Hướng dẫn chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri cực hay
Nội Dung Bài Viết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri là một trong những bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn, lành tính với người bệnh. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến cách sử dụng loại cây này để chữa bệnh, thậm chí có rất nhiều người vẫn còn xa lạ và không hề biết cây mần ri là gì, tác dụng cụ thể ra sao. Nếu bạn đang thắc mắc không biết cây mần ri có công dụng như thế nào trong điều trị thoát vị đĩa đệm, cách sử dụng ra sao thì có thể tham khảo những thông tin trong bài viết này.
Cây mần ri và công dụng chữa thoát vị đĩa đệm
Mần ri hay mần ri, màn màn hoa trắng là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Loại cây này thuộc họ màn màn, mọc ở những vùng đất ẩm ướt, phù sa màu mỡ. Thường phân bố chủ yếu tại các đồng bằng trải dài từ Bắc vào Nam, nhất là ở những vùng đất thấp. Mần ra có 2 loại là:
- Mần ri hoa trắng, tên khoa học là Cleome gynandra L
- Mần ri hoa tím, thuộc họ màn màn, tên khoa học là Cleome chelidonii
Theo y học cổ truyền, toàn bộ cây mần ri bao gồm lá, thân, hạt và kể cả rễ đều được dùng làm thuốc. Loại cây này có thể được thu hái, dùng quanh năm ở dạng tươi hoặc khô đều được. Mần ri hoa trắng vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải uất, tiêu đờm hoạt huyết. Thường được dùng để tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị phong tê thấp, viêm gan B, các bệnh về xương khớp. Trong khi đó, mần ri tím vị cay, tính ấm, không độc, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho hen, nhức đầu, rắn cắn, viêm cầu thận mãn tính. Như vậy, có thể thấy, loại mần ri có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm là mần ri hoa trắng.
Sở dĩ mần ri có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm là vì:
- Theo Đông y, mần ri có công dụng tán ứ, hoạt huyết, thanh nhiệt có tác dụng tăng cường lưu thông máu, có tác dụng rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi lẽ theo y học cổ truyền, bệnh thoát vị đĩa đệm do chính khí trong cơ thể không đầy đủ, thêm vào đó, cơ thể bị các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm khiến khí huyết tắc nghẽn.
- Theo nghiên cứu hiện đại, cây mần ri có chứa các hoạt chất có dược tính cao như aluco lee min, glucocapparin, glycosid cùng các thành phần như acid viscose, viscosin, aloe emodin, protein, vitamin, chất béo… có tác dụng kháng viêm, nâng cao hiệu quả hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri
Cây mần ri hoa trắng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị lão hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Có nhiều cách sử dụng cây mần ri để chữa các bệnh về xương khớp, cụ thể là thoát vị đĩa đệm như sau:
1. Dùng nước sắc cây mần ri
Sử dụng cây mần ri sắc lấy nước uống là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp cho người bận rộn. Bạn có thể thu hoạch cây mần ri, nhặt lá hư rửa sạch sẽ cho hết đất cát, bụi bẩn. Tiếp đó cắt khúc, phơi khô, cho vào túi nilon hoặc hũ thủy tinh để bảo quản để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g cây mần ri tươi hoặc 40g cây mần ri khô, 500ml nước lọc
- Mần ri rửa sạch, cắt khúc nhỏ từ 2 – 3 cm, cho lên chảo, sao vàng đến khi có mùi thơm
- Cho vào một miếng vải khô, đem cho hạ thổ trong 2 – 3 giờ đến khi nguội hẳn
- Đem thuốc đun cùng 500ml nước lọc, thấy còn ⅓ nước thì mang ra sử dụng
- Kiên trì áp dụng từ 10 – 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng thoát vị đĩa đệm được cải thiện.
2. Đắp cây mần ri với muối trắng
Song song với việc uống nước sắc từ cây mần ri, bạn có thể đắp cây mần ri với muối hột trên vùng bị đau do thoát vị đĩa đệm gây ra để giảm bớt cảm giác đau nhức. Muối hột rang có khả năng trừ phong thấp, giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp do lạnh, do bệnh khớp mạn tính hay do sang chấn. Việc chườm nóng với muối và cây mần ri sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g cây mần ri tươi lấy cả lá thân và rễ; 1 – 2 thìa muối hột, 1 tấm lá chuối
- Mần ri tươi rửa thật sạch, để ráo nước, thái thành đoạn nhỏ chừng 2 – 3 cm rồi giã nát với 1 thìa muối trắng
- Gói hỗn hợp đã chuẩn bị vào lá chuối, vùi vò bếp than, thấy lá chuối chuyển màu vàng thì lấy ra
- Cho thuốc vào một miếng vải sạch, chườm lên vị trí đau liên tục trong 20 – 30 phút, đến khi thuốc hết nóng thì lấy bã chà lên vị trí thoát vị, nên chà nhẹ nhàng, không nên ấn, bóp mạnh
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày nhất là khi bị đau hoặc trước khi đi ngủ, kiên trì liên tục trong 10 – 15 ngày.
3. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mần ri và gừng
Gừng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể, tăng cường khả năng vận động của xương khớp, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng, hiệu quả. Khi kết hợp gừng với mần ri sẽ giúp đánh bật cơn đau nhức xương, thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 100g cây mần ri tươi lấy cả rễ, thân và lá, 1 củ gừng, 40ml rượu trắng 40 – 50 độ
- Mần ri tươi nhặt bỏ phần hư úa, rửa sạch, cắt khúc nhỏ khoảng 2 – 3cm; gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập nhuyễn
- Cho mần ri và gừng vào chảo, sao nóng cho đến khi có mùi thơm thì thêm rượu trắng vào đun sôi trong 3 phút
- Cho hỗn hợp vào một miếng vải sạch, chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong 20 – 30 phút, khi thấy hết nóng thì lấy ra chà nhẹ lên vị trí đau
- Thực hiện khi cơn đau xuất hiện hiện trước khi đi ngủ, đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 10 – 15 ngày để thấy các triệu chứng được cải thiện.
4. Thêm mần ri vào thực đơn
Chế biến mần ri thành các món ăn bài thuốc và bổ sung vào thực đơn là cách hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đơn giản. Với cách làm này, bạn sẽ vừa nâng cao được hiệu quả điều trị, vừa tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Cách thực hiện:
Mần ri xào tỏi
- Nguyên liệu: 300g mần ri tươi, 1 – 2 nhánh tỏi
- Mần ri rửa sạch, cắt thành khúc, để ráo nước; tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập nhuyễn
- Cho tỏi vào chảo phi thơm với dầu, đến khi tỏi thơm thì cho mần ri vào
- Xào nhanh tay ở lửa lớn để mần ri giữ được vị giòn, ngọt
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, thưởng thức khi còn nóng.
Mần ri hầm gà
- Nguyên liệu: 200g mần ri tươi (cả thân lẫn lá), 100g thịt gà
- Mần ri nhặt bỏ lá hư úa, rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn
- Gà rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ, cho vào nồi hầm trong 30 phút
- Xào xơ mần ri rồi cho vào nồi nước gà, hầm thêm trong 10 – 15 phút
- Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức khi còn nóng.
Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng mần ri
Khi sử dụng mần ri để chữa thoát vị đĩa đệm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:
- Trước khi sử dụng, cần kiểm tra kĩ dược liệu, nhất là mần ri khô để xem có bị mốc, mục hoặc có dấu hiệu hư hỏng hay không. Nếu sử dụng dược liệu mốc không chỉ không có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn gây phản tác dụng.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, khi dùng cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
- Không dùng mần ri với các loại thuốc khác cũng có công dụng chữa thoát vị đĩa đệm để tránh tác dụng phụ, sử dụng quá nhiều cây thuốc sẽ gây rối loạn, không tốt cho quá trình điều trị
- Không nên lạm dụng, không uống thay nước lọc hàng ngày, chỉ nên áp dụng dưới dạng biện pháp hỗ trợ, không nên dùng thay thế thuốc điều trị
- Dùng mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp dân gian, do đó, có tác dụng khá chậm, hiệu quả còn phụ thuộc cơ địa mỗi người
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mần ri là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản, chi phí thấp mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên, để biết được với cơ địa của mình, mỗi ngày dùng mần ri với liều lượng bao nhiêu là phù hợp thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi áp dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!