Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý
Nội Dung Bài Viết
Mề đay là bệnh lý phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 42% các trường hợp bệnh da liễu nói chung. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mề đay nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ. Vì thế khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, phụ huynh nên thận trọng để kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Phân loại nổi mề đay ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với tình trạng mẩn đỏ thông thường, tuy nhiên triệu chứng kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần khi gặp các tác nhân dị ứng. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu phát sinh thêm các vấn đề như trẻ biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ. Nguy hiểm hơn. các chuyên gia Da liễu đã cảnh báo mề đay ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi còn là biểu hiện của phản ứng sốc phản vệ mà bố mẹ nên đề phòng.
Mề đay ở trẻ sơ sinh được phân thành các dạng chính là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Tương tự như ở người lớn, trẻ bị nổi mề đay nghiêm trọng hay cơ bản phụ thuộc vào thời gian và mức độ bệnh. Từ đó có thể phân loại như sau:
Dựa theo thời gian:
– Mề đay cấp tính: Triệu chứng chỉ xuất hiện trong vòng 24h hoặc kéo dài dưới 6 tuần.
– Mề đay mãn tính: Triệu chứng thường kéo dài hơn 6 tuần, tái phát trong nhiều năm.
Dựa theo mức độ bệnh:
– Mề đay thông thường: Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, kèm theo đó là các nốt sẩn hồng và rất ngứa, tình trạng mẩn đỏ có thể lan rộng nhưng vài giờ sau sẽ hết nhanh và không để lại sẹo.
– Phù Quincke: Triệu chứng phát triển đột ngột, các nốt ban hồng sưng to thành mảng, lộ rõ 1 vùng da. Nguy hiểm hơn trẻ có dấu hiệu phù hệ hô hấp, sưng lưỡi dẫn đến suy hô hấp nếu không được xử lí kịp thời.
– Da vẽ nổi: Triệu chứng hiếm khi xảy ra, nhận biết bằng cách sử dụng móng tay hoặc vật bất kỳ chà nhẹ trên da trẻ, sau đó các vệt hồng hiện ngay tại các đường đã vẽ.
– Mề đay sắc tố: Biểu hiện tương tự như vết tàn nhang hoặc phát triển thành các vết sẩn hoặc mảng cục. Tình trạng này không quá nghiêm trọng, không gây ngứa và có thể xuất hiện và biến mất trong vài tháng đầu đời của trẻ. Triệu chứng có thể khởi phát bất cứ tuổi nào nhưng hầu hết đều không gây nguy hiểm.
Phương pháp chữa mề đay ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổiĐối tượng trẻ em cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt hơn so với người lớn. Bởi vốn dĩ làn da của trẻ nhạy cảm và mỏng manh, khi bị mề đay càng dễ tổn thương. Khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, hoặc thuốc điều trị không phù hợp có thể gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên môn, khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nên áp dụng hai phương pháp sau:
Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh tại nhà (dành cho mề đay cấp tính)
Phương pháp chữa mề đay cho trẻ sơ sinh tại nhà phù hợp cho những trường hợp cấp tính, dị ứng và mẩn đỏ tạm thời. Ưu điểm khi chữa mề đay tại nhà cho trẻ sơ sinh là các phương pháp lành tính, không tác dụng phụ nhưng hiệu quả chậm. Ngoài ra, khi phụ huynh không sơ chế sạch sẽ các loại lá cây nấu nước tắm cho trẻ, có thể khiến tình trạng dị ứng tiến triển nghiêm trọng hơn.
Vì thế nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, phụ huynh nên bắt đầu bằng những cách cơ bản như chườm lạnh, tắm bột yến mạch, hoặc thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ. Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các bài thuốc chữa mề đay bằng thảo dược. Phổ biến là các loại lá khế, lá trầu không, kinh giới,… thường được sử dụng nấu nước tắm chữa mề đay cho trẻ sơ sinh.
XEM THÊM: Nổi mề đay cho trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất
Phụ huynh nên lưu ý, phương pháp tắm nước lá chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chỉ phù hợp điều trị triệu chứng cơ bản. Nếu ngoài da có biểu hiện viêm lở, tuyệt đối không sử dụng nước lá tắm cho trẻ. Với những triệu chứng mề đay mẩn ngứa thông thường, các loại nước thảo dược này có thể giúp giảm ngứa, giảm mẩn đỏ hiệu quả.
– Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng lá khế: Sử dụng 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối 20 phút, sau đó rửa lại nhiều lần với nước cho sạch vi khuẩn và bụi bẩn. Cho lá khế vào nồi nấu đến khi sôi già, để nước nguội bớt rồi dùng nước này tắm cho bé. Thực hiện hàng ngày để giảm mề đay mẩn ngứa.
– Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không: Sử dụng 1 nắm lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối 20 phút và rửa lại nhiều lần để sạch bụi và vi khuẩn. Sau đó cho vào nồi cùng nước đun sôi 5 phút. Dùng nước lá để xông hoặc tắm cho trẻ mỗi ngày.
– Trị nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi, đem ngâm nước muối 20 phít và rửa lại với nước sạch nhiều lần. Sau đó cho vào chảo sao nóng lên, đem nấu nước cho trẻ tắm. Sử dụng phần bã lá kinh giới chườm lên vùng da bị ngứa để giảm triệu chứng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng số loại thảo dược khác để trị mề đay cho trẻ như nha đam, lá tía tô, rau má, sài đất… sử dụng nấu nước tắm cho trẻ là giải pháp an toàn và mang đến hiệu quả cao.
Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây dược (chữa bệnh mề đay mãn tính)
Bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh mãn tính có thể tái phát liên tục trong thời gian nhiều năm, triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân xúc tác gây dị ứng. Vì thế, giải pháp điều trị là nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để tránh tiếp xúc với tác nhân đó. Điều trị mề đay mãn tính ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tân dược là chủ yếu, tuy nhiên để an toàn thì phụ huynh nên cho trẻ thăm khám chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và kê đơn phù hợp.
Trong một số trường hợp chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, các loại thuốc điều trị hạn chế một số thành phần kháng viêm mạnh. Các loại thuốc này không được bán sẵn tại các hiệu thuốc mà sử dụng dưới liều dùng của bác sĩ. Hiện nay, thuốc chữa mề đay mẩn ngứa ở trẻ dưới 1 tuổi áp dụng một trong số các nhóm thuốc sau đây:
– Thuốc kháng Histamine H1:
Nhóm thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chính ngăn chặn các thụ thể H1, giúp ngăn cản các kích ứng gây mẩn ngứa diễn ra. Hydroxyzine nằm trong nhóm thuốc kháng histamine H1 – là dạng thuốc bôi ngoài da an toàn cho trẻ sơ sinh, ngoài ra đối với dạng thuốc uống kháng viêm là diphenhydramine. Đối với những trẻ bị nổi mề đay trong gian dài, nhóm thuốc loratidine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec) được dùng điều trị phổ biến. Tuy nhiên liều dùng và đối tượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc kháng Histamine H2:
– Corticosteroids:
Nhóm thuốc Corticosteroids dùng để chữa mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh chỉ định prednisone. Thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng mề đay mãn tính khi trẻ không thuyên giảm sau khi sử dụng hai nhóm thuốc trên. Cũng cần lưu ý, vì Corticosteroid có tác dụng mạnh nên nguy cơ gây biến chứng cao hơn.
Lạm dụng Corticosteroid lâu dài có thể gây ra những tác động đến sự phát triển của xương. Trẻ sơ sinh có khả năng tăng trưởng chậm do rối loạn hormone. Vì thế nhóm thuốc này chỉ được khuyến khích sử dụng theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
Việc điều trị bằng thuốc đối với tình trạng mề đay ở trẻ sơ sinh không được khuyến khích. Đa số các trường hợp mề đay mẩn ngứa cấp tính đều hạn chế dùng thuốc ở mức tối đa. Khi điều trị bệnh mãn tính, phụ huynh nên tuân thủ đúng liều thuốc của bác sĩ và tránh sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống tự ý cho trẻ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mề đay tại nhà
Chắm sóc trẻ tại nhà có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong giai đoạn phụ thuộc vào sữa mẹ. Đối với nổi mề đay ở trẻ sơ sinh cấp tính và mãn tính đều cần tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc sau:
– Phụ huynh cần xác định và loại bỏ những yếu tố gây bệnh để tránh tình trạng dị ứng trở nặng hơn
– Nếu vẫn đang nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ không nên ăn hải sản, trứng, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
– Tăng cường bổ sung các loại vitamin A, B, C hoặc dễ tiêu hóa trong thực đơn của người mẹ, hoặc thực đơn ăn dặm của trẻ.
– Tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ, trẻ nên được tắm rửa hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn trên da.
– Phụ huynh có thể sử dụng nước thảo dược kể trên tắm cho trẻ, hoặc nấu nước ấm pha chút muối nở vệ sinh cho trẻ.
– Trong thời gian bị mề đay, phụ huynh không nên sử dụng xà phòng tắm cho bé hoặc để chất tẩy rửa tiếp xúc với trẻ.
– Mang bao tay cho trẻ để bé không gãi và làm tổn thương vùng da bị ngứa, điều này cũng tránh được tình trạng lây lan cơn ngứa dẫn đến viêm da.
– Đảm bảo cơ thể trẻ luông thoáng mát, không để ẩm ướt do đổ mồ hôi, phụ huynh nên chuẩn bị quần áo rộng rãi cho trẻ mặc.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định cho trẻ uống thuốc histamine để ngăn chặn và làm dịu cơn ngứa cấp tính.
– Phụ huynh nên lên kế hoạch kiêng khem hợp lý với những thực phẩm có trong tiền sử dị ứng của trẻ.
– Phụ huynh không sử dụng lotion dưỡng ẩm, phấn rôm hay sử dụng nước xả vải khi da của trẻ trong thời điểm kích ứng.
– Hạn chế đưa trẻ đến những khu vực ô nhiễm, đảm bảo không gian quanh trẻ không có côn trùng để phòng nguy cơ kích ứng.
– Thường xuyên vệ sinh đồ đạc, quần áo, khăn lau cũng như ga giường cho trẻ.
– Không nên cho trẻ tiếp xúc với thú cưng, đồ vật dễ gây kích ứng như chăn bông, thú bông, rèm cửa.
Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?
Phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị mề đay mẩn ngứa đều có biểu hiện khó chịu, ngứa và viêm da cơ bản. Tuy nhiên khi bệnh lý chuyển biến trở nặng, một số biến chứng nguy hiểm phụ huynh cần cảnh giác là:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Tình trạng ngứa ngáy khó chịu kéo dài do mề đay gây ra sẽ làm sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ có thể biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc. Tiến triển kéo dài dễ khiến sức khỏe suy yếu, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
- Bội nhiễm da: Bội nhiễm là triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh ngứa – gãi thường xuyên. Bội nhiễm là con đường nhanh nhất dẫn đến nhiễm trùng máu, những dấu hiệu cho thấy tình trạng bội nhiễm là trẻ bị sốt, thân nhiệt luôn suy trì mức cao, biếng ăn, ngủ nhiều, quấy khóc…
- Sốc phản vệ: Được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị sốc phải vệ, hệ thống ống phế quản sẽ bị thu hẹp lại gây ra những khó khăn nhất định khi trẻ hít thở. Từ tình trạng khó thở mà trẻ bị thiếu oxy lên não, choáng váng, ngất lịm. Nhiều trường hợp tử vong không may xảy ra khi trẻ bị sốc phản về mà không được cấp cứu kịp thời.
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh tuy phổ biến nhưng nguy cơ biến chứng có thể để lại nhiều hệ lụy khó lường. Vì thế phụ huynh cần theo dõi biểu hiện của trẻ một cách sát sao. Nếu nhận thấy trẻ có những triệu chứng sau đây thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám:
- Trẻ bị nổi mề đay lan rộng tại nhiều vị trí kèm theo sốt cao.
- Có dấu hiệu của triệu chứng sưng phù mặt, cổ và lưỡi.
- Trẻ nổi mẩn đỏ cục bộ và mê man, bất tỉnh.
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn hoặc khó nuốt.
- Trẻ hô hấp khó khăn, có biểu hiện như thở dốc, khò khè,…
Trên đây là những triệu chứng lâm sàng cho thấy nguy cơ trẻ bị sốc phản vệ. Lúc này phụ huynh cần đưa trẻ cấp cứu ngay để tránh nguy cơ gây tử vong.
Khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần hết sức lưu ý các triệu chứng bất thường ở trẻ để kịp thời xử lý tránh phát sinh biến chứng. Mặc dù mề đay là một triệu chứng phổ biến, nhưng việc lơ là trong khâu điều trị có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ sơ sinh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!