20 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam
Nội Dung Bài Viết
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Hầu hết thảo dược được giới thiệu trong bài viết dưới đây đã được y học hiện đại nghiên cứu thành phần và chứng minh giá trị dược tính.
20 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam hiệu quả
Với ưu điểm lành tính, tiết kiệm và gần gũi, cách chữa bệnh viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam đang được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng thực hiện. Theo các lương y, thuốc Nam có khả năng tác động lâu dài đến căn nguyên sâu xa của bệnh lý, từ đó đẩy lùi triệu chứng và điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, những loài dược liệu này thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam cũng như được bày bán rộng khắp. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua với mức giá phải chăng, hợp lý.
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Hoa ngũ sắc
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tinh dầu hoa ngũ sắc chứa hai hoạt chất kháng khuẩn mạnh mẽ là ageratocromen và precocene I. Vì vậy, loài thảo mộc này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, hạn chế phù nề, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng dịch nhầy trong xoang hàm, từ đó làm thông thoáng đường thở và giảm thiểu triệu chứng đau mũi, nghẹt mũi.
Cách 1
- Chuẩn bị 50g cây hoa ngũ sắc tươi
- Rửa sạch hoa ngũ sắc bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn vị thuốc rồi vắt lấy nước cốt
- Uống thay trà mỗi ngày
Cách 2
- Chuẩn bị 50g cây hoa ngũ sắc tươi và 500ml nước sạch
- Rửa sạch hoa ngũ sắc bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Sắc dược liệu với 500ml nước lọc cho đến khi nước còn lại khoảng 200ml
- Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau
- Một phần dùng xông mũi khi còn nóng
- Phần còn lại để uống khi đã nguội
Cách 3
- Chuẩn bị 100ml dung dịch cồn 70 độ và 10 bông hoa ngũ sắc tươi
- Rửa sạch hoa ngũ sắc bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Giã nhuyễn hoa ngũ sắc rồi ngâm cả nước và cái với dung dịch cồn đã chuẩn bị
- Lọc lấy tinh chất cồn – hoa ngũ sắc, loại bỏ phần xác hoa
- Thấm dung dịch bằng bông gòn rồi nhẹ nhàng rửa từng bên mũi
- Thực hiện 10 phút/bên
- Kiên trì áp dụng trong vòng 1 tuần
- Lưu ý: Bệnh nhân cần vệ sinh mũi thật sạch sẽ trước khi tiến hành. Điều này đảm bảo lỗ mũi thông thoáng và hỗ trợ dung dịch thẩm thấu nhanh hơn.
Sử dụng tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp Việt mà còn là vị thuốc quý có khả năng điều trị triệt để nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, củ tỏi giàu allicin. Đây là hoạt chất mang đặc tính kháng sinh, chống viêm, diệt khuẩn vô cùng mạnh mẽ.
Do đó, dược liệu này giúp tiêu diệt mầm bệnh, ức chế phản ứng viêm tại niêm mạc xoang hàm, nhờ đó cải thiện triệu chứng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ phát huy công dụng tối đa khi tỏi được đập giập hoặc băm nhuyễn. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), canxi, kali, magie, sắt… góp phần tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
Cách 1 – Ăn sống tỏi tươi: Chỉ cần lột vỏ và ăn sống 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày, người bệnh có thể giảm nhanh triệu chứng khó thở, đau rát cổ họng, nghẹt mũi… do bệnh viêm xoang hàm mang lại.
Cách 2 – Xông mũi bằng nước tỏi
- Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi tươi
- Bóc vỏ, đập giập, rửa sạch tỏi và để ráo
- Nấu sôi tỏi với 500ml nước lọc
- Đổ dung dịch ra thau
- Trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lớn
- Hít thở mạnh và sâu để hơi nước bốc lên, xông thẳng vào khoang mũi
- Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
- Lưu ý: Nếu không thích dùng tỏi tươi, độc giả có thể xông mũi bằng tinh dầu tỏi.
Cách 3 – Nhỏ mũi bằng tỏi
- Chuẩn bị vài tép tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy tinh chất
- Trộn nước cốt tỏi và nước lọc theo tỷ lệ 1:1
- Nhỏ trực tiếp dung dịch vào từng bên mũi
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 – 3 ngày
Cách 4 – Uống rượu tỏi
- Chuẩn bị 40g tỏi tươi và 100ml rượu trắng trên 40 độ
- Bóc vỏ, rửa sạch và xắt nhỏ từng tép tỏi
- Ngâm toàn bộ phần tỏi trên trong 100ml rượu trắng khoảng 2 – 3 tuần
- Khi rượu tỏi chuyển sang màu vàng nghệ, bạn có thể sử dụng
- Lưu ý: Bạn có thể kết hợp uống và nhỏ mũi bằng rượu tỏi để tăng cường hiệu quả chữa bệnh.
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Hạt gấc
Trong y học cổ truyền, hạt gấc (mộc miết tử) có khả năng tiêu độc, thanh nhiệt, ức chế tình trạng sưng viêm. Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, hàm lượng beta-caroten dồi dào của vị thuốc này giúp thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc xoang hàm, tái tạo tế bào, chống sổ mũi, nghẹt mũi, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng phù nề.
- Chuẩn bị 25 – 30 hạt gấc và 300ml rượu trắng
- Nướng chín hạt gấc cho đến khi phần vỏ cháy sém hoặc rang hạt gấc bằng chảo nóng đến khi hạt ngả vàng, phồng to, hơi cháy và tỏa mùi hăng
- Đến lúc hạt gấc nguội bớt, bệnh nhân đập giập, sau đó ngâm hạt gấc với rượu trắng trong lọ thủy tinh, đậy kín và ủ kỹ trong vòng 2 tuần
- Khi dùng, bạn lấy tăm bông thấm vào dung dịch rồi thoa trực tiếp lên mũi hoặc thấm rượu bằng một miếng bông lớn, sau đó đắp lên xoang hàm
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
Sử dụng gừng
Gừng chứa nhiều capsaicin và piperine. Đây là “bộ đôi” hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm có khả năng ức chế sự tăng trưởng quá mức của các histamin gây dị ứng. Thêm vào đó, hoạt chất gingerol trong vị thuốc này cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ, rất phù hợp để chữa viêm xoang hàm tại nhà. Ngoài ra, loại gia vị quen thuộc này còn kích thích quá trình tuần hoàn máu, thông mũi, chống nghẹt mũi, giảm đau đầu – những triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang hàm.
Cách 1
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi
- Rửa sạch củ gừng, để nguyên vỏ, sau đó giã nhuyễn
- Nấu gừng với 200ml trong vòng 10 phút
- Nhúng khăn mỏng và sạch vào nước gừng, vắt ráo rồi đắp lên mũi
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Cách 2
- Chuẩn bị 1 muỗng cà phê gừng tươi băm nhuyễn và 250ml nước sôi
- Ngâm gừng trong nước sôi khoảng 15 phút
- Thêm chút mật ong (nếu thích vị ngọt)
- Uống thay trà hàng ngày
Cách 3
- Chuẩn bị 10g gừng tươi và 30g ngó sen
- Cạo vỏ, rửa sạch gừng, vớt ra để ráo
- Loại bỏ vỏ ngoài của ngó sen, rửa sạch bằng nước muối, sau đó giã nhuyễn
- Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau
- Đắp hỗn hợp lên vùng trán (từ chân mày trở lên), không để hỗn hợp vương lên mắt
- Giữ nguyên khoảng 15 phút
- Khi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, bạn xì mũi để dịch nhầy được tống ra ngoài. Nếu buồn nôn, hãy nôn chất lỏng ra ngay lập tức.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Cây giao
Trong quan niệm Đông y, cây giao vị cay, hơi chua, tính mát và hơi độc, có công dụng tán ứ, tiêu độc, giảm thiểu sưng viêm. Nhựa cây chính là thành phần chính của nhiều bài thuốc điều trị viêm mũi, viêm xoang độc đáo.
Hoạt chất ethanol và beta-sitosterol trong loài thảo dược này giúp giảm đau nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn, virus rất hiệu quả. Theo một thống kê không chính thức, hơn 85% người bệnh chữa viêm xoang hàm tại nhà thành công bằng cách áp dụng mẹo dân gian sau:
- Chuẩn bị 15 – 20 đốt cây giao
- Rửa sạch cành giao bằng nước muối pha loãng và cắt khúc
- Nấu sôi tất cả đốt giao với lượng nước vừa đủ
- Cuộn tròn một tờ báo hoặc giấy A4 sao cho có 1 đầu lớn và 1 đầu nhỏ
- Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, đưa đầu lớn của ống giấy vào gần mặt nước, đầu nhỏ đặt lên mũi
- Bệnh nhân hít thở sâu nhằm giúp hơi thuốc thoát lên và đi vào một bên khoang mũi, sau đó đổi bên
- Thực hiện đều đặn vào mỗi buổi sáng, có thể tăng dần tần suất để rút ngắn thời gian điều trị
- Lưu ý: Khi thu hái cành giao, người đọc cần hết sức cẩn thận. Vì mủ cây rất độc nên bạn tuyệt đối không để mủ bắn lên mắt hoặc dính lên da.
Sử dụng lá lốt
Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá lốt có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Các nghiên cứu đã phát hiện lá lốt rất giàu piperin và piperidin. Hai hoạt chất này mang đặc tính kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề, tiêu diệt vi khuẩn, làm thông thoáng xoang, đồng thời xoa dịu các cơn đau nhức tại mũi và hàm.
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt
- Rửa sạch lá lốt bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn lá lốt rồi lọc lấy nước cốt
- Nhỏ dung dịch này vào hai bên mũi 2 ngày/lần
- Lần lượt thực hiện với từng bên mũi, mỗi bên cách nhau khoảng vài phút để tinh chất lá lốt thấm sâu vào niêm mạc mũi, đồng thời đẩy dịch xoang loãng chảy ra ngoài
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Húng chanh
Theo Đông y, húng chanh có khả năng sát khuẩn, tiêu đờm, tán phong hàn, chủ trị ho, cảm cúm, khàn tiếng, viêm họng, viêm xoang. Salicylat eugenol và phenol trong lá húng chanh là thành phần chủ yếu của nhiều loại tinh dầu. Hai hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, loài thảo mộc này còn chứa nhiều chất kháng sinh mạnh mẽ như: D.pneumoniae, streptococcus, staphylococcus.
- Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh
- Rửa sạch lá húng chanh bằng nước muối pha loãng
- Nấu sôi húng chanh với 500ml nước lọc trong vòng 7 phút
- Đổ dung dịch ra thau, trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lớn
- Tiến hành xông mũi
- Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày
Sử dụng khuynh diệp
Thành phần cineole của tinh dầu khuynh diệp là hoạt chất kháng viêm giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang hàm như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu. Không chỉ dừng lại ở đó, khuynh diệp còn có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, có thể ức chế cũng như tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm.
Cách 1: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước sôi, sau đó tiến hành xông mũi trong vòng 15 phút, áp dụng 2 lần/ngày.
Cách 2: Sắc 15g lá khuynh diệp khô cùng 600ml nước lọc cho đến khi nước thuốc cạn còn 200ml, dùng khi còn ấm với tần suất 1 lần/ngày.
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Cà gai leo
Trong Đông y, cà gai leo (cà quýnh, cà dây leo, cây gai cườm, cây gai dây) tính ấm, vị the, hơi độc, có công dụng cầm máu, giảm đau, tiêu độc, chống viêm, trừ đàm, chủ trị đau đầu, mỏi lưng, nhức xương, viêm gan, thông mũi và cải thiện giấc ngủ.
- Chuẩn bị một lượng lớn lá cà gai leo
- Rửa sạch lá cà bằng nước muối pha loãng, sau đó phơi khô
- Khi sử dụng, bạn đốt vài lá cà cho bốc khói
- Đưa lên gần mũi và hít khói bốc lên trong vòng 5 phút
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày
Sử dụng xơ mướp
Từ ngàn xưa, các thầy thuốc Đông y đã tận dụng những bộ phận của cây mướp (rễ, lá, xơ, trái) để chữa các bệnh ngoài da, trĩ, viêm nhiễm… Đặc biệt, với tính bình, vị ngọt dịu, xơ mướp có tác dụng tiêu đờm, hạn chế co thắt, thông kinh giải độc và hỗ trợ điều trị viêm xoang nói chung, viêm xoang hàm nói riêng vô cùng hiệu nghiệm.
- Chuẩn bị nhiều trái mướp già (càng già càng tốt)
- Phơi khô mướp dưới 3 – 4 đợt nắng gắt, chú ý không gọt vỏ, không rửa sạch
- Nghiền nhuyễn xơ mướp thành bột mịn
- Cất trữ bột xơ mướp trong lọ thủy tinh, đậy kín và bảo quản ở nơi khô thoáng
- Khi sử dụng, hòa 2 muỗng cà phê bột xơ mướp vào nước ấm và uống ngay
- Dùng vào lúc sáng sớm, lúc vừa thức dậy để đạt được hiệu quả tối ưu
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sắc rễ mướp khô uống hàng ngày nhằm hỗ trợ điều trị viêm xoang hàm.
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Lược vàng
Nhờ hoạt chất flavonoid, cây lược vàng có khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Thành phần lipid, vitamin, axit béo dồi dào trong vị thuốc này giúp giảm thiểu sự nhạy cảm của vùng niêm mạc, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương do viêm xoang cấp tính, viêm xoang mũi dị ứng, viêm xoang hàm. Ngoài ra, loài thảo dược này còn có thể đẩy lùi đau lưng, mỏi khớp, tiểu đường, viêm loét dạ dày – tá tràng…
- Chuẩn bị 3 – 4 lá lược vàng tươi và 3 muỗng cà phê dầu thực vật
- Rửa sạch lá lược vàng bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi cắt khúc 1,5 – 2cm
- Chưng lá lược vàng với dầu thực vật trong vòng 7 tiếng
- Lọc lấy nước cốt để trữ vào lọ thủy tinh và bỏ bã
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Khi dùng, thấm một ít dung dịch bằng tăm bông, sau đó thoa trực tiếp vào hai bên mũi
- Dùng tay day nhẹ hai cánh mũi để tinh chất thuốc thấm đều
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày trong khoảng 2 – 3 tuần
Sử dụng kim ngân hoa
Kim ngân hoa là thành phần quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. Thảo dược này có khả năng thanh nhiệt, tiêu diệt vi khuẩn, giải trừ độc tố, đồng thời hạn chế các triệu chứng dị ứng. Đối với bệnh viêm xoang hàm, khi đi vào cơ thể, kim ngân hoa sẽ loại bỏ các ổ viêm nhiễm, tiêu trừ mưng mủ cũng như thúc đẩy quá trình đào thải mầm bệnh.
Cách 1
- Chuẩn bị 16g hy thiên thảo, 16g kim ngân hoa, 16g ngư tinh thảo, 16g ké đầu ngựa, 12g mạch môn và 8g chi tử
- Sắc tất cả vị thuốc với 300ml nước
- Dùng hết trong ngày
- Áp dụng 3 lần/ngày
Cách 2
- Chuẩn bị 16g sinh địa, 16g kim ngân hoa, 16g ké đầu ngựa, 12g đan bì, 12g hoàng cầm, 12g huyền sâm, 12g mạch môn và 8g trần bì
- Sắc tất cả vị thuốc với 300ml nước
- Dùng hết trong ngày
- Áp dụng 3 lần/ngày
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Hoàng bá
Hoàng bá (quan hoàng bá, hoàng nghiệt, nghiệt mộc, sơn đồ) có tên khoa học là phellodendron chinensis schneid. Theo quan niệm y học cổ truyền, hoàng bá tính hàn, vị đắng, có tác dụng an thần tả hỏa, thanh nhiệt giải độc, chủ trị chứng di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, viêm túi mật, viêm xoang hàm…
- Chuẩn bị 2 phần hoàng bá khô, mỗi phần 10g
- Ngâm một phần vào 100ml nước sạch khoảng 1 ngày
- Nấu sôi phần còn lại cùng phần nước hoàng bá đã ngâm để thu được dung dịch hoàng bá 10%
- Dùng nước thuốc (đã nguội) nhỏ trực tiếp vào mũi
- Thực hiện 3 – 4 lần/ngày
Sử dụng bạc hà
Tương tự khuynh diệp, bạc hà cũng chứa một lượng lớn hoạt chất kháng khuẩn, bao gồm: methyl acetat, L-a-pine, L- limonene, L- methol. Vì vậy, thảo dược này giúp giảm đau, hành khí, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm và phù nề tại xoang hàm vô cùng hiệu nghiệm.
- Chuẩn bị 15 – 20 lá bạc hà tươi
- Nấu sôi lá bạc hà với một lượng nước vừa đủ
- Xông hơi 10 – 15 phút
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày
Lưu ý:
- Độc giả có thể thay thế lá bạc hà tươi bằng tinh dầu bạc hà.
- Vì bạc hà có tác dụng ức chế quá trình hô hấp, tuần hoàn nên bạn không nên cho trẻ em xông hơi với nguyên liệu này.
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Rau diếp cá
Rau diếp cá rất giàu 3-oxododecanal, decanoyl-acetaldehyd. Đây là hai hoạt chất mang tính chống viêm, sát khuẩn cao, có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, ức chế virus và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, với vị chua, tính hàn, loại rau này còn giúp tiêu thũng và giảm thiểu tình trạng ứ trệ tại các xoang.
- Chuẩn bị một lượng rau diếp cá vừa đủ và một ít muối hạt
- Rửa sạch rau bằng nước muối pha loãng, sau đó xả lại nhiều lần với nước sạch
- Giã nhuyễn rau diếp cá và một ít muối
- Vắt lấy nước cốt
- Mỗi ngày, nhỏ 2 – 3 giọt tinh chất này vào hốc mũi
Sử dụng nghệ vàng
Thành phần curcumin trong củ nghệ vàng mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, có tác dụng giảm đau, liền sẹo, chữa lành vết thương ở niêm mạc xoang, đồng thời tăng cường chức năng của xoang mũi. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong dược liệu này còn góp phần kiểm soát và phòng ngừa các triệu chứng viêm xoang hàm.
- Chuẩn bị 1 củ nghệ vàng
- Rửa sạch củ nghệ trong nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn nghệ và chắt lấy nước cốt
- Thấm tăm bông vào tinh chất trên rồi bôi trực tiếp lên mũi
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Lá chanh
Lá chanh có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế sưng tấy và giảm tiết dịch mũi. Theo quan niệm Đông y, lá chanh vị cay ngọt, tính ôn, giúp chỉ khái, hóa đàm, tiêu đờm, sát khuẩn, chủ trị cảm sốt, ho lạnh, hen suyễn và viêm xoang.
- Chuẩn bị một lượng lớn lá chanh tươi
- Rửa sạch lá chanh bằng nước muối pha loãng, để ráo, phơi khô
- Khi sử dụng, bạn nấu sôi 1 nắm lá khô với lượng nước vừa đủ trong vòng 10 phút
- Súc miệng hàng ngày với dung dịch này
Sử dụng trầu không
Tinh dầu lá trầu không chứa nhiều dẫn xuất mang tính kháng sinh mạnh mẽ, trong đó có betel-phenol. Thảo dược này không chỉ đẩy lùi độc tính của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp mà còn tiêu sưng, kháng viêm và làm thông thoáng các xoang.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Nấu sôi nguyên liệu với 300ml nước lọc
- Tiến hành xông mũi với dung dịch này
- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày
Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng thuốc Nam – Ngải cứu
Ngải cứu là thành phần phổ biến của các bài thuốc trừ ho, hạ sốt. Tuy nhiên, trên thực tế, dược tính của thảo dược này còn có thể điều trị viêm xoang hàm hiệu quả. Hoạt chất cineol từ ngải cứu giúp loại bỏ mầm bệnh gây hại cho đường hô hấp. Ngoài ra, vị thuốc này còn kháng viêm, dẫn xoang, tăng cường lưu thông máu và chữa lành lở loét, ung nhọt.
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi
- Rửa sạch lá ngải cứu bằng nước muối pha loãng
- Nấu sôi ngải cứu với lượng nước vừa đủ để ngâm chân vào mỗi buổi tối
- Cách làm này thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi dịch nhầy tại các xoang được dẫn lưu tốt hơn, tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng bèo cái
Các tài liệu y học cổ truyền ghi chép rằng bèo cái vị cay, tính lạnh, có công dụng giải biểu, thanh nhiệt, tiêu độc, chủ trị đau nhức, ngứa ngáy và đào thải độc tố tại các xoang viêm.
- Chuẩn bị 250g bèo cái tươi
- Loại bỏ phần bèo héo úa, già cỗi
- Rửa sạch bèo cái bằng nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn nguyên liệu rồi vắt lấy nước cốt cốt
- Pha loãng tinh chất bèo cái với nước lọc theo tỷ lệ 1:2 để uống hàng ngày
Một số lưu ý khi chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng cây thuốc Nam
Các mẹo dân gian trên chỉ phát huy công dụng đối với trường hợp viêm xoang hàm nhẹ, khi bệnh vừa khởi phát và biểu hiện ít triệu chứng. Thêm vào đó, hiệu quả của những bài thuốc này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm thể trạng của từng người. Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ một số điều sau trước khi áp dụng phương pháp điều trị này:
- Cách chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng cây thuốc Nam chỉ góp phần hỗ trợ chữa bệnh và không thể điều trị bệnh lý dứt điểm, tận gốc.
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài thuốc trên trong một khoảng thời gian dài để cảm nhận bệnh tình chuyển biến tích cực.
- Một số mẹo dân gian này mang tính chất truyền miệng và đến nay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
- Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc trên, độc giả nên chủ động điều chỉnh thói quen, duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học.
- Trong quá trình chữa bệnh tại nhà, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Bệnh viêm xoang hàm tương đối khó điều trị. Đa số các bài thuốc dân gian trên chỉ có tác dụng dẫn lưu, thông xoang, giảm thiểu sưng viêm, ngăn ngừa phù nề và đẩy lùi tình trạng tắc nghẽn xoang. Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm bệnh lý này, bệnh nhân cần kết hợp cách chữa viêm xoang hàm bằng thuốc Nam với việc sử dụng thuốc Tây y. Hãy thường xuyên đi thăm khám bác sĩ để được theo dõi kịp thời và hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!