Dán sứ Veneer là gì? Có bền không? Sử dụng được bao lâu?
Nội Dung Bài Viết
Dán sứ Veneer là phương pháp phục hình răng toàn diện, ngày càng được nhiều người lựa chọn để khắc phục những nhược điểm trên răng. Vậy dán sứ Veneer là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Dán sứ Veneer có bền không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp rõ hơn các vấn đề này.
Dán sứ Veneer là gì?
Dán sứ Veneer hay mặt dán răng sứ Veneer là phương pháp phục hình răng, sử dụng miếng sứ hoặc nhựa composite mỏng có hình dáng, màu sắc y như răng thật để găn vào mặt trước của răng.
Đây là kỹ thuật phục hình răng miệng được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong ngành nha khoa tại các nước phát triển như Mỹ và các nước châu Âu khác. Tại Việt Nam hiện nay, dán sứ Veneer cũng đã được ứng dụng nhưng chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, với những ưu điểm mà phương pháp này mang lại, ngày càng có nhiều người đã biết đến và lựa chọn mặt dán sứ Veneer để khắc phục các nhược điểm của răng.
Đối tượng nên dán răng sứ
Bạn nên dán răng sứ Veneer khi gặp phải các vấn đề sau đây:
- Răng bị vỡ, sứt mẻ do tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác.
- Răng nhiễm màu do sử dụng thuốc kháng sinh mà không thể tẩy trắng được.
- Răng mọc thưa, 2 răng cửa có kích thước lớn hơn các răng còn lại.
- Răng cửa bị tổn thương .
- Các trường hợp trên 18 tuổi
- Răng mọc khấp khểnh hoặc lệch nhẹ
Có mấy loại mặt dán Veneer?
Dán sứ Veneer có khá nhiều loại. Mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm khác nhau, do đó tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi thực hiện là việc nên làm. Sau đây là một số loại Veneer được dùng phổ biến:
Răng Veneer Composite:
Dán răng sứ loại Veneer Composite sử dụng nhựa composite tổng hợp nên giá thành của nó khá rẻ. Ngoài lợi thế về chi phí, dán răng sứ Veneer Composite còn có một ưu điểm nữa đó chính là có thể sửa chữa lại nếu bị hỏng. Đây là đặc điểm chỉ có ở loại răng Veneer Composite mới có.
Tuy nhiên, nó cũng có điểm hạn chế. Vì được làm từ chất liệu nhựa composite nên chất lượng không cao. Do đó, dán răng Veneer Composite thường rất dễ bị mẻ, ố màu. Khách hàng có thể sẽ phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để khắc phục các lỗi trên.
Răng Veneer tháo lắp:
Đúng như tên gọi của nó, loại răng Veneer này có thể tháo, lắp một cách dễ dàng. Hàm răng giả sẽ được làm giống y hệt như một hàm răng bình thường, khi cần sử dụng thì chỉ cần lắp vào hàm răng của mình là được.
Mặt dán răng sứ Veneer:
Trong số các loại răng sứ, đây là loại được ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm này được sản xuất hoàn toàn bằng sứ, do đó đem lại độ chắc,có khả năng miễn nhiễm màu từ môi trường. Màu sắc của loại này giống y như răng thật, đem lại sự tự nhiên cho hàm răng.
Ngoài ra, với mặt dán răng sứ Veneer còn có ưu điểm là chỉ cần mài một lớp rât mỏng men răng là có thể thực hiện phục hình bằng răng sứ.
Mặt dán Veneer phía trong:
Tương tự cấu trúc của mặt dán răng sứ Veneer bình thường, nhưng loại này lại được dán ở mặt bên trong của răng.
Hiểu theo một cách khác, mặt dán răng sứ Veneer bên trong là một loại onlay đặc biệt. Nó được dùng để khắc phục các tình trạng xói mòn, vỡ, gãy… nhưng phần còn lại của răng vấn được giữ nguyên.
Khách hàng sau khi được bọc răng sứ vẫn có thể ăn uống, nhai nuốt bình thường mà không sợ bị vi khuẩn tấn công làm hỏng răng.
Răng sứ Veneer không mài:
Thông thường để bọc được răng sứ, khách hàng sẽ bị mài một lớp mỏng lớp men trên răng. Tuy nhiên, khi bọc loại răng sứ Lumineer Veneers sẽ không cần phải mài răng trước. Đây là sản phẩm được sản xuất và cung cấp độc quyền bởi phòng thí nghiệm Labo Denmat – Canada. Loại mặt dán được sử dụng được làm từ chất liệu Laminnate với độ mỏng chỉ 0,03 mm. Chính vì thế có nhiều người lựa chọn và sử dụng loại răng này.
Tuy nhiên, cũng vì quá mỏng nên độ bền của sản phẩm không được lâu. Thêm vào đó, Lumineer Veneers ít khi có tác dụng đối với những người có răng bị ố màu nặng, vì nó quá mỏng không che được khuyết điểm.
Quy trình dán sứ Veneer được thực hiện như thế nào?
Dán sứ Veneer là một phương pháp khá phức tạp, cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có tay nghề. Do đó, nó cũng được tiến hành bởi một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Trước tiên, khách hàng sẽ được các bác sĩ nha khoa thăm khám xem mặt cắn của răng có phù hợp với việc làm răng sứ không. Nếu răng bị sâu hoặc nhiều cao răng, khách hàng sẽ được làm sạch trước rồi mới thực hiện công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Lấy mẫu hàm
Để dán được răng sứ Veneer, bác sĩ sẽ phải mài ít răng thật. Do đó, cùi răng sẽ được bảo tồn tối đa. Sau khi được mài cùi, khách hàng sẽ được lấy dấu hàm để thiết kế răng sứ Veneer sao cho phù hợp nhất với hàm răng thật.
Bước 3: Gắn răng tạm
Trong quá trình chờ mặt dán sứ hoàn toàn, bác sĩ sẽ gắn răng tạm lên cho khách hàng. Hàm răng tạm thời này sẽ giúp cho người sử dụng trở nên tự tin trong giao tiếp và cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống.
Bước 4: Dán sứ Veneer
Sau khi mặt dán đã được thiết kế và chế tạo xong, sứ đượcc các bác sĩ kiểm tra. Cuối cùng là gắn lên răng thật cho bệnh nhân.
Bước 5: Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám
Khi răng sứ đã được bọc, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá, kiểm tra mức độ chịu lực của răng. Đồng thời, đảm bảo răng sau khi dán sẽ có sự hài hòa, đảm bảo được những chức năng và thẩm mỹ cần thiết.
Dán sứ Veneer có bền không?
Nhiều khách hàng khi dán răng sứ đều có chung một thắc mắc là dán sứ Veneer được lâu không. Thực tế, độ bền của sứ Veneer kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào chất liệu của sứ, tay nghề của bác sĩ. Bên cạnh đó, cách chăm sóc răng miệng của khách hàng khi ở nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng nhìn chung, mặt dán răng sứ có độ bền từ khoảng 5 – 10 năm. Nếu chọn chất liệu sứ tốt, được thực hiện bằng các bác sĩ giỏi, chăm sóc răng miệng tốt thì dán răng sứ có thể kéo dài đến tận 20 – 30 năm.
Do đó, khi thực hiện khách hàng nên chọn các mặt dán răng sứ với chất liệu cao cấp. Nó sẽ đảm bảo cho màu răng luôn được trắng sáng, không bị bám màu, đổi màu, độ bám vào răng thật vô cùng tốt.
Dán sứ Veneer có ưu và nhược điểm gì?
Dán răng sứ Veneer ngày được áp dụng phổ biến do có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có những mặt hạn chế riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của dán sứ Veneer
- Mặt dán sứ an toàn, ít gây kích ứng: Vì chất liệu của mặt sứ được phủ lớp sứ có khả năng kháng mòn, không kích ứng, không bị phản ứng hóa hóa học tác động. Do đó nó sẽ an toàn với nướu răng, không nhiễm màu.
- Phục hình răng bảo tồn răng sinh lý tối đa: Hiện nay, với sự tiên tiến trong kỹ thuật chế tác mặt sứ và nhằm mục đích bảo tồn cấu trúc răng tối đa, dán răng sứ không phải mài tăng mà chỉ mài một lớp cực mỏng trên bề mặt. Do đó, nó sẽ không gây ảnh hưởng đến khoảng sinh học của hàm răng.
Nhược điểm
- Dán răng sứ thường chỉ áp dụng cho các đối tượng có răng bị lệch lạc hoặc mắc khuyết điểm nhẹ. Những người có khớp cắn lệch nặng, cắn chéo thì nên áp dụng biện pháp khác.
- Có thể làm hỏng răng, yếu răng. Việc sử dụng keo kết dính không đảm bảo chất lượng có thể gây hôi miệng.
- Nếu các miếng dán bị bào mòn có thể gây ra nhiều sai hỏng trong việc dán sứ Veneer. Khách hàng có thể thấy bị đau nhức, bong tróc miếng dán nên phải bảo hành liên tục.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ Veneer
Sau khi dán sứ, nếu biết chăm sóc đúng cách sẽ làm cho chất lượng và tuổi thọ của răng được đảm bảo. Đồng thời, nó cũng sẽ ngăn ngừa được những vấn đề không mong muốn. Sau đây là một số lưu ý sau khi dán sứ Veneer.
Xây dựng chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm hợp lý:
- Nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh khoa học để tự bảo vệ hàm răng của mình.
- Khoảng 2 giờ đầu sau khi dán sứ, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên kiêng bớt đồ cay, đồ chua để đảm bảo độ kết dính giữa 2 lớp răng.
- Khi ăn, nên phân chia lực cắn vào cả 2 hàm. Không nên dùng một hàm trong thời gian quá dài.
- Tránh mở nắp chai, xé bao bì, nhai kẹo bằng răng.
- Không nên uống các loại nước có màu để giúp răng không bị ố màu.
- Hạn chế sử dụng những thức uống có màu như trà, tương, rượu vang, cà phê. Điều này sẽ giúp tránh làm cho các miếng dán sứ xuống màu, ố vàng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá. Bởi trong thuốc lá có thành phần nicotin, chúng có thể làm cho các mảng bám vi khuẩn hình thành. Sứ Veneer cũng vì vậy mà trở nên xỉn màu, mất đi vẻ sáng tự nhiên.
Chú chăm sóc răng miệng đúng cách:
Ngoài việc ăn uống, khách hàng cũng nên có các biện pháp chăm sóc răng miệng cho phù hợp. Nó sẽ giúp cho lớp dán sứ thêm chắc, bền, làm cho hệ miễn dịch trong miệng được tăng cường.
- Nên dùng bàn chải mềm để đánh răng, thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chú ý để không làm tổn thương phần viền lợi tiếp xúc với miếng dán Veneer.
- Súc miệng bằng nước súc miệng thường xuyên để làm sạch các mảng bám trong miệng.
- Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ những cặn thức ăn còn bám trên răng.
Khám răng định kỳ:
Tái khám sau khi thực hiện bọc răng sứ vô cùng quan trọng. Bác sĩ sĩ kiểm tra lại các chi tiết trên răng, khớp cắn, độ bám keo, đồng thời giúp giải đáp các thắc mắc trong thời gian đầu. Do đó, hãy đi khám theo đúng lịch mà bác sĩ đưa ra.
Dán sứ Veneer hết bao nhiêu tiền?
Đây là phương pháp phục hình răng tiên tiến nên chi phí của dán sứ Veneer cũng là điều được nhiều người quan tâm. Tùy vào cơ sở thực hiện, chất liệu của sứ mà mức giá cũng có sự chênh lệch. Tuy nhiên, giá của một mặt dán sứ thường dao động khoảng 6.000.000 vnđ trở lên. Để được cung cấp chính xác hơn thông tin về giá dán sứ Veneer, bạn nên liên hệ với các cơ sở nha khoa.
Trên đây là những thông tin cần biết về dán sứ Veneer và vài lưu ý trong quá trình chăm sóc. Để bảo đảm an toàn cho bản thân, khách hàng nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Tránh gặp những vấn đề xấu trong và sau khi dán răng sứ Veneer.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!