng nha đam để giảm mụn nhọt, chữa tàn nhang, giảm tình trạng khô ráp và cải thiện ngứa ngáy do nổi mề đay.
Dùng gel nha đam giảm nổi mề đay mẩn ngứa:
- Rửa sạch 1 lá nha đam, cắt bỏ vỏ và rửa sạch mủ bên trong
- Dùng thìa cạo phần gel của cây rồi thoa trực tiếp lên da
- Rửa sạch lại với nước sau khoảng 15 phút
Kết hợp nha đam và dầu ô liu:
- Trộn đều 2 thìa gel nha đam với 1 thìa dầu oliu
- Massage trực tiếp lên da và để trong 15 phút
- Rửa sạch với nước ấm
- Cách này thích hợp với người bị nổi mề đay do da quá khô hoặc bị kích thích bởi nhiệt độ lạnh.
8. Lá khế chữa mề đay mẩn ngứa
Nấu nước lá khế tắm là mẹo chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và sát khuẩn nhẹ. Chính vì vậy thảo dược này thường được tận dụng để chữa viêm da cơ địa, phát ban da và mề đay mẩn ngứa.
Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa:
- Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi cho vào nồi
- Đổ 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
- Thêm 2 thìa muối biển vào và đổ nước ra thau
- Hòa thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để tắm
Chữa mề đay bằng thuốc nam cần lưu ý điều gì?
Chữa mề đay bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng vì dễ thực hiện, nguyên liệu thân thuộc và chi phí thấp. Phối hợp mẹo chữa này với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có thể cải thiện triệu chứng của bệnh và tăng tốc độ hồi phục của mô da.
Tuy nhiên để tránh các rủi ro phát sinh khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Mẹo chữa mề đay bằng thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy cách chữa này không thể thay thế cho các loại thuốc được bác sĩ chỉ định.
- Một số thảo dược tự nhiên có khả năng gây kích ứng ở người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy bạn nên quan sát các biểu hiện ở da và toàn thân để kịp thời ngưng áp dụng.
- Khi sử dụng, nên ngâm rửa nguyên liệu với nước muối nhằm loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, xác động vật và các hóa chất độc hại.
- Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, cần thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý và loại trừ các yếu thuận lợi khiến bệnh bùng phát mạnh.
- Không áp dụng cách chữa mề đay bằng thuốc nam trong trường hợp tổn thương da có vết thương hở, chảy máu và bội nhiễm.
- Cách chữa từ thảo dược thường không đem lại hiệu quả đồng nhất. Bởi tác dụng phụ thuộc nhiều vào cơ địa, chế độ chăm sóc và tình trạng bệnh lý của từng trường hợp.
Chữa mề đay bằng cây thuốc nam có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng cách, mẹo chữa này có thể gây ra một số rủi ro như kích ứng da, mề đay bùng phát mạnh và tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy bạn không nên tự ý áp dụng, thay vào đó cần chủ động thăm khám và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào.
Xem thêm:
>> TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Tôi 33 tuổi , thời gian gần đây tôi hay bị mẩn ngứa liên tục. có đi khám bs , bs nói tôi bị mề đay, đã uongs thuốc nhưng vân không khỏi .người lúc nào cũng ngứa ngày rát khó chịu, gãi tới đau mẩn tới đó. hiện tại tôi đang uống siro tiêu ban thủy, mà tình trạng mẩn ngứa vẫn liên tục. thấy nhiều người gthieuj thuốc mề đay đỗ minh, mọi người dùng thuốc rồi có tháy thuốc tốt không có hết đc mề đay không?
Bệnh mề đay thường chữa Đông y sẽ tốt hơn Tây y. Đỡ ảnh hưởng đến chức năng của gan đó các mẹ. Tuy nhiên e cũng khá vất vả mới tìm đc thuốc phù hợp, trc khi chữa ở đỗ minh đường thì e cũng uống các loại thuốc dị ứng, rồi chuyển qua uống mấy đợt thuốc nam bắc của các thầy lang khác nhau rồi nhưng bệnh cũng chỉ đỡ lúc uống thuốc. Chữa ở đây thì e uống thuốc mất 2 tháng, hết tháng đầu tiên mề đay bớt hẳn sang đến tháng thứ 2 thì k thấy lên nữa. Từ đợt dừng thuốc đến bây giờ là gần 2 năm rồi e mới chỉ bị phát mề đây lại 2 lần thôi và cả 2 lần k nhiều nốt, chỉ bị lên ở tay, chân với 1-2 nốt ở bụng xong tự lặn e k uống hay bôi gì cả. Đợt e bầu và sinh bé cứ tưởng sẽ bị mà trộm vía k sao. Các mẹ cứ thử uống đi biết đâu lại hợp. thuốc này chuyên gia đánhgiá cx tốt lắm: https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/nha-thuoc-do-minh-duong-chua-benh-noi-me-day-co-thuc-su-hieu-qua-c296a406165.html
Em mới sinh được 3 tháng trước lúc sinh em mắc bệnh mề đay, nổi ngứa khắp cả vùng bụng mà lúc đấy em không giám dùng thuốc, bệnh nó ngứa nhiều thì em uống trà gừng mật ong cũng thấy tình trạng nó đỡ ngứa hơn, nhưng chỉ được 1 vài ngày nó lại nổi sần lên. Không biết anh chị có cách chữa hay bài thuốc nào an toàn không ạ, con em vẫn nhỏ em cũng không muốn dùng thuốc tây cho lắm.
mình thấy các bà hay cho con nhỏ uống nước rau má còn phần bã thì đắp vào các vùng da bị nổi, thấy cũng hiệu quả bạn dùng thử xem sao. Mình thì chưa áp dụng các biện pháp trên bao giờ nhưng thấy nhiều người cũng chữa theo cách này.
Chữa bằng phương pháp dân gian hay mẹo vặt thì có nhiều nhưng thấy có người hợp người không, nên cũng không biết có tốt không. Chữa không khỏi cứ để bị đi bị lại nó lại thành mãn tính rồi điều trị lại khó.
Chị nói cũng đúng nhưng với những trường hợp cấp tính thì mình chữa theo mấy cách này cũng có hiệu quả đấy, dùng nha đam, rau bạc hà, gừng.. toàn những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn lành tính mà cũng hiệu quả. Những trường hợp bệnh mãn tính lâu năm rồi thì dùng cách này cũng không có nhiều tác dụng, nó chỉ được thời gian ngắn là bị lại rồi mà sơ chế nó cũng mất nhiều thời gian. Mình có thể dùng thuốc đông y cũng được, độ an toàn, hiệu quả và tính dài lâu của nó cũng được nhiều chuyên gia đánh giá. Thế nên để chữa dứt điểm thì em khuyên mọi người nên dùng thuốc thì tốt hơn.
Chữ bằng đông y thì dùng thuốc gì thì hiệu quả vậy?
Tôi cũng tin với hay dùng mẹo dân gian để chữa mấy cái bệnh như đau họng, đau dạ dày, đại tràng thấy nó tốt an toàn lành tính, dễ kiếm và sử dụng. Đấy thế mà lúc mắc cái bệnh mề đay này, người nó cứ nổi đỏ ửng hết cả lên, ban đâu nó cũng chỉ bị ở 2 cánh tay thôi, thì cũng tìm hiểu lấy rau má uống với đắp mà nó tịt được vài hôm rồi nó lại nổi lại, mức độ nó lại ngứa nhiều hơn, với lan rộng hơn. Lần này điều trị bằng mấy biện pháp dân gian thấy nó không hiệu quả nữa rồi thì lại đọc được bài viết nó nói đến thuốc đông y có thể chữa dứt điểm được bệnh này, nó là bài thuốc tiêu ban giải độc thang. Nên tôi cũng qua khám lấy thuốc ở đây về dùng, bác sĩ kê cho 2 tháng thuốc về dùng nhưng dùng hết tháng thuốc đầu tôi đã thấy không còn ngứa nữa, các nốt sần đỏ nhỏ cũng đã lặn hết rồi. Gọi điện trao đổi và bảo bác sĩ dừng thuốc được chưa thì bác lại khuyên dùng thêm tháng nữa để bệnh nó không tái phát trở lại. Nghe theo lời khuyên của bác sĩ nên tôi sử dụng thêm tháng thuốc nữa. Đến giờ cũng khỏi được 2 năm rồi không thấy bệnh quay trở lại.
Em tìm hiểu thấy tiền thuốc nó 1 tháng toàn hơn 2 triệu mà dùng thuốc tận 2 tháng mới khỏi được à chị ơi.
Như của tôi bệnh nó mới nên điều trị mất có 2 tháng là nhanh đấy, chứ với những người mà mãn tính chắc phải mất nhiều thời gian hơn. Mà tiền thuốc nó có giá vậy cũng phải chăng thôi, giờ mà có cái thuốc nó điều trị dứt điểm được tốt hơn mình điều tri đi điều trị lại nhiều lần, mà còn chưa kể đến biến chứng mà nó gây ra đâu. May tôi cũng biết và đi điều trị sớm, chứ không cũng khổ với cái bệnh này.
Thuốc này có dùng được cho cháu không cô ơi, cháu mới sinh được 3 tháng dùng sợ nó ảnh hưởng đến sữa .
Trước mình cũng đang cho con bú mình cũng qua đây khám và điều trị, được bác sĩ tư vấn là có thể sử dụng trong thời gian này nên mình cũng điều trị, và khỏi cũng được hơn năm rồi, bạn có thể lên đây tham khảo ý kiến các chuyên gia cho yên tâm cũng được
https://dominhduong.com/noi-me-day-khi-mang-thai-2504.html
https://dominhduong.com/noi-me-day-sau-sinh-301.html
Địa chỉ của cái nhà thuốc này ở đâu vậy bác ơi, thằng cu nhà cháu được 2 tuổi mà chữa ở nhiều nơi rồi cũng dùng nhiều lá rồi mà cũng chỉ được thời gian, nó lặn rồi lại lên lại, cho cháu xin để cho con qua khám điều trị chứ trẻ con ngứa nhiều các cháu nó ngứa gãi sước hết cả da.
Tôi khám ở chi nhánh Văn Cao. Chú cho con qua khám sớm mà điều trị đi, để lâu nó mãn tính rồi lại mất nhiều thời gian điều trị.
Ngoài địa chỉ này nó còn địa chỉ nào không, tôi cũng mắc cái bệnh mề đay này 3-4 năm rồi mà chữa hết tây y với dân gian nó cũng không khỏi, tôi ở trong Mũi Né ra Hà nội thì xa quá.
Ngoài chi nhánh này nó còn có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh đấy. Nhà mình ở trong đấy thì qua khám ở trong đấy cho tiện.
Thuốc đắt vậy hiệu quả của nó có được lâu dài không, liệu có tái phát lại không vậy?
Con nhà mình cháu được 8 tháng, thời gian gần đây là hay bị nổi những nốt nổi mẩn ngứa trên người nhất là vùng ngực và bụng của cháu, có những nốt nổi sần to, có nốt nhỏ như nốt muỗi đốt, ban đêm cháu quấy khóc và gãi vào vùng ngực nhiều, mà lạ là những cái nốt này cứ xuất hiện ngứa vào ban đêm nhưng rồi sáng hôm sau cháu nó lại không quấy và gãi ngứa như đêm hôm trước. Cho mình hỏi con nhà mình bị như thế là làm sao ạ, mình cũng nghĩ là cháu bị mề đay nhưng thấy có người bảo phong ngứa không biết có phải không?
Sao không cho bé đi khám bác sĩ xem thế nào chị, bệnh về da tuy ko nguy hiểm trực tiếp nhưg mà để lâu nó cũng ảnh hưởng nhiều rồi có thể biến chứng, bé nhà em trước 4 tuổi cũng bị nổi mẩn ngứa trên người em cho đi khám biết là mề đay mua thuốc về dùng khỏi được rồi đó chị.Chị mua loratadin cho con dùng cũng được.
Con tôi nó cũng dùng thuốc này tác dụng của nó tuy nhanh nhưng vẫn bị tái phát lại, lúc đầu nó còn lan ít nhưng lần sau bị lại các nốt nó sần lên to hơn và dày hơn, con nó cũng kêu ngứa nhiều hơn. Cháu nó còn nhỏ mà dùng nhiều thuốc tây nó cũng không tốt, mà thấy mọi người bảo dùng thuốc này nó hay bị tác dụng phụ lắm, thấy mấy mẹ bảo cho con dùng lá bạc hà tắm cho con cũng đỡ ngứa mà tắm được 4-5 ngày rồi chưa thấy đỡ mấy.
Được đấy nhưng chị phải kiên trì chút chứ mới dùng được 4-5 ngày thì làm sao đã có hiệu quả ngay được, em cho con nhà em nó uống rau má với lấy lá đắp thì con nó cũng đỡ ngứa được tuần nay rồi mong là nó khỏi được, chứ đêm nào con nó cũng quấy mệt, không ngủ mệt mỏi lắm.
Dùng mấy mẹo dân gian này cũng được nhưng các chị sử dụng nhớ ngâm kĩ với mua nguyên liệu nó có nguồn gốc đấy. Chứ hôm lọ gần nhà em có bác chả biết mua rau má ngoài chợ về dùng họ có phun thuốc hay gì không mà uống xong nó nổi ngứa đỏ cả người.
Trên này nó có chia sẻ cách chữa mề đay hiệu quả, chị vào đây tham khảo cách chữa cho con cũng được. Bé nhà em thì em cho con điều trị bằng thuốc đông y bên Đỗ Minh Đường, em cho con uống hơn tháng thuốc là tình trạng ngứa với nổi mẩn đỏ của con nó gần bay hết luôn rồi, dùng hết 2 tháng thuốc thì dừng, bệnh khỏi cũng được cả gần năm nay rồi không bị gì nữa cả, ngay cả khi thay đổi thời tiết .
https://laodong.vn/suc-khoe/noi-me-day-man-ngua-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-hieu-qua-742337.ldo
Mình cũng tìm cái nhà thuốc này rồi, thấy người đến khám cũng đông không biết người ta có cho đăng kí lịch khám sớm không nhỉ, mình định cho vợ qua khám nhưng đang bầu sợ phải sếp hàng đợi lâu.
Nhà thuốc này có đấy bạn gọi vào số điện thoại trên trang web ý https://dominhduong.com/ Chăm sóc khách hàng
(024)62536649
Hotline Tư vấn
0963 302 349 – 0984 650 816
Nổi mề đay có cần kiêng nước hay kiêng đồ ăn gì không?
Có đấy bạn ơi, để tăng hiệu quả điều trị bệnh thì mình nên bổ sung thêm vitamin, kiêng đồ ăn nhiều chất đạm với kiêng gió, kiêng nước lạnh, tắm rửa bằng nước ấm, có bệnh thì mình lên qua khám để bác sĩ tư vấn với lên liệu trình điều trị cho..
Mọi người cho tôi hỏi con nhà tôi gần đây cháu bị mọc mụn li ti trên da mặt tôi có bôi cho cháu thuốc acrivastin thấy cũng đỡ nhanh lắm nhưng lại nổi lại nhanh, mỗi lần cháu nó bị tôi lại mua về bôi, không biết cho con dùng nhiều có ảnh hưởng hay có tác dụng phụ gì không ạ.
Bị bệnh mề đay có nguy hiểm không mọi người vợ em đang bầu được 30 tuần rồi, em sợ dùng thuốc nhiều không tốt lên em cũng không cho vợ dùng lúc nào vợ ngứa nhiều em lại chườm lạnh hoặc lấy rau má đắp để giảm ngứa thôi ạ
Cái bệnh này nó cũng tự khỏi được nhưng ít lắm. Mà đang bầu thì dùng mấy cách dân gian này cũng được cho an toàn, chứ dùng thuốc tây nhiều cũng không tốt nhất là đang mang bầu thế này. Trước vợ mình cũng đang mang bầu mình cũng lo, nhưng may quá biết đến Đỗ Minh Đường cho vợ qua khám điều trị khỏi rồi. Muốn điều trị dứt điểm thì đợi vợ đẻ xong thì cho vợ qua đây điều trị sau cũng được bạn ạ.
Thấy mọi người bảo cho con ăn canh rau hẹ chữa được cái bệnh mề đay mẩn ngứa này, mình cho con dùng cả chục hôm nay rồi mà người con nó vẫn nổi đỏ khắp cả người lên là sao ạ?
không biết có thuốc nào chữa được bệnh này không, mình bị nổi mề đay mấy tháng nay rồi mà dùng theo mấy cách dân gian nó chỉ đỡ chứ không khỏi. Ngứa nổi cục hết cả người lên gãi nhiều nó sước hết cả da rồi.