Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá ngải cứu bạn nên biết
Nội Dung Bài Viết
Ngải cứu hay ngải diệp là vị thuốc nam đa công dụng, do có đặc tính kháng viêm, tiêu viêm ngải cứu được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống. Có nhiều bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ lá ngải cứu có thể kể đến như dùng lá ngải cứu sắc nước uống, kết hợp lá ngải cứu với muối và giấm; kết hợp với bưởi và chanh…
Công dụng chữa thoái hóa cột sống của lá ngải cứu
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, tên gọi khác là ngải diệp hay ngải tía, là một loại cây có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi, rất thông dụng và có nhiều công dụng chữa bệnh. Ngải cứu đặc trưng bởi mùi thơm nồng và có vị đắng. Dược liệu này có nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm nhiễm, tăng khả năng điều hòa và lưu thông khí huyết.
Ngải cứu còn được sử dụng để chữa một số bệnh điển hình như bệnh nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu và đặc biệt là cả các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đây cũng là lý do mà chúng ta thường hay bắt gặp vị thuốc ngải cứu xuất hiện trong các bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái thoái hóa cột sống…. Trong đó sử dụng ngải cứu để chữa thoái hóa cột sống bằng cách chế biến thành vị thuốc hoặc món ăn được vận dụng khá phổ biến.
Cụ thể, sở dĩ ngải cứu được dùng để chữa thoái hóa cột sống là vì:
- Theo Đông y, ngải cứu là vị thuốc quý, có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp, giữ ấm các khớp, chống trì trệ khí huyết, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa và nhiều căn bệnh khác
- Ngải cứu có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như dehydro matricaria este, cinelo, thuyon và khoảng 0,2 – 0,3% tinh dầu giúp giảm đau nhức cho người mắc thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- Trong tinh dầu ngải cứu có chứa hợp chất absinthin và absinthe, có đặc tính kháng viêm tự nhiên, có thể cải thiện tình trạng sưng đau, nóng đỏ ở khớp do viêm khớp gây ra đồng thời hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống rất tốt.
- Trong ngải cứu cũng chứa các acid amin, flavonoid, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp.
6 Cách dùng lá ngải cứu chữa thoái hóa cột sống
Ngải cứu là vị thuốc nam quý được dân gian đặc biệt ưa chuộng, do đó, có rất nhiều cách sử dụng ngải cứu để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Bạn có thể dùng đơn độc vị thuốc này hoặc kết hợp với các dược liệu khác để nâng cao dược tính, hỗ trợ cho quá trình điều trị. Một số bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được đánh giá cao có thể kể đến như:
1. Trị thoái hóa cột sống từ ngải cứu, cây trinh nữ, lá lốt, cỏ xước
Sự kết hợp giữa ngải cứu, lá lốt, cỏ xước và cây xấu hổ giúp tăng cường hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa cột sống. Cỏ xước có tác dụng tiêu ứ, phá huyết, khi sao khô giúp bổ can thận, mạnh gân xương, cước khí, chữa ngã sưng đau, phong thấp, thoái hóa khớp xương và một số bệnh liên quan đến xương khớp.
Trong khi đó, lá lốt giúp giảm đau, tạo cảm giác sảng khoái, thích hợp với người đau nhức xương khớp do sang chấn, cứng cơ, lạnh… Cây trinh nữ cũng có tác dụng giảm đau nhức xương, an thần, chữa bệnh xương khớp, thần kinh, giúp giảm đau lưng, đau nhức cột sống rất tốt.
Bài thuốc:
Nguyên liệu(sử dụng một lượng vừa đủ và bằng nhau):
- Lá ngải cứu tươi
- Thân cây trinh nữ
- Lá lốt
- Rễ cây cỏ xước
Cách thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu, chờ đến khi ráo nước thì thái nhỏ sau đó đem đi phơi khô. Đợi đến khi nguyên liệu đã trở vàng là dùng được và nên cho vào túi bảo quản để dùng dần.
- Có thể sắc uống hoặc bỏ vào nước sôi uống như nước trà
- Mỗi lần sử dụng khoảng 150 gam hỗn hợp
- Sử dụng hằng ngày, có thể sử dụng như nước lọc
- Uống liên tục và điều đặn trong khoảng 3 tháng
2. Chế biến ngải cứu thành món ăn
Bạn có thể chế biến ngải cứu thành món ăn và bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Nên thêm một ít lá ngải cứu vào các món ăn thường sử dụng hoặc dùng lá ngải cứu chế biến món trứng rán ngải cứu. Đây là món ăn giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại có thể hỗ trợ điều trị tốt thoái hóa cột sống mà bạn không nên bỏ qua.
Nguyên liệu:
- Trứng
- Lá ngải cứu
- Các loại gia vị
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu sau đó để ráo nước rồi thái nhỏ
- Cho trứng và ngải cứu đã thái nhỏ vào bát sau đó khuấy đều
- Cho trứng vào rán như rán trứng bình thường
3. Chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu và mật ong
Mật ong là thực phẩm quen thuộc, không chỉ được dùng để nấu ăn, làm đẹp mà còn có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành các tổn thương, khi kết hợp với ngải cứu có thể phát huy tốt tác dụng điều trị thoái hóa khớp.
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu: 300 gam
- Mật ong nguyên chất: 2 thìa
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu sau đó để ráo và giã nhuyễn, vắt lấy nước
- Hòa nước ngải cứu cùng mật ong
- Chia thành hai phần để uống trong ngày
- Uống liên tục trong khoảng từ 7 đến 14 ngày
4. Chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu, chanh và bưởi
Vỏ bưởi xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống, do đó, có thể kết hợp lá ngải cứu với chanh và vỏ bưởi để điều trị căn bệnh này. Ngoài ngải cứu, bưởi, chanh cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh lý về xương khớp do chứa các hoạt chất có tác dụng sát trùng, chống viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp, phòng ngừa các bệnh như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp
Nguyên liệu
- Lá ngải cứu
- Bưởi quả
- Chanh quả
- Rượu gạo trắng và đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu: rửa sạch rồi để ráo nước
- Bưởi: gọt lấy vỏ
- Chanh: thái thành lát mỏng
- Phơi khô cho đến khi các loại nguyên liệu trở vàng
- Cho nguyên liệu đã trở vàng vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu gạo trắng vào cho đến khi ngập hết nguyên liệu rồi cho đường phèn vào
- Ngâm hỗn hợp cho đến khi rượu đổi màu là có thể dùng được
- Uống đều đặn mỗi ngày một ly
5. Chữa thoái hóa cột sống kết hợp giữa ngải cứu, muối hạt và giấm
Bạn cũng có thể dùng ngải cứu kết hợp với muối hạt và giấm để điều trị thoái hóa cột sống. Giấm vị đắng chua, khí ấm, không độc, có tác dụng giảm đau, tiêu hạch, tiêu huyết ứ, giãn gân cơ co rút, chữa đau liên sườn, đau dạ dày, chân tay co quắp, duỗi khó khăn… Muối và các khoáng chất trong muối khi kết hợp với tinh dầu của ngải cứu sẽ được sức nóng dẫn vào cơ thể giúp giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa, tăng cường lưu thông máu…
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu tươi: 1 nắm
- Giấm ăn và muối hạt
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu rồi để ráo, sau đó giã nhuyễn cùng muốn hạt
- Đun nóng giấm ăn
- Trộn hỗn hợp gồm giấm ăn đã đun nóng cùng muối hạt và ngải cứu đã giã nhuyễn
- Bọc hỗn hợp bằng vải mỏng dùng để chườm lên vùng bị đau nhức
- Chườm nóng trong khoảng từ 15 đến 30 phút
- Nếu hỗn hợp hết nóng có thể hâm nóng trở lại để tiếp tục sử dụng
6. Chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu, đậu đen và gừng
Chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu, đậu đen và gừng cũng là một phương pháp điều trị mà bạn không thể bỏ qua.
Nguyên liệu:
- Lá ngải cứu tươi: 1 nắm
- Gừng tươi: 1 củ
- Đậu đen và rượu gạo trắng
Cách thực hiện
- Rửa sạch gừng và ngải cứu sau đó để ráo nước
- Cắt gừng mỏng thành từng lát và ngâm cùng rượu trắng trong 7 ngày
- Cắt nhỏ ngải cứu và phơi khô sau đó đó sao cùng đậu đen cho đến khi lá ngải cứu trở vàng
- Cho hỗn hợp cùng ngải cứu, đậu đen, gừng (đã ngâm) và cho thêm rượu vào hỗn hợp rồi lấy mảnh vải sạch và mỏng để bọc lại
- Chà lên vị trí đau nhức khoảng 20 lần
- Thực hiện liên tục trong 10 ngày
Một số lưu ý khi dùng chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Khi chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu, để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Ngải cứu có dược tính cao, chỉ nên dùng 15 – 30g ngải cứu ở dạng tươi và 3 – 5g ngải cứu ở dạng khô. Không dùng cho người nóng trong, huyết áp cao, âm hư huyết nhiệt, không dùng cho người có ý định mang thai
- Trong khi điều trị tuyệt đối không được khuynh vác đồ nặng và làm việc quá sức
- Phương pháp sử dụng lá ngải cứu chỉ áp dụng trọng những trường hợp nhẹ, hơn nữa tùy và tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà đem lại những hiệu quả khác nhau
- Trong quá trình điều trị việc kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống thì nên bổ sung nhiều vitamin D,K, canxi…
- Không nên lạm dụng ngải cứu vì có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe đặc biệt là đối với hệ thần kinh vì ngải cứu có độc tính
- Đối với phương pháp sử dụng ngải cứu để chữa trị thoái hóa cột sống, thì yêu cần người bệnh cần phải kiên trì thực hiện và thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên nếu không sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu và các vị thuốc nam được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngải cứu là cây thuốc nam, do đó, hiệu quả mà dược liệu này mang lại khá chậm, bạn phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Hơn nữa, phương pháp này chỉ thích hợp với người bệnh nhẹ, nếu mắc thoái hóa cột sống ở mức độ nặng, bạn nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!