Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bởi đây đều là những loại thức uống vô cùng phổ biến, dễ tìm mua và dễ uống. Vậy liệu đau dạ dày có được uống các loại nước này không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới này.

Đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

Dừa là loại thức uống vô cùng phổ biến, đặc biệt là với nhựng người sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Nước dừa có vị ngọt tự nhiên nên rất dễ uống, nhất là vào mùa hè nóng bức thì nước dừa trở thành “vị cứu tinh” giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể rất tốt.

Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia thì trong nước dừa tươi có chứa rất nhiều các hoạt chất có lợi cho sức khỏe và có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, khắc phục các tổn thương ở dạ dày do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…gây ra.

Đau dạ dày có nên uống nước dừa hay không?
Đau dạ dày có nên uống nước dừa không là câu hỏi nhiều người thắc mắc

  • Nhờ vào thành phần khoáng chất dồi dào gồm canxi, kali, magie, mangan, photpho…khi vào trong cơ thể sẽ giúp ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Không những vậy, nước dừa còn giúp bù nước và các chất điện giải rất tốt cho cơ thể.
  • Lượng lớn enzyme tự nhiên như catalase, peroxidase, dehydrogenase…trong nước dừa tươi còn hỗ trợ rất hiệu quả vào quá trình trao đổi chất giúp, cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn hết, các loại enzyme này còn giúp kích thích sản sinh nhiều chất nhầy để giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Hàm lượng lớn axit lauric trong nước dừa khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất monolaurin có vai trò loại bỏ các tác nhân tồn tại trong ống tiêu hóa và gây hại như vi khuẩn, virus, giun…
  • Việc sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp trung hòa axit dạ dày. Từ đó, tránh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu và ngăn ngừa những tổn thương bên trong dạ dày có thể xảy ra.
  • Hàm lượng vitamin B1, B2, B5, vitamin C…có trong nước dừa rất có lợi cho sức khỏe của con người. Nó giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại với các tác nhân gây bệnh.

Kết luận rằng, việc uống nước dừa tươi thường xuyên rất có lợi cho việc hỗ trợ trị các bệnh lý về dạ dày. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn hãy uống một ly nước dừa tươi sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Nên hình thành thói quen uống nước dừa kèm theo ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp kết quả trị các bệnh lý về dạ dày đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Đau dạ dày có nên uống nước cam không?

Nước cam là loại thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là chị em phụ nữ vì vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp đẹp dáng đẹp da. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc uống nước cam thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung các dưỡng chất quan trọng như vitamin C, các chất axit hữu cơ cần thiết…

Đối với những người mắc bệnh đau dạ dày thì việc uống nước cam hoặc ăn cam là điều cần hết sức cân nhắc. Bởi vì chế độ ăn uống của những bệnh nhân đau dạ dày rất nghiêm ngặt, cần tránh xa những loại đồ ăn thức uống có khả năng làm tăng tính axit trong dạ dày…

Trong khi đó, cam là loại trái cây có hàm lượng axit rất lớn, nếu thường xuyên sử dụng cam sẽ vô tình làm tăng chỉ số axit dạ dày, từ đó gây kích thích lớn đến niêm mạc dạ dày, khiến triệu chứng đau dạ dày càng nặng hơn.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì ngoài những người bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hay viêm tiếm tụy không nên uống nước cam thì một số trường hợp dưới đây cũng không nên bổ sung loại thức uống này gồm:

  • Những người sau mổ ruột thừa hay các bệnh lý về đường tiêu hóa thì uống nước cam sẽ khiến vết mổ bị xuất huyết. Nguyên nhân là do trong hàm lượng muối natri citrat có chứa trong nước cam gây cản trở quá trình tạo chất prothrombinase và thrombin, đây đều là những chất quan trọng trong quá trình đông máu.
  • Không nên uống nước cam chung với thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Bởi vì hàm lượng axit trong nước cam sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, từ đó khó khăn trong việc trị bệnh.
  • Trong nước cam có lượng đường khá cao, vì vậy tuyệt đối không nên uống nước cam ngay sau khi ăn cơm vì rất dễ gây đầy hơi, tức bụng.
  • Buổi tối không nên uống nước cam vì rất dễ gây đi tiểu nhiều, từ đó dẫn đến mất ngủ.
  • Lưu ý không nên ăn cam cùng lúc với củ cải vì rất dễ làm tăng axit dạ dày và gây đau nhức, khó chịu.
Đau dạ dày có nên uống nước cam hay không?
Tốt nhất khi bị đau dạ dày thì nên hạn chế uống nước cam

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C là không thể thiếu. Vì vậy, người mắc bệnh đau dạ dày vẫn có thể thỉnh thoảng ăn cam ngọt để không gây thiếu dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống viên uống thực phẩm chức năng vitamin C. Đây là loại vitamin có tác dụng làm giảm nguy cơ gây viêm nhiễm, đặc biệt là sự tấn công của vi khuẩn HP – một trong những tác nhân lớn nhất gây viêm loét dạ dày.

Đau dạ dày có nên uống trà gừng không?

Trong Đông y, gừng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay nồng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…và còn rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho dạ dày.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong củ gừng có chứa các chất như Oleoresin, Tecpen có hoạt tính kháng sinh rất cao, giúp sát trùng, chống viêm và nó cũng được xem là một trong những chất kháng sinh tự nhiên bảo vệ sức khỏe rất tốt.

Không những vậy, các thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng trong gừng tươi cũng có chứa các phức hợp chất như: 6 – Zingiberol, Methadone, Ginger oil…Chúng có khả năng ức chế sự hợp thành Prostanglana và lợi mật rất tốt, từ đó giúp chống lại chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Chính vì vậy, việc người bệnh đau dạ dày uống trà gừng hoặc sử dụng gừng tươi để trị bệnh là rất tốt. Bởi như những lợi ích vừa kể trên thì gừng không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, chán ăn…mà còn làm lành những tổn thương, phục hồi chức năng của hệ tiêu hóa nhanh chóng.

Người bệnh có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau tùy sở thích:

Nấu trà gừng, nước gừng

Chuẩn bị vài củ gừng tươi, cạo sạch vỏ và cắt thành từng lát mỏng rồi đem đi hãm trong nước sôi để các tinh chất trong gừng hòa vào trong nước. Sau đó bạn lọc bỏ xác gừng lấy nước uống thay nước lọc.

Ngoài ra, cũng có thể nấu gừng cùng với các loại thảo mộc như hoa cúc, lá đinh lăng…Các loại thảo mộc này khi nấu nước uống cũng đem lại cảm giác thoải mái, ấm bụng, đánh bay các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, cải thiện vị giác hiệu quả.

Đau dạ dày có nên uống trà gừng hay không?
Gừng có lợi ích vô cùng tốt cho sức khỏe và giúp trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Dùng gừng trong chế biến thức ăn hằng ngày

Ngoài việc uống trà gừng thì người bệnh cũng có thể sử dụng gừng như một loại gia vị cho vào thức ăn. Việc kết hợp việc chế biến các món ăn cùng với gừng không chỉ giúp món ăn có hương vị hấp dẫn hơn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Cách này được đánh giá rất hiệu quả bởi khi chế biến thức ăn, các tinh chất trong gừng sẽ hòa quyện, thấm sâu vào thực phẩm. Khi thức ăn vào trong dạ dày sẽ dễ dàng tiêu hóa và thực hiện nhiệm vụ làm lành các tổn thương tại đây.

Gừng có thể được sử dụng trong rất nhiều món ăn như kho, xào, canh, hấp…tùy theo sở thích của từng người.

Đau dạ dày có nên uống trà sữa không?

Có rất nhiều người thừa nhận rằng mình bị “nghiện” trà sữa – loại đồ uống vô cùng phổ biến và có thể tìm mua ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, trà sữa lại có chứa nhiều thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những người bị đau dạ dày.

Theo phân tích của các chuyên gia thì trong hầu hết các loại trà cơ bản thường được sử dụng để chế biến trà sữa như trà xanh, trà trắng, trà đen, trà ô long. Nếu như cốc trà sữa thành phẩm có chứa 100% trà thật thì sẽ không gây vấn đề gì, bởi trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, chống ung thư rất tốt.

Tuy nhiên, nếu không phải trà thật hoặc trà đã bị tẩm thêm hương liệu để tạo mùi hấp dẫn thì vô tình những chất này sẽ gây kích thích đến dạ dày. Nặng nề hơn có thể khiến cho các tổn thương ngày càng nghiêm trọng và khó trị dứt điểm.

Trong trà sữa còn có chứa thành phần sữa nên đối với những người bị viêm loét, đau dạ dày khi uống quá nhiều trà sữa có thể làm tăng nồng độ axit dạ dày. Điều này vô tình gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho  người bệnh.

Đau dạ dày có nên uống trà sữa hay không?
Trà sữa là loại thức uống không tốt đối với những người mắc bệnh đau dạ dày

Bên cạnh những nguy cơ gây tổn hại đến dạ dày, gây dư thừa năng lượng thì trà sữa cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe của bạn nếu có bất kỳ thành phần nào trong trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bởi vậy, thay vì uống trà sữa thì người bệnh có thể thay thế bằng cách uống sữa đậu nành, sữa chua, sữa hạt, sữa Ensure…để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp những người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày biết được những loại thức uống nào nên và không nên uống. Từ đó, điều chỉnh lại thực đơn hằng ngày của mình sao cho khoa học, lành mạnh nhất, hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan: Đau dạ dày nên uống nước gì giảm đau nhanh, tốt cho bệnh?

Cùng chuyên mục

Đau dạ dày từng cơn – Cảnh giác kẻo nhập viện

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Dưới nhiều tác động của chế độ dinh dưỡng và môi trường, bộ phận này...

Đau dạ dày: Vị trí đau, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đau dạ dày (tên gọi khác là đau bao tử) là một loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác...

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Khuẩn HP được biết đến với cái tên đầy đủ lả Helicobacter Pylori - là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét, ung thư dạ dày…...

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Sữa chua là thực phẩm cung cấp các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp chữa các chứng khó tiêu, đầy bụng,.... Vậy sữa chua dùng cho người bị trào...

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Nắm bắt được mong muốn của người bệnh trong việc tìm kiếm một phương thuốc chữa dạ dày hữu hiệu, mới đây, cùng với sự góp mặt của hai vị...

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Đau dạ dày là nỗi ám ảnh với nhiều người. Những cơn đau không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, nôn nao khiến người bệnh khó chịu mà còn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn