Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Các loại thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là phương pháp đã được mọi người truyền tai nhau từ rất lâu. Các bác sĩ tai mũi họng thường khuyên bệnh nhân áp dụng vì phương pháp này mang tính an toàn tương đối cao.

Có nên dùng nước muối để chữa viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi các kháng thể trong cơ thể phản ứng dữ dội với các kháng nguyên lạ bên ngoài môi trường không khí. Tùy vào cơ địa, mỗi người sẽ gặp phải triệu chứng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa ngáy hay cảm thấy nặng ở vùng mũi do tiếp xúc với khói thuốc, lông chó, mèo, sợi vải, dị ứng khi thời tiết chuyển mùa…

Các bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để làm sạch khoang mũi. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm này tại các quầy thuốc với mức giá khá rẻ. Nước muối sinh lý (hay NaCl 0,9%) là dạng dung dịch đẳng trương, khi sử dụng nó không làm thay đổi kích thước lẫn hình dạng của các tế bào máu trong cơ thể.

Thành phần của nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn cao, làm giảm các triệu chứng hắt hơi hoặc ngạt mũi của chứng viêm mũi dị ứng
Thành phần của nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn cao, làm giảm các triệu chứng hắt hơi hoặc ngạt mũi của chứng viêm mũi dị ứng.

Khi nước muối sinh lí được truyền dẫn vào hốc mũi, nó có khả năng làm loãng các dịch nhày, diệt trùng, khắc phục chứng nghẹt mũi nhanh chóng. Nhờ đó giúp bạn tránh khỏi tình trạng tổn thương niêm mạc nghiêm trọng về sau.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp chữa viêm muỗi dị ứng bằng nước muối sinh lý là có thể áp dụng với mọi đối tượng, không ngoại trừ phụ nữ mang thai, trẻ em từ dưới 12 tuổi và người cao tuổi. Sản phẩm có thể cải thiện vấn đề về mũi cho bệnh nhân ngay từ lần đầu sử dụng.

Nhờ mang đặc điểm nồng độ thấp, nước muối sinh lý không khiến người bệnh chịu bất cứ cảm giác đau rát nào. Ngoài việc điều trị viêm mũi dị ứng, người ta còn tận dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn cho da tại các vết thương hở.

Hướng dẫn 2 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhưng để tránh làm tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, bạn có thể áp dụng theo 2 cách cơ bản là dùng duy nhất nước muối sinh lý hoặc dùng dung dịch này kết hợp rửa mũi cùng với tỏi.

1. Khắc phục chứng viêm mũi dị ứng chỉ với nước muối sinh lý

Cách dùng muối ăn pha loãng với nước lọc thông thường cũng có khả năng diệt trừ vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng pha quá nhiều muối hoặc ít muối. Điều đó sẽ làm giảm đi hiệu quả trong lúc trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Đối với sản phẩm nước muối sinh lý đang bán ngoài thị trường, nó đã được sản xuất với nồng độ chuẩn xác và theo quy trình diệt trùng nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng dung dịch nước muối pha sẵn để thu được kết quả điều trị tốt nhất.

Nguyên liệu muối ăn đem pha loãng với nước cũng có khả năng làm sạch mũi giống với nước muối sinh lý nhưng rất khó để bạn pha chế đúng tỉ lệ
Nguyên liệu muối ăn đem pha loãng với nước cũng có khả năng làm sạch mũi giống với nước muối sinh lý nhưng rất khó để bạn pha chế đúng tỉ lệ.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị sẵn 1 bình nước muối kèm theo xi lanh để làm dụng cụ xịt vào mũi.
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng  và vệ sinh cả xi lanh mới mua về nhằm đảm bảo tính sát trùng cao.
  • Ngồi xuống ghế, đưa cơ thể hướng về phía trước. Khi xịt mũi bên trái trước thì bạn nghiêng đầu qua phải theo góc 45 độ và nghiêng ngược bên còn lại nếu xịt mũi bên phải.
  • Lúc thực hiện động tác này bạn không nên quên há miệng to để phòng tránh lượng nước xịt thừa chảy xuống tai.
  • Đặt đầu ống xi lanh đã bơm nước muối sinh lý vào sát một bên lỗ mũi. Bạn chỉ xịt nhẹ nhàng để tránh tình trạng lượng nước đi vào khoang mũi một cách ồ ạt. Mỗi bên mũi thực hiện 2 lần thao tác xịt nước muối.
  • Sau khi vừa xịt xong, bạn hỉ mũi cho các dịch nhày chảy ra ngoài. Đừng hỉ quá mạnh vì các khoang mũi thường thông với nhau, điều này dễ làm dịch nhày tràn qua khoang khác.
  • Nếu bạn đang cảm thấy cả cơ thể rệu rã và tinh thần rất căng thẳng thì đừng nên tiến hành xịt mũi vì có thể làm niêm mạc bị tổn thương,  dẫn tới hiện tượng sặc nước muối khi tiêm.

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý kết hợp với tỏi

Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu nướng với mục đích khơi dậy mùi thơm cũng như kích thích vị giác của người dùng thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức món ăn. Bên cạnh việc ổn định hệ tiêu hóa, hoạt chất kháng sinh allicin trong tỏi có khả năng ngăn chặn các vi khuẩn trú ngụ vào da hay khoang mũi.

Vì vậy, bạn có thể lựa chọn cách kết hợp nước muối sinh lý với tỏi để gia tăng độ sạch hơn cho các khoang mũi. Tỏi sống có mùi hơi hăng nên khi thực hiện cho trẻ nhỏ, người lớn cần cân nhắc kỹ vì nhiều trẻ sẽ thấy khó chịu với tỏi và bắt đầu muốn tránh né việc điều trị.

Cách chữa viêm mũi di ứng bằng nước muối sinh lý kết hợp với tỏi đem tới hiệu quả không ngờ
Cách chữa viêm mũi di ứng bằng nước muối sinh lý kết hợp với tỏi đem tới hiệu quả không ngờ

Cách thực hiện:

  • Bạn trút khoảng 200 ml nước muối sinh lý pha sẵn ra ngoài ly và cho vào đó tầm 3 – 4 muỗng cà phê nước cốt tỏi.
  • Trước khi bơm nước vào xi lanh, bao giờ bạn cũng phải vệ sinh đôi tay cũng như sát khuẩn cho xi lanh sạch sẽ.
  • Giữ cơ thể hướng về trước trong tư thế ngồi, lần lượt xịt hỗn hợp nước muối tỏi vào sát 2 bên lỗ mũi. Xịt lỗ mũi bên phải thì nghiêng đầu sang trái và đổi chiều khi làm bên lỗ mũi còn lại.
  • Chỉ xịt một cách từ từ nhằm đảm bảo cho nước tràn vào khoang mũi một lượng vừa đủ mà thôi. Tránh khép miệng trong quá trình xịt để nước không chảy vào tai.
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng từng bên sau khi xịt để đẩy dịch nhày ra khỏi khoang mũi. Dùng khăn giấy thấm sạch chất nhày hoặc vệ sinh lại cả khuôn mặt với nước ấm.

Những lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng với nước muối

Nước muối sinh lý là một sản phẩm không thể vắng mặt trong tủ thuốc của mọi gia đình để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tiện lợi hơn. Tuy nhiên, nếu muốn làm thuyên giảm tình trạng viêm mũi dị ứng với nước muối một cách an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Phương pháp dùng nước muối chữa trị viêm mũi dị ứng có thể phát huy công dụng tốt nhất với đối tượng bệnh vừa mới khởi phát. Nếu bị nặng, nước muối chỉ đóng vai trò hỗ trợ làm sạch đơn thuần.
  • Bạn chỉ nên duy trì cách thức điều trị này 1 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 4 – 5 ngày liền rồi quan sát tiếp sự thay đổi của vùng mũi. Nếu lạm dụng xịt với tần suất quá nhiều, mũi luôn bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn không ngừng phát triển.
  • Khi bạn bị mắc phải một số bệnh khác liên quan đến hệ hô hấp nữa thì không nên dùng đến biện pháp này. Điều đó chỉ khiến chứng viêm mũi dị ứng càng trầm trọng thêm.
  • Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng, ngoài việc sử dụng nước muối bạn có thể dùng đến các bài thuốc nam hay bấm huyệt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh sớm thuyên giảm.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa. Đồng thời cũng cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giặt sạch mền gối nhằm cản trở sự hình thành của vi khuẩn.

Bạn không cần phải hao tổn nhiều thời gian lẫn tài chính trong khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối. Việc ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giờ và luôn giữ cho tinh thần thư giãn cũng là cách giúp bạn gia tăng hệ miễn dịch của cơ thể thêm bội phần.

Bạn có thể xem thêm:

Cùng chuyên mục

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y và các bài thuốc lưu truyền

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y có độ an toàn tương đối cao, có thể áp dụng trong thời gian dài và ít xảy ra hiện tượng phụ...

Bất ngờ với công dụng chữa viêm mũi dị ứng của cây kinh giới

Với tác dụng tán hàn và giải biểu, cây kinh giới thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng và các bệnh lý ở đường hô hấp trên. Mẹo...

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 20 - 40

Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng bệnh

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, theo thống kê có đến 10 - 20% dân số mắc phải căn bệnh này, đặc biệt do ảnh hưởng của ô...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp. Tuy không nguy hiểm như những loại bệnh khác nhưng nó dễ tái đi tái lại, gây khó...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và tiêu...

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 là kết quả của công trình nghiên cứu từ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn