Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại dược liệu này có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất cao, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng làm người bệnh khó chịu, mệt mỏi trong thời gian dài.

Công dụng chữa viêm phế quản của lá trầu không

Trầu không có tên khoa học là Piper betle, đây là một loại cây khá quen thuộc đối với nước ta. Chúng có nguồn gốc ở những vùng Đông Nam Á, thuộc họ thân leo và có tuổi đời rất lâu năm. Trầu không không chỉ được biết đến như một loại cây gia vị mà còn là vị thuốc với rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Lúc xưa, ông bà ta hay dùng lá trầu không để ăn cùng với vôi tôi và quả cau. Sau này khi phát hiện ra những hoạt chất có lợi bên trong lá trầu thì người ta sử dụng nó với mục đích chữa bệnh như viêm phế quản, các bệnh về hô hấp, giúp kháng viêm, kháng khuẩn cao.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao.

Trong Đông y, loại dược liệu này có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm nhẹ có công dụng khử phong tán hàn, giải độc, dụng trung hành khí. Bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa các triệu chứng thở khò khè, khó thở, hóa đàm, tiêu chỉ thống, đồng thời cải thiện nhanh chóng các tình trạng tức ngực và ngứa cổ họng. Ngoài ra, nhờ vào các dược tính của lá trầu không mà khi sử dụng nó còn có khả năng giảm sưng, giảm viêm tại cuống phổi và phổi, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể, sát khuẩn tốt.  Cũng nhờ đó mà lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm thượng vị, ho, bệnh phổi, viêm phế quản mãn tính,…

Còn trong y học hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa đã nghiên cứu và tìm thấy bên trong lá trầu không có chứa một lượng tinh dầu thơm rất lớn. Nhờ vào lượng tinh dầu dồi dào này mà có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gây khó chịu cho cơ thể người bệnh như ớn lạnh, sốt, tức ngực, mệt mỏi, thở khò khè, khó thở, ho có đờm,…Ngoài ra, lá trầu không còn chứa chavico và betel hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể như vi khuẩn subtillis, trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, liền cầu khuẩn,…

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh mà bạn có thể áp dụng các phương pháp sử dụng lá trầu không khác nhau. Hầu hết các cách thực hiện cũng rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên rất thuận lợi cho người bệnh.

1. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất

Đây là cách đơn giản nhất và rất dễ thực hiện, người bệnh sẽ rất dễ tìm nguyên liệu cũng như không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá trầu không 10g
  • Một ít muối hạt

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không đi rửa sạch.
  • Sau đó ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 đến 20 phút để có thể loại bỏ tất cả các tạp chất, vi khuẩn còn bên trên bề mặt lá.
  • Tiếp đến vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại cùng nước sạch, để cho thật ráo nước.
  • Đem tất cả lá trầu không cho vào cối giã nát.
  • Dùng một tấm vải mỏng, sạch để vắt lấy phần nước cốt.
  • Kiên trì uống mỗi ngày 2 lần sau khi ăn để tình trạng viêm phế quản nhanh chóng khỏi.

Để có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, người bệnh nên duy trì thực hiện bài thuốc bài từ 1 đến 2 lần, các triệu chứng bệnh cũng dần khỏi hẳn.

2. Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu

Việc kết hợp lá trầu không với các vị thuốc khác cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính hiệu quả. Bài thuốc lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, ngăn chặn và cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản gây ra.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bài thuốc lá trầu không, nụ đinh hương và nhục đậu khấu sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe, ngăn chặn và cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản gây ra.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 10g
  • Nụ đinh hương: 5g
  • Nhục đậu khấu: 5g

Cách thực hiện:

  • Đem cả ba nguyên liệu lá trầu không, nhục đậu khẩu và nụ đinh hương rửa sạch.
  • Cho tất cả vào chậu  nước muối pha loãng để ngâm khoảng 15 phút, giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài.
  • Sau đó vớt ra, rửa lại với nước sạch và để cho ráo nước.
  • Sử dụng 300ml nước lọc để đun với các nguyên liệu trên.
  • Đun hỗn hợp cho đến khi sôi khoảng 10 phút.
  • Sau đó tắt bếp, để nguội và lọc lấy phần nước cốt.
  • Chia nước thuốc ra thành 3 phần bằng nhau để uống trong ngày.
  • Người bệnh viêm phế quản nên áp dụng bài thuốc kết hợp này liên tục trên 10 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi kết hợp các nguyên liệu này với nhau sẽ giúp cho những cơn ho được thuyên giảm nhanh chóng, cơ thể được tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu đờm, tiêu viêm.

3. Bài thuốc kết hợp lá trầu không và gừng tươi chữa viêm phế quản

Trong Đông y, gừng được xem là một vị thuốc sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa phong hàn, viêm phế quản, chữa trị các bệnh liên quan đến phổi, và cải thiện các triệu chứng như ớn lạnh, tức ngực, thở khò khè, khó thở, mệt mỏi, ….vì chúng có vị cay, tính ấm quy vào kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày).

Bên cạnh đó, gừng còn có chứa rất nhiều các hoạt chất beta-sesquiphellandrene, shogaols, gingerols, beta-bisabolene, sesquiphellandrene, zingiberene,….Các hoạt chất có lợi này sẽ giúp tiêu đờm, tiêu viêm, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó thở và sưng. Bên cạnh đó, bài thuốc kết hợp lá trầu không và gừng còn hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản mãn tính.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bài thuốc kết hợp lá trầu không và gừng hỗ trợ tốt cho việc chữa trị các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 10g
  • Gừng tươi nhỏ: 1 củ

Cách thực hiện:

  • Đem gừng đi cạo sạch vỏ và rửa sạch.
  • Cắt củ gừng thành từng lát mỏng.
  • Lá trầu không chỉ cần ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra và rửa lại với nước sạch, để thật ráo nước.
  • Cắt nhỏ lá trầu không.
  • Cho gừng và lá trầu không đã sơ chế vào một cối, giã cho nát.
  • Sử dụng một tấm vải mùng để chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
  • Chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau, uống mỗi ngày sau các bữa ăn.
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng 5 đên 6 ngày để mang lại hiệu quả như mong đợi.

4. Bài thuốc từ lá trầu không và củ nén chữa viêm phế quản

Theo Đông y, củ nén có vị hơi cay, mùi hăng, tính âm giúp cải thiện triệu chứng ớn lạnh, hỗ trợ hạ sốt, tiêu đờm, khử phong tán hàn, đào thải độc tố. Hơn thế, nguyên liệu này còn được sử dụng để kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn, giảm viêm rất hiệu quả. Bài thuốc kết hợp giữa lá trầu không và củ nén sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bài thuốc kết hợp giữa lá trầu không và củ nén sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 10g
  • Củ nén: 2 đến 4 củ

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả lá trầu không đi rửa thật sạch.
  • Ngâm lá trầu không với chậu nước muối pha loãng để có thể loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tạp chất bên ngoài.
  • Sau khoảng 15 phút thì vớt lá trầu ra ngoài, dùng nước sạch để rửa lại và để ráo nước.
  • Cắt nhỏ phần lá trầu không.
  • Bóc sạch vỏ củ nén và rửa sạch.
  • Cắt củ nén thành từng lát mỏng.
  • Đem cả 2 nguyên liệu giã nát trong cối nhỏ.
  • Sử dụng 250ml nước sôi để ngâm hỗn hợp củ nén và lá trầu không.
  • Sau 20 phút thì dùng tay để vò nát các nguyên liệu, lọc bỏ phần bã và lấy phần nước cốt (lưu ý rửa tay sạch).
  • Chia nước cốt thành 2 lần uống, uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Duy trì sử dụng từ 8 đến 10 ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

5. Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng mật ong và lá trầu không

Theo nghiên cứu, mật ong có vị ngọt thanh, tính bình hỗ trợ điều trị các tình trạng khó thở, đau rát, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện các tình trạng sưng, viêm hỗ trợ nhanh quá trình làm lành vết thương xuất hiện từ các bệnh liên quan đến vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp. Hơn thế, trong nguyên liệu này có có rất nhiều các dưỡng chất hỗ trợ tiêu đờm, kháng viêm, kháng khuẩn cao. Ngoài ra, bài thuốc kết hợp lá trầu không và mật ong còn giúp khắc phục triệu chứng khò khè, thở khó và chữa trị bệnh viêm phế quản mãn tính nhanh chóng.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Bài thuốc kết hợp lá trầu không và mật ong còn giúp khắc phục triệu chứng khò khè, thở khó và chữa trị bệnh viêm phế quản nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá trầu không: 10g
  • Mật ong nguyên chất (tốt nhất là mật ong rừng).

Bài thuốc 1:

  • Rửa sạch 10g lá trầu không và ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 15 phút để bỏ hết các bụi bẩn, tạp chất còn bám lại bên ngoài lá.
  • Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại bằng nước sạch, để cho thật ráo  nước.
  • Cắt nhỏ phần lá trầu không đã rửa sạch và giã thật nhuyễn.
  • Dùng một ít nước sôi để ngâm cùng lá trầu không, ngâm trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó rửa tay thật sạch để có thể vò nát và vắt lấy phần nước cốt của lá trầu không.
  • Lọc bỏ phần bã trà và giữa lại phần nước cốt bằng một miếng vải mỏng.
  • Đựng nước cốt vào chén sạch.
  • Sau đó cho vào 3/4 muỗng mật mong và khuấy cho đều.
  • Sử dụng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi ngày uống 2 lần. Kết hợp với việc lấy lá trầu không hơ ấm và dán vào phần ngực mỗi lúc đi ngủ vào buổi tối.
  • Thực hiện liên tục từ 8 đến 10 ngày để bệnh mau khỏi.

Bài thuốc 2:

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra, rửa lịa với nước một lần nữa, để cho ráo nước.
  • Dùng một máy xay sinh tố để xay nhuyễn lá trầu không, cho thêm một ít nước vào.
  • Tiếp đến dụng một tấm vải mùng mỏng để lọc bỏ phần bã và lấy phần nước cốt.
  • Cho phần nước cốt vào một ly nhỏ và cho thêm khoảng 10ml mật ông, khuấy thật đều cho cả hai hòa tan.
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 đến 3 lần sau mỗi bữa ăn.
  • Áp dụng thường xuyên để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm phế quản.

Khi áp dụng các bài thuốc kết hợp lá trầu không và mật ong sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, những tình trạng khó thở, ho có đờm, sốt, tức ngực, ớn lạnh, người mệt mỏi sẽ dần mất đi.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, nguyên liệu cũng rất dễ tìm giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để phát huy được tất cả công dụng của lá trầu không, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không
Lá trầu không già sẽ có nhiều hàm lượng tinh dầu hơn các lá non nên bạn nên lựa chọn những lá có màu xanh đậm để chế biến các bài thuốc chữa viêm phế quản.
  • Trước khi sử dụng cần phải vệ sinh sạch tất cả các nguyên liệu, loại bỏ hết các bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn còn bám lại bên ngoài, đảm bảo sự an toàn và tránh các tình trạng nhiễm khuẩn, có nguy cơ dẫn đến bội nhiễm.
  • Củ nén và mật ong là hai nguyên liệu khắc nhau nên khi sử dụng tuyệt đối không nên kết hợp với nhau, tránh gây ra các tác dụng phụ.
  • Do là các bài thuốc dân gian, được lấy từ những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên nên hiệu quả cải thiện sẽ tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh viêm phế quản nên kiên trì sử dụng thường xuyên để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
  • Những bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ. Thế nhưng cần phẩm gia giảm liều lượng lại còn 1/4 – 1/2 so với người lớn. Bên cạnh đó, khi cho trẻ nhỏ dùng bạn cũng có thể thêm vào một ít đường để bé dễ uống hơn.
  • Lá trầu không già sẽ có nhiều hàm lượng tinh dầu hơn các lá non nên bạn nên lựa chọn những lá có màu xanh đậm để chế biến các bài thuốc chữa viêm phế quản. Nhờ thế mà hiệu quả của các bài thuốc được cao hơn, cải thiện nhanh các triệu chứng ho có đờm, mệt mỏi, tiêu viêm, kháng khuẩn,…
  • Nếu trong quá trình sử dụng lá trầu không để uống điều trị bệnh, dạ dày cảm thấy khó chịu, người bệnh nên ngưng sử dụng sau 3 ngày và quan sát tình trạng cơ thể. Nếu sau 3 ngày mà các triệu chứng khó chịu không còn thì có thể tiếp dục sử dụng thêm 3 đến 5 ngày nữa.
  • Đối với bài thuốc kết hợp lá trầu không và mật ong sẽ không phù hợp cho những người bệnh dạ dày hoặc có tiền sử bệnh.
  • Để phát huy tối đa công dụng của các bài thuốc, người bệnh nên thực hiện đều đặn, đúng giờ và liên tục để những hoạt chất thấm sâu vào cơ thể, hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng.
  • Trong thời gian sử dụng các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cho cơ thể người bệnh nên ngưng dùng ngày và đến tham khám tại các cơ sở gần nhất để được ngăn chặn kịp thời.
  • Thường xuyên rèn luyện, nâng cao sức khỏe bằng các bài tập thể dục thể thao, hít thở sâu mỗi ngày để cơ thể tăng sức đề kháng. Người bệnh có thể ngồi thiện, tập yoga, chạy bộ, đi bộ,…tùy vào khả năng.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh và khoa học để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Các phương pháp điều trị viêm phế quản theo dân gian, nhất là các bài thuốc bằng lá trầu không có khả năng cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Thế nhưng để đảm bảo an toàn và liều lượng sử dụng đúng nhất, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cặn kẽ. Hơn thế, người bệnh cũng cần đến tái khám thường xuyên để theo dõi mức độ bệnh của mình. Bên cạnh đó, có thể kết hợp nhiều biện pháp chữa bệnh chuyên sâu để tình trạng bệnh mau chóng khỏi, tránh biến chứng thành những căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà được gợi ý trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế để có thể điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.

Cùng chuyên mục

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản là một căn bệnh khó có thể phân biệt với những loại bệnh như hen suyễn, lao, viêm phổi và diễn biến bệnh xảy ra khá phức...

8 Cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đã và đang được rất nhiều áp dụng bởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt là cho hiệu quả...

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi,...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do khí hậu thay đổi đột ngột, không khí lạnh làm cho cơ quan hô hấp của trẻ nhỏ bị...

Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản co thắt là một thể trạng bệnh của viêm phế quản, liên quan trực tiếp đến chức năng của đường hô hấp. Căn bệnh này thường xuất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn