Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống? Khi nào nên mổ?

Phẫu thuật thoái hóa cột sống sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng và các biện pháp điều trị bảo tồn không thể mang đến hiệu quả đúng như mong đợi. Vậy “Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống? Khi nào nên mổ?” Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Phẫu thuật thoái hóa cột sống là kỹ thuật xâm lấn ngoại khoa nhằm loại bỏ vật cản (gai xương, đĩa đệm thoát vị) đang chèn ép lên dây thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị phẫu thuật điều chỉnh cột sống hoặc thay thế một phần hay toàn bộ đĩa đệm/đốt sống tại vị trí tổn thương.

Định nghĩa
Phẫu thuật thoái hóa cột sống là kỹ thuật xâm lấn ngoại khoa nhằm loại bỏ vật cản (gai xương, đĩa đệm thoát vị) đang chèn ép lên dây thần kinh khiến bệnh nhân đau nhức.

Trước khi tham gia ca mổ, người bệnh phải thực hiện một số xét nghiệm bắt buộc như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ… Từ các thông tin chẩn đoán ban đầu và kết quả xét nghiệm thu được, bác sĩ sẽ đánh giá xem bệnh nhân có đủ điều kiện cho phẫu thuật sắp tới hay không.

Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật thoái hóa cột sống chỉ có khả năng điều chỉnh đốt sống quay về trạng thái gần giống cấu tạo tự nhiên ban đầu, hồi phục chức năng đang bị suy giảm và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Do đó, phương pháp này không thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống như quan niệm của nhiều người.

7 kỹ thuật phẫu thuật thoái hóa cột sống

Phẫu thuật cắt bỏ gai xương, phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống, phẫu thuật cố định cột sống, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai, phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo và phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo là 7 loại phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến nhất hiện nay.

Phẫu thuật cắt bỏ gai xương

Gai xương là các điểm lồi hoặc mỏm xương nhô ra ở vị trí của các khớp. Theo thời gian, sự tổn thương tại bề mặt khớp sẽ hình thành nhiều gai xương. Chúng gây ra áp lực lớn lên các mô xung quanh, từ đó dẫn đến cảm giác đau đớn triền miên cho người bệnh.

Với phẫu thuật cắt bỏ gai xương, bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ triệt để mọi gai xương và chỉnh hình cột sống nhằm giảm thiểu những cơn đau nhức khó chịu. Sau khi ca mổ kết thúc, người bệnh có thể vận động và sinh hoạt bình thường, thoải mái chỉ sau một khoảng thời gian nghỉ dưỡng nhất định.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm

Cắt bỏ đĩa đệm là kỹ thuật loại bỏ phần đĩa đệm thoái hóa đang chèn ép lên rễ dây thần kinh cột sống. Nhờ vào một thiết bị vi thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ khối đĩa đệm thoát vị thật nhanh gọn thông qua một đường rạch nhỏ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được mổ thoái hóa cột sống nội soi qua da.

Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống

Đây là phương pháp phẫu thuật được áp dụng tại vùng cột sống thắt lưng. Bác sĩ lần lượt loại bỏ một lớp màng mỏng phía sau đốt sống (vị trí hình thành gai xương), đồng thời làm rộng ống sống (để kiến tạo thêm nhiều khoảng trống cho dây thần kinh và tủy sống).

Cắt bỏ lá đốt sống
Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống là phương pháp phẫu thuật được áp dụng tại vùng cột sống thắt lưng.

Kỹ thuật này có thể tạo nên một khoảng không gian vừa đủ giữa hai đốt sống kề cạnh nhau. Điều này góp phần hạn chế tình trạng hẹp cột sống và giảm thiểu sức ép lên đĩa đệm cũng như những cơ quan lân cận. Sau khi trải qua phẫu thuật, đa số bệnh nhân đều cảm thấy giảm đau mỏi – tê buốt. Chức năng vận động được cải thiện rõ rệt.

Phương pháp phẫu thuật cố định cột sống

Phẫu thuật cố định cột sống chỉ được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc khi bệnh tình đã trở nặng với biểu hiện tiêu biểu nhất là cột sống bắt đầu biến dạng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cố định hai hoặc nhiều đốt sống liên tiếp bằng cách hàn nối một số mảnh ghép xương. Sau đó, chúng được duy trì ở vị trí mới bằng ốc vít kim loại.

Thông thường, phẫu thuật cố định cột sống sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc nắn chỉnh hình dạng cột sống, đẩy lùi những cơn đau mỏi, ngăn ngừa sưng viêm và tăng cường chức năng vận động của mỗi bệnh nhân.

Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai

Kỹ thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai mới được ứng dụng vào quá trình điều trị thoái hóa cột sống trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải mọi người bệnh đều phù hợp với hình thức xâm lấn này.

Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai được nghiên cứu dành riêng cho các trường hợp thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu, không quá nghiêm trọng, lúc kích thước mỏm gai vẫn còn khá nhỏ. Nếu bệnh thoái hóa cột sống đi kèm những cơn đau nhức dữ dội thì phương pháp này không thể phát huy hiệu quả tối đa.

Với phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai, bác sĩ chuyên khoa sẽ cấy một miếng đệm mỏng vào giữa các đốt sống nhằm hỗ trợ xoa dịu cảm giác đau nhức do các gai cột sống gây ra.

Phương pháp phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo

Những đốt sống nhân tạo sẽ được cấy ghép vào cơ thể để thay thế các đốt sống bị mất chức năng của cơ thể. Đốt sống nhân tạo được sản xuất từ một loại chất liệu đặt biệt, có thể thích ứng nghi với cơ thể bệnh nhân về mặt chức năng và sinh học. Vì vậy, chúng có thể tồn tại ổn định, lâu dài bên trong cơ thể. Sau khi bạn được thay thế đốt sống nhân tạo, chức năng của cột sống khôi phục từ từ theo thời gian.

Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo

Dạng phẫu thuật này tương tự phẫu thuật thay thế đốt sống nhân tạo. Đĩa đệm nhân tạo là những miếng ghép có chức năng thay thế các đĩa đệm bị tổn thương và hầu như không có khả năng hồi phục. Bác sĩ sẽ loại bỏ đĩa đệm đã bị bào mòn và cấy phần đĩa đệm nhân tạo vào chính giữa hai đốt sống liền kề.

Kỹ thuật này có thể hạn chế áp lực lên bề mặt khớp, duy trì đường cong sinh lý của cột sống và hỗ trợ người bệnh vận động bình thường. Thông thường, bạn cần mất 6 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của ngành y học hiện đại, bệnh nhân có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh lý và khả năng tài chính, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn hình thức phẫu thuật hiệu quả, phù hợp nhất.

Thay thế đĩa đệm nhân tạo
Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo có thể hạn chế áp lực lên bề mặt khớp, duy trì đường cong sinh lý của cột sống và hỗ trợ người bệnh vận động bình thường.

Biến chứng của phẫu thuật thoái hóa cột sống

Để lựa chọn phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phù hợp và an toàn nhất, bệnh nhân cần cân nhắc cẩn thận về mức độ bệnh lý và tình hình sức khỏe. Bạn tuyệt đối không tự ý quyết định tiến hành phẫu thuật ở các cơ sở y tế nhỏ lẻ, kém chất lượng.

Phẫu thuật thoái hóa cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường sau:

  • Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ
  • Sốc phản vệ
  • Chưa loại bỏ toàn bộ nhân nhầy
  • Đĩa đệm bị thoái hóa sau ca mổ
  • Hình thành xơ khớp
  • Tăng sinh mô xơ sợi (có thể dẫn đến hiện tượng liệt dây thần kinh)
  • Tổn thương mô mềm và rễ thần kinh ở khu vực xung quanh vị trí cần can thiệp
  • Tỷ lệ tái phát nằm ở mức đáng báo động
  • Cột sống mất đi sự ổn định vốn có, chức năng của bộ phận này bị suy giảm đáng kể theo thời gian

Thông thường, nhiều biến chứng của phẫu thuật thoái hóa đốt sống sẽ xuất hiện chỉ sau 1 – 3 năm thực hiện. Trong đa số trường hợp, vấn đề này bắt nguồn từ việc bệnh nhân không tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ chuyên khoa.

Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống không?

Trước khi quyết định tiến hành ca mổ, bệnh nhân cần nắm vững toàn bộ thông tin về phương pháp điều trị này. Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật thoái hóa cột sống sở hữu các thế mạnh và điểm yếu như sau:

Ưu điểm

  • Kiểm soát – đẩy lùi triệu chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả
  • Hỗ trợ chấm dứt những cơn đau nhức khó chịu, dai dẳng
  • Khôi phục và cải thiện khả năng vận động của vùng cột sống
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Nhược điểm

  • Tình hình sức khỏe của người bệnh là yêu cầu bắt buộc quan trọng nhất của ca mổ
  • Chi phí phẫu thuật khá đắt đỏ
  • Thường đi kèm một số rủi ro như: chảy máu, sốc phản vệ, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương rễ dây thần kinh và các mô mềm xung quanh
  • Tỷ lệ thành công cao nhưng tỷ lệ tái phát cũng nằm ở mức đáng báo động
Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống không?
Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống không?

Khi nào cần phẫu thuật thoái hóa cột sống?

Phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống chỉ được áp dụng cho các trường hợp bệnh tình diễn tiến nghiêm trọng, khó lường, sau khi các biện pháp điều trị bảo tồn không thể phát huy hiệu quả. Đối tượng cần phẫu thuật thoái hóa cột sống có các đặc điểm sau:

  • Đang phải đối mặt với các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tăng dần, khi các biện pháp bảo tồn không hiệu quả
  • Bệnh thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh tọa, khiến chân tay tê yếu, thậm chí teo cơ
  • Ống sống, tủy sống bị chèn ép
  • Xuất hiện biến chứng thoát vị đĩa đệm, rễ dây thần kinh bị chèn ép, chức năng vận động hạn chế đáng kể
  • Cột sống bị biến dạng hoặc lệch vẹo

Đa số người bệnh mắc chứng thoái hóa cột sống đều cho rằng phẫu thuật thoái hóa cột sống có thể giải quyết dứt điểm bệnh lý. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này chỉ giúp chỉnh hình cột sống, hạn chế đau nhức và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, hoàn toàn không thể loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Các chuyên gia cảnh báo rằng đây không phải là giải pháp lý tưởng nhất trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Hơn nữa, các ca mổ này thường dẫn đến một số biến chứng và đi kèm tỷ lệ tái phát cao.

Vì vậy, thay vì tự ý quyết định hình thức phẫu thuật, bệnh nhân cần đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và phẫu thuật kịp thời. Đồng thời, sau khi ca mổ kết thúc, độc giả hãy tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chi phí phẫu thuật thoái hóa cột sống

Như phần trên bài viết đã đề cập, hiện nay, có 7 loại phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống. Mỗi kỹ thuật của phương pháp này đều sở hữu ưu – nhược điểm riêng. Căn cứ vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận kỹ lưỡng và tư vấn cặn kẽ với mỗi bệnh nhân về phương án xâm lấn phù hợp nhất.

Tuy nhiên, độc giả cần lưu ý, chi phí của các ca phẫu thuật hiện đại cao hơn hẳn các kỹ thuật can thiệp truyền thống. Như vậy, vấn đề tài chính có thể là rào cản lớn trong quá trình điều trị bệnh lý của nhiều bệnh nhân.

Thông thường, chi phí phẫu thuật thoái hóa cột sống của từng bệnh viện tương đối khác nhau. Mỗi cơ sở y tế sẽ cung cấp một số dịch vụ chữa bệnh khác nhau, đáp ứng nhu cầu điều trị và điều kiện kinh tế đa dạng của nhiều đối tượng người bệnh.

Chi phí phẫu thuật thoái hóa cột sống
Vấn đề tài chính có thể là rào cản lớn trong quá trình điều trị bệnh lý của nhiều bệnh nhân.

Nếu lựa chọn phẫu thuật theo kiểu truyền thống, bệnh nhân phải chi trả 15.000.000 – 20.000.000 đồng. Một ca mổ nội soi có mức giá lên đến 20.000.000 – 40.000.000 đồng. Trong đó, chi phí thăm khám và xét nghiệm bắt buộc dao động trong khoảng 500.000 – 1.500.000 đồng và chi phí thuốc men, nằm viện, chăm sóc sau mổ là 5.000.000 – 10.000.000 đồng.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa cần áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp và ứng dụng công nghệ tiên tiến – hiện đại. Đây chính là lý do mà mức giá của một ca phẫu thuật loại này có thể lên tới 40.000.000 – 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, nếu có bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hỗ trợ một khoản tiền đáng kể.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định (thường kéo dài vài tháng). Thói quen sinh hoạt điều độ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất có thể giúp bạn nhanh chóng hồi phục, phòng ngừa biến chứng và cải thiện chức năng vận động. Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần quan tâm:

Chế độ ăn uống

  • Những ngày đầu tiên sau ca mổ, bạn nên ăn nhiều món ăn mềm nhuyễn, dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa các loại thức ăn chiên xào, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ.
  • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi (sữa, trứng), omega-3 (cá thu, cá hồi, cá ngừ), vitamin A, C, D (trái cây và rau củ), chất xơ (cải bỏ xôi, dưa leo, bông cải xanh, cần tây).
  • Kiêng cữ rau muống, hải sản, thịt bò, thịt gà, gạo nếp.
  • Tránh dùng thuốc lá, trà đặc, rượu bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích.

Thói quen sinh hoạt

  • Dành ra 1 – 2 tuần hoàn toàn nghỉ ngơi – thư giãn tại bệnh viện ngay khi ca mổ vừa kết thúc.
  • Không vận động quá nhiều hoặc nằm yên quá lâu trên giường bệnh.
  • Sau khi xuất viện, bạn cần được trang bị một số thiết bị hỗ trợ hồi phục như đai lưng hoặc nẹp cổ.
  • Vết mổ sẽ lành lại sau 3 tháng phẫu thuật. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân tuyệt đối không vận động mạnh, cố gắng vươn người hay mang vác đồ vật cồng kềnh. Đặc biệt, bạn nên hạn chế va chạm tối đa và kiêng cữ quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu tiên.
  • Sau khi phẫu thuật 4 tháng, độc giả có thể tham gia các bộ môn thể thao vừa sức, nhẹ nhàng như: đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga…
  • Tránh vặn mình, xoay cổ nếu vết thương vẫn còn đau nhức.
  • Sử dụng gối bông mềm mại với độ cao vừa đủ để hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe thật cẩn thận, cập nhật thường xuyên và chủ động thăm khám định kỳ.
  • Chăm chỉ luyện tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.
  • Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về cách sử dụng thuốc Tây và chế độ chăm sóc hậu phẫu.
  • Thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc – đúng giờ, tránh xa căng thẳng.
  • Làm việc – nghỉ ngơi hợp lý.
  • Kiểm soát tâm trạng, suy nghĩ tích cực – lạc quan và thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè.

Phẫu thuật thoái hóa cột sống là một trong những biện pháp chữa bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cuối cùng được áp dụng khi những cách điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả đúng như mong đợi. Trước khi quyết định tiến hành ca mổ, bạn cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tận tình và hướng dẫn chính xác.

Cùng chuyên mục

Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt và an toàn?

Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu tốt và an toàn?

Thoái hóa cột sống cổ là vấn đề xương khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên. Nhiều bệnh nhân băn khoăn: "Chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu...

Tổng quan về phương pháp mổ thoái hóa cột sống

Mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?

Nhờ vào sự phát triển toàn diện và vượt bậc của ngành y học hiện đại, hiện nay, có nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống khác nhau như:...

Chỉ nên bấm huyệt bởi các bác sĩ, y sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản

Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống hiệu quả

Thoái hóa cột sống là bệnh tiến triển âm thầm, trong thời gian đầu thường không gây ra các triệu chứng đặc biệt nhưng lâu ngày sẽ gây đau nhức...

Bị thoái hóa cột sống có quan hệ được không là thắc mắc chung của nhiều người

Bị thoái hóa cột sống có quan hệ được không? Thế nào đúng cách

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp thường gặp không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày...

10 Cây thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thông dụng trong dân gian

Thiên niên kiện, cỏ xước, cây mắc cỡ, lá lốt, ngải cứu,... là các cây thuốc nam thường được sử dụng để chữa thoái hóa cột sống cổ và thắt...

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý chiếm khoảng 80% dân số trên toàn cầu và xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy mà các chuyên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn