Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Đau thần kinh tọa theo Đông y và các bài thuốc điều trị

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

5 Cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm quanh nhà

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Mách bạn cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt cực hay

Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Thế nào đúng cách?

Sữa tỏi và công dụng chữa đau thần kinh tọa ít ai biết

Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa?

Bệnh đau thần kinh tọa có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu, khởi phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan rộng dọc hông, mông, đùi và đến tận các ngón chân. Triệu chứng này gây ra rất nhiều khó khăn, bất tiện cho bệnh nhân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người bệnh băn khoăn: “Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa không?” Mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa?

Dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh đau thần kinh tọa chính là cảm giác đau nhức lan dọc vùng thắt lưng, hông, mông đến toàn bộ vùng chi dưới dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tình trạng này thường xuất hiện khi bệnh nhân bị đè nặng vùng thắt lưng, bước hụt, nằm, ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế.

Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa?
Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa?

Đặc biệt, vào ban đêm, các cơn đau nhức sẽ trở nên dữ dội hơn hẳn. Theo thời gian, người bệnh dễ bị mất ngủ triền miên, căng thẳng đầu óc và suy nhược cơ thể.

Bệnh đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất. Bên cạnh đó, một số bất thường bẩm sinh ở cột sống thắt lưng cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.

Nếu bệnh nhân không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, chứng đau thần kinh tọa có thể giới hạn khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường khác như: suy nhược cơ thể, lệch vẹo cột sống, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cương dương, rối loạn bài tiết, hội chứng đuôi ngựa, thậm chí bại liệt.

Trên thực tế, có nhiều phương pháp chữa bệnh đau dây thần kinh tọa khác nhau. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nếu phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh có thể kết hợp điều trị nội khoa với các bài tập vật lý trị liệu, tập thể dục – thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, chườm nóng – chườm lạnh, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn…

Bên cạnh đó, bạn có thể được chỉ định can thiệp điều trị bằng công nghệ laser hiện đại. Đây đều là những giải pháp an toàn, hiệu quả giúp giải phóng áp lực đè nặng lên đĩa đệm, từ đó cải thiện và đầy lùi triệu chứng đau nhức.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là: “Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa không? Phẫu thuật khi nào?” Các chuyên gia xương khớp hàng đầu cho biết, phương pháp này chỉ thực sự phù hợp đối với các trường hợp nặng, nếu những cơn đau mỏi xuất hiện liên tục và dồn dập, sau khi biện pháp nghỉ ngơi – thư giãn và điều trị nội khoa không mang lại kết quả mong muốn.

Tóm lại, ở giai đoạn đầu, bệnh đau thần kinh tọa không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh tình diễn tiến khó lường và trở nên nghiêm trọng, nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc phương pháp can thiệp phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được xem là giải pháp cuối cùng nếu công tác chữa bệnh bằng các phương pháp bảo tồn (sử dụng thuốc Tây, vật lý trị liệu, chườm nóng – chườm lạnh, nghỉ ngơi điều độ) đều thất bại. Lúc này, bệnh nhân cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cặn kẽ về ca mổ sắp tới.

Các phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa
Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được xem là giải pháp cuối cùng nếu công tác chữa bệnh bằng các phương pháp bảo tồn.

Hai dạng phẫu thuật đau thần kinh tọa phổ biến nhất hiện nay là:

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất của chứng đau thần kinh tọa. Vì vậy, để giảm thiểu áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ mọi “vật cản” như: đĩa đệm bị thoát vị hoặc gai xương cột sống.

Phẫu thuật cắt bỏ cung sau: Các nguyên nhân khác của bệnh đau thần kinh tọa chính là một số bệnh lý bên trong ống sống như: u dây thần kinh tủy, u tủy… Do đó, để khắc phục vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ u xơ, lớp màng mỏng xung quanh tủy sống hoặc các mô mềm lân cận đang chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Chi phí phẫu thuật đau thần kinh tọa

Hòa vào dòng chảy phát triển như vũ bão của lĩnh vực khoa học – công nghệ, ngành y học hiện đại đã và đang ứng dụng nhiều phương pháp phẫu thuật vô cùng tiên tiến. Nếu quyết định mổ đau thần kinh tọa theo kỹ thuật truyền thống, bệnh nhân cần chi trả 10.000.000 – 20.000.000 đồng. Trong khi đó, chi phí của một ca mổ nội soi có thể lên đến 40.000.000 – 50.000.000 đồng.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, giá thành dịch vụ sẽ được điều chỉnh dựa trên công nghệ áp dụng và độ khó của ca mổ. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc – thiết bị của cơ sở y tế cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định số tiền người bệnh cần tính toán. Vì vậy, trước khi quyết định phẫu thuật đau dây thần kinh tọa, bạn hãy tìm hiểu cặn kẽ và cân nhắc kỹ lưỡng.

Chi phí phẫu thuật đau thần kinh tọa
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, giá thành dịch vụ sẽ được điều chỉnh dựa trên công nghệ áp dụng và độ khó của ca mổ.

Người bệnh nên lưu ý rằng, tuy có thể khắc phục những cơn đau nhức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhưng phương pháp phẫu thuật thường đi kèm một số rủi ro (thường gặp nhất là hội chứng đuôi ngựa, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát khu vực ruột – bàng quang).

Do đó, để đảm bảo kết quả ca mổ, độc giả cần tuân thủ mọi chỉ định chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì áp dụng những biện pháp điều trị bảo tồn, duy trì lối sống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên luyện tập vật lý trị liệu.

“Có nên phẫu thuật đau thần kinh tọa không?” Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ bệnh lý của mỗi bệnh nhân. Hãy thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi cẩn thận và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Chườm lạnh cũng là một trong những phương pháp giúp giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng

Cách giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng bạn nên biết

Đau thần kinh tọa mặc dù không phải là căn bệnh khó điều trị nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các cơn...

Mẹo xoa bóp, bấm huyệt giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp giảm đau dựa trên tác động vật lý. Liệu pháp này có tác dụng thư giãn cơ, giãn...

Đau thần kinh tọa ở người già và những điều cần lưu ý

Hiện nay, bệnh đau thần kinh tọa ở người già ngày càng trở nên phổ biến. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn...

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Khi bào thai lớn dần, mẹ bầu thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, điển hình nhất là đau thần kinh tọa khi mang thai. Nguyên nhân gây ra...

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh toạ là hội chứng thần kinh thường gặp ở người từ 30 - 60 tuổi và xảy ra chủ yếu ở nam giới. Bên cạnh điều...

Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

"Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có chữa được không?" luôn là thắc mắc hàng đầu của các bệnh nhân. Mời độc giả theo dõi bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn