Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cứng khớp ngón tay là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng đỏ… 

Cứng khớp ngón tay là gì?

Cứng khớp ngón tay là tình trạng ngón tay mất đi khả năng gập duỗi tạm thời, gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật hay khi hoạt động. Triệu chứng này có thể xảy ra ở ngón tay, sau đó lan rộng ra cả bàn tay và kéo dài trong vài tiếng hoặc vài ngày tùy vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ.

Cứng khớp ngón tay
Cứng khớp ngón tay là tình trạng ngón tay mất khả năng hoạt động linh hoạt, gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày

Các chuyên gia đánh giá tình trạng cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng đáng lo ngại không thể coi thường. Nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Trong đó, cứng khớp ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lý thoái hóa khớp hoặc viêm khớp ngón tay.

Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở những đối tượng trong độ tuổi từ 30 – 50. Vì đây là độ tuổi bước vào giai đoạn lão hóa nhanh, các khớp bắt đầu thoái hóa và làm suy giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể và nuôi dưỡng các khớp.

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cứng khớp ngón tay, trong đó có thể kể đến 2 nhóm nguyên nhân chính gồm:

Thoái hóa khớp ngón tay, khớp bàn tay

Trong nhóm nguyên nhân này được chia theo từng nguyên nhân nhỏ cũng chính là các yếu tố nguy cơ gây cứng khớp ngón tay như:

  • Tuổi tác cao: Những người càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể càng nhanh. Quá trình kéo theo hàng loạt sự suy giảm chức năng của hầu hết cơ quan, bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thống xương khớp, điển hình là triệu chứng cứng khớp ngón tay.
  • Thiếu hụt canxi: Những người ăn uống thiếu chất, thiếu hụt canxi hoặc người lớn tuổi có khả năng hấp thu canxi kém có thể cũng là nguyên nhân chủ yếu góp phần đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp, gây ra cứng khớp ngón tay, viêm khớp…
  • Do chấn thương: Những hoạt động mạnh hằng ngày như lao động, chơi thể thao… vô tình gây ra gãy xương, bong gân, trật khớp… tay để lâu không điều trị cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cứng khớp, viêm khớp.
  • Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này thường xuyên xuất hiện ở những người làm việc văn phòng, gõ máy tính thường xuyên và khiến các khớp bị đau nhức, căng cứng…
  • Do viêm bao hoạt dịch khớp: Đây là tình trạng các khớp ngón tay mất đi lớp dịch bôi trơn khiến cho khớp không thể di chuyển linh hoạt như bình thường.
  • Bị cứng khớp do co thắt Dupuytren: Mắc phải căn bệnh này gây ra các nốt sần, khối u nhỏ sần sùi bên dưới ngón tay và lòng bàn tay, từ đó khiến khớp rất khó cử động.
  • Thoái hóa khớp ngón tay: Các khớp ngón tay tại bất kỳ ngón nào khi bị thoái hóa cũng đều mất đi sụn khớp với chức năng bảo vệ đầu xương dẫn đến tình trạng thoái hóa, sưng đau và cứng khớp.
  • Bệnh gout: Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp xương, trong đó có khớp ngón tay gây ra bệnh gout với các triệu chứng điển hình như đau nhức, căng cứng, sưng đỏ…
Cứng khớp ngón tay
Tuổi tác càng cao quá trình lão hóa càng nhanh, nhất là hệ thống xương khớp, làm tăng nguy cơ cứng khớp ngón tay

 

  • Ung thư xương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng co cứng khớp ngón tay. Bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một trong những bệnh lý xương khớp mạn tính phổ biến hàng đầu và gây ra tình trạng sưng viêm, căng cứng tại các khớp, trong đó nhiều nhất là ở khớp ngón tay.
  • Bệnh Lupus: Lupus là căn bệnh tự miễn khi làm viêm nhiễm các mô liên kết, ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể như xương khớp, hệ thần kinh, da, phổi, tim, mạch máu, tế bào máu… Bệnh gây ra các triệu chứng sưng viêm và tê cứng ngón tay, ngón chân, mũi, tai…

Gặp các vấn đề về mô mềm

Mô mềm là bộ phận bao gồm các phần như da, mỡ, gân, các dây thần kinh, động mạch, bao khớp… Vì vậy, khi người bệnh bị chấn thương dẫn đến đứt gân, giãn dây chằng hay bị bỏng làm tổn thương sâu vào da, rách da không thể hồi phục cũng như mất đi sự đàn hồi ban đầu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngón tay bị co cứng, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cử động.

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, thì những người thừa cân béo phì, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau giai đoạn mang thai và sinh nở thường dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp, cứng khớp ngón tay và đau nhức toàn cơ thể do thiếu hụt canxi.

Dấu hiệu nhận biết cứng khớp ngón tay

Theo một số cuộc khảo sát cho thấy, tình trạng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện ở người trung niên, người lớn tuổi, trong đó tỷ lệ nữ giới bị cứng khớp ngón tay thường cao hơn so với nam giới. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng sau:

  • Cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy, kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng mới hết.
  • Có cảm giác tê rần, hơi nhột như kiến bò trên tay.
  • Thời tiết trở lạnh đột ngột sẽ kích phát cơn đau và kéo dài thời gian cứng khớp lâu hơn so với bình thường.
  • Gặp khó khăn trong việc vận động gập duỗi ngón tay hoặc mất khả năng cầm nắm đồ vật tạm thời.
  • Trong giai đoạn nặng, ngoài căng cứng các khớp ngón tay có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng sưng đau, đỏ nóng, co quắp và biến dạng.
Cứng khớp ngón tay
Tình trạng cứng khớp ngón tay kéo dài từ 1 – 2 tiếng kéo theo tê bì và đau nhức

Đây đều là những triệu chứng điển hình khi bị cứng khớp ngón tay. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dần dần theo thời gian các tổn thương khớp càng nặng hơn, tần suất đau nhức, cứng khớp tăng lên gây ra biến chứng teo ngón tay, biến dạng hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Vì vậy, hãy quan sát các triệu chứng của bản thân, nếu phát hiện các dấu hiệu sau đây nên nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Xuất hiện các cơn đau ở ngón tay kéo dài hơn 1 tiếng và xuất hiện liên tục từ 3 – 5 ngày.
  • Ngoài cứng khớp còn kèm theo sưng tấy, đỏ nóng, tê buốt nghiêm trọng.
  • Ngón tay mất đi cảm giác, không thể duỗi thẳng hay gập xuống, mất khả năng vận động linh hoạt như ban đầu.

Cách chẩn đoán bệnh cứng khớp ngón tay

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể chất cũng như yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác gập duỗi nhằm đánh giá mức độ bệnh và phạm vi chuyển động của khớp.

Trong trường hợp còn nghi ngờ và chưa đủ cơ sở để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bằng hình ảnh như:

  • Chụp X quang
  • Chụp CT scan
  • Chụp MRI cộng hưởng từ.
Cứng khớp ngón tay
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiên lâm sàng và kết quả chụp X quang

Phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay hiệu quả

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc điều trị cứng khớp ngón tay phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị được khuyến khích thực hiện như:

Điều trị chăm sóc tại nhà

Đây là biện pháp dành cho những người bị cứng khớp ngón tay giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát bệnh và chưa có biến chứng nguy hiểm. Ưu điểm của những biện pháp này chính là đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đem lại hiệu quả nhanh chóng.

  • Chườm đá/ chườm nóng: Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp cắt nhanh các cơn đau thông qua việc sử dụng nhiệt độ kích thích quá trình lưu thông tuần hoàn máu đến các khớp ngón tay. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng một chiếc khăn bọc đá hoặc nhúng nước ấm và chườm lên vị trí khớp bị cứng, đau nhức trong vòng 15 – 20 phút.
  • Xoa bóp: Các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng, ấn, day, kéo với lực vừa phải kết hợp với tinh dầu sẽ giúp các khớp ngón tay được tác động, lấy lại khả năng co duỗi linh hoạt. Đây là biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng để làm giãn gân cốt, xương khớp.
Cứng khớp ngón tay
Xoa bóp, chườm đá là những cách đơn giản giúp kích thích tuần hoán máu, cải thiện triệu chứng cứng khớp ngón tay
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cứng khớp xảy ra chủ yếu là do các ngón tay hoạt động quá mức. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra, tốt nhất bạn nên ít hoạt động, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để các khớp ngón tay có thời gian hồi phục, tái tạo sụn khớp, phục hồi chức năng.
  • Sử dụng nẹp cố định: Sử dụng nẹp để cố định ngón tay được chỉ định thực hiện trong trường hợp bị căng cứng, đau nhức nhiều và ảnh hưởng đến xương khớp. Nẹp sẽ giúp định vị xương khớp vào đúng vị trí và hạn chế tác động bên ngoài.

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Ngoài các biện pháp vừa kể trên, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo đem lại hiệu quả, phù hợp với thể trạng, không lãng phí thời gian trị bệnh.

Một số bài thuốc dân gian phổ biến như:

Cứng khớp ngón tay
Áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược vừa hiệu quả vừa lành tính, ít tác dụng phụ
  • Chữa cứng khớp bằng lá lốt: Dùng khoảng 5 – 10g lá lốt, rửa sạch và phơi khô. Cho vào siêu thuốc sắc thành nước thuốc uống hết trong ngày, nên uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Dùng cây cỏ xước: Chuẩn bị các loại thảo dược gồm 40g cỏ xước, 20g thổ phục linh, 30g hy thiêm, 12g ngải cứu, 20g cỏ mực và 12g ké đầu ngựa. Đem tất cả nguyên liệu sắc thành nước thuốc và uống mỗi ngày. Kiên trì thực hiện lâu dài giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, sưng viêm hiệu quả.
  • Dùng dây đau xương: Sử dụng một nắm dây đau xương, cỏ xước, bưởi bung, rễ gấc, đơn gối hạc mỗi loại 20g. Sắc tất cả nguyên liệu thành nước thuốc uống hằng ngày, duy trì thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.

Sử dụng thuốc Tây y

Việc điều trị cứng khớp ngón tay bằng thuốc chủ yếu giúp làm giãn xương khớp, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn thay vì sử dụng nhiều thuốc giảm đau. Bởi theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc giảm đau hay kháng viêm chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Nếu sử dụng quá nhiều, lạm dụng thuốc còn gây ra tác dụng phụ, suy giảm chức năng gan thận, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Cứng khớp ngón tay
Bị cứng khớp ngón tay thường dùng thuốc tái tạo sụn khớp nhằm giúp khớp hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn

Thay vào đó, trong trường hợp bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay sẽ được kê đơn thuốc hỗ trợ tái tạo sụn khớp để nhanh chóng lấy lại phần sụn đã mất, từ đó khớp hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn.

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: nhóm gel bôi ngoài da giúp làm giảm sưng như Voltaren gel hoặc Capsaicin gel, thuốc ngừa thấp khớp NSAIDs cùng các loại thuốc nuôi dưỡng và hỗ trợ tái tạo sụn khớp không kê đơn như: Jex Max, Glucosamine Optimax, Habelric, Move Free Advanced, Kirkland Glucosamine HCL, Osteo Bi-Flex Triple Strength, ActivJoint Platinum,…

Thực hiện vật lý trị liệu

Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu cũng có tác dụng khắc phục hiệu quả chứng cứng khớp ngón tay. Chúng có tác dụng kích thích máu huyết lưu thông đến các khớp ngón tay, nuôi dưỡng sụn khớp từ đó làm giảm sưng viêm, đau nhức nhanh chóng.

  • Bài tập 1: Để bàn tay trong tư thế bình thường, các ngón tay thẳng. Sau đó, gấp ngón cái vào trong lòng bàn tay sao cho ngón cái chạm vào phần gốc của ngón út. Nếu như ngón cái không thể chạm đến vị trí này cũng hãy cố gắng vươn ngón cái xa nhất có thể. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần ở bàn tay bị đau.
  • Bài tập 2: Giữ bàn tay thẳng đứng, các ngón tay áp sát vào nhau. Tiếp theo, gấp các khớp cuối và khớp giữa của ngón tay lại, thực hiện nhẹ nhàng, chuyển động từ từ rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Bài tập 3: Bài tập nắm tay. Nắm các ngón tay hướng về phía lòng bàn tay, mở từ từ bàn tay và thực hiện xòe các ngón tay càng xa càng tốt. Sau đó tiếp tục nắm tay lại như ban đầu, tay cái nhẹ nhàng đặt lên trên và giữ nguyên tư thế này trong vòng 45 giây, tiếp tục duỗi lần lượt các ngón tay và thả lỏng.
Cứng khớp ngón tay
Các bài tập vật lý trị liệu giúp kiểm soát triệu chứng, tăng tuần hoàn máu, tái tạo sụn khớp và phục hồi chức năng vận động
  • Bài tập 4: Bài tập uốn ngón tay. Đặt cánh tay và bàn tay thẳng trên mặt bàn sao cho lòng bàn tay hướng lên trên. Cổ tay giữ thẳng, di chuyển ngón tay từ từ về phía lòng bàn tay, sau đó duỗi thẳng ngón tay. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần/ ngày vào bất kỳ thời điểm nào.
  • Bài tập 5: Bài tập chạm ngón tay. Đặt bàn tay lên bàn sao cho lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay duỗi thẳng. Từ từ uốn ngón cái xuống lòng bàn tay sao cho chạm vào phần gốc của ngón út và duy trì trong vòng 5 giây. Sau đó trở lại tư thế ban đầu rồi tiếp tục thực hiện ở các ngón tay còn lại. Duy trì thói quen thực hiện động tác này 5 lần/ ngày.
  • Bài tập 6: Bài tập kéo ngón tay. GIữ bàn tay thẳng lòng bàn tay hướng về phía cơ thể. Dùng tay còn lại nắm lần lượt từng đầu ngón tay sao cho chạm vào lòng bàn tay. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây thì thả lỏng. Kiên trì thực hiện lặp đi lặp lại động tác này khoảng 5 lần/ ngày.

Phẫu thuật

Dựa vào kết quả lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp, có thể là phương pháp không sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp được chỉ định thực hiện trong những trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc các biện pháp tại nhà, xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Cứng khớp ngón tay
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định thực hiện khi cơ thể không đáp ứng điều trị bằng những biện pháp khác

Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật dù hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đến sức khỏe. Vì vậy, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, có thể điều trị trạng cứng khớp ngón tay, viêm khớp mạn tính… thông qua các liệu pháp sóng xung kích Shockwave và chiếu tia laser cường độ cao.

Những thủ thuật này giúp tái tạo những mô cơ bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi cấu trúc xung quanh khớp như dây chằng, gân tay, mô khớp…

Một số lưu ý trong quá trình điều trị cứng khớp ngón tay

Bệnh cứng khớp ngón tay không những không thuyên giảm mà còn ngày càng diễn tiến nặng nề hơn khi người bệnh tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa bệnh, tránh tái phát người bệnh cần lưu ý thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất gồm đạm, béo, chất bột đường và vitamin, khoáng chất. Ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp như: rau có lá màu xanh đậm, thực phẩm chứa nhiều axit béo omega – 3, các loại sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, khoai lang, bông cải xanh, đậu bắp, cá hồi, các loại trái cây như việt quất, bưởi, chuối, bơ…
  • Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, dầu mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm muối chua, thức uống có cồn, chứa chất kích thích, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thực phẩm cay nóng, đặc biệt là tránh sử dụng rượu bia….
  • Từ bỏ những thói quen xấu từ lối sinh hoạt hoặc công việc hằng ngày gây ảnh hưởng đến xương khớp, đặc biệt là khớp ngón tay. Dù lao động hay hoạt động thể chất cũng cần vừa sức, tránh gây tác động quá mức đến xương khớp. Hạn chế mang vác hay cầm nắm vật nặng.
  • Cân đối giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá 22 giờ để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng, phục hồi chức năng, trong đó có các khớp ngón tay.
  • Mỗi ngày dành khoảng 15 – 30 phút vận động nhẹ nhàng, tập thể dục với những bài tập yoga đơn giản, đi bộ, bơi … phù hợp với trạng thái sức khỏe. Nhất là vận động vào buổi sáng nhẹ nhàng để giúp nới lỏng các khớp ngón tay hoạt động trơn tru hơn.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ, tránh nằm đè lên tay gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng ngủ dậy.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vào mùa đông tránh để cơ thể chịu lạnh quá mức. Khuyến khích tắm nước ấm mỗi ngày để kích thích quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, hạn chế tối đa tình trạng co thắt cơ bắp và gây ra cứng khớp.
Cứng khớp ngón tay
Ăn uống khoa học, vận động tập thể dục vừa sức vừa tăng cường sức khỏe vừa duy trì sự bền chắc của xương khớp, phòng ngừa cứng khớp ngón tay

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng cứng khớp ngón tay, hy vọng những thông tin này sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích, hiểu kỹ và biết cách chăm sóc điều trị bệnh đúng cách, nhanh khỏi bệnh, tránh biến chứng và tiết kiệm thời gian. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào khi nghi ngờ bản thân bị cứng khớp ngón tay, hãy đến bệnh viện chuyên khoa hay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán, tư vấn điều trị cụ thể.

Cùng chuyên mục

Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả

[Tuyệt vời] Cách chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt bạn nên thử

Trong lá lốt có các thành phần dược tính giúp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả và lành tính, có nhiều cách sử dụng như làm nước ép,...

Thân cành đinh lăng tác động mạnh hơn so với việc dùng lá

Cách chữa đau lưng bằng lá và cây đinh lăng bạn nên thử

Lá và cây đinh lăng có tác dụng trị bệnh đau lưng, ngoài ra còn có khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh...

Vôi hóa đốt sống đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.

Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Vôi hóa cột sống có thể gây bại liệt suốt đời. Đáng lưu ý hơn là đối tượng mắc bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Hầu hết các phương...

Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Xẹp đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tuổi tác, công việc, cân nặng,.... Thời gian đầu, sẽ không có biểu...

Rách đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cần làm gì?

Rách đĩa đệm là một trong những bệnh lý tương đối phổ biến. Thường khỏi trong vài tuần đến vài tháng nhờ cơ chế tự chữa lành của cơ thể...

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức không rõ nguyên nhân, kéo dài không khỏi là những dấu hiệu đáng lo ngại của của một số bệnh lý mạn tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn