Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không?

Vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe làn da, không chỉ giúp chăm sóc, bảo vệ làn da mà còn giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương của cơ thế. Thế nhưng vitamin E không phải lúc nào cũng tốt, nếu không biết cách bổ sung, bổ sung quá liều khi sức khỏe không ổn định sẽ gây ra phản tác dụng, khiến bạn đau bụng, choáng váng, suy nhược cơ thể… Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc không biết khi bị đau dạ dày có uống vitamin E được không, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không là thắc mắc chung của nhiều người
Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không là thắc mắc chung của nhiều người

Công dụng của vitamin E

Vitamin E có tác dụng trẻ hóa làn da, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa, được chị em phụ nữ đặc biệt yêu thích. Vitamin E là chất lỏng màu vàng nhạt, chịu được nhiệt độ khá cao, không tan trong nước, không bị phá hủy khi nấu nướng nhưng tan trong cồn và dầu, dễ bị phân hủy bởi tia tử ngoại. Hiện nay, có 2 nhóm vitamin E chính là Tocotrienol và Tocopherol. Vitamin E có 2 dạng là thiên nhiên và tổng hợp, trong đó vitamin E tự nhiên có nhiều tác dụng tốt và có hoạt tính sinh học mạnh hơn so với vitamin tổng hợp.

Một số vai trò quan trọng của vitamin E với cơ thể có thể kể đến như:

  • Vitamin E có tác dụng tăng cường hấp thu vitamin K, vitamin A, bên cạnh đó cũng giúp bảo vệ tác dụng phụ của việc dư thừa vitamin A. 
  • Bổ sung vitamin E giúp bảo vệ cơ thể không bị thoái hóa, tăng cường khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
  • Tham gia quá trình tạo máu, hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa các biến chứng của các bệnh về tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim do có thể làm giảm cholesterol LDL trong mạch máu
  • Nâng cao sức đề kháng, làm chậm sự phát triển của bệnh sa sút trí tuệ

Vitamin E cũng có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe làn da, giúp da tươi trẻ, mịn màng đầy sức sống, ít nếp nhăn. Không chỉ vậy, với phụ nữ mang thai, vitamin E cũng giúp giảm tỷ lệ sinh non, sảy thai, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn. Ở phụ nữ mãn kinh, vitamin E giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng bốc hỏa. 

Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không?

Khi bị đau dạ dày có uống vitamin E được không là thắc mắc chung của nhiều người. Với thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, người bị đau dạ dày có thể uống được vitamin E, tuy nhiên cần dùng đúng cách, đúng liều lượng và không nên lạm dụng. Vitamin E là loại dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, với người bình thường, nhu cầu vitamin E của cơ thể là 22IU/ngày. Đặc biệt, với người đang gặp vấn đề về thần kinh, tim mạch, thị giác, lão hóa da… thì cần tăng liều dùng ở mức 100 – 400 IU/ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.

Với thắc mắc khi bị đau dạ dày có uống vitamin E được không thì câu trả lời là có. Vitamin E không chỉ không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn thúc đẩy, hỗ trợ quá trình điều trị. Một số tác động tích cực mà vitamin E mang lại cho người bị đau dạ dày có thể kể đến như:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sự vững chắc của hệ thống liên kết của các tế bào, tái tạo tế bào, giúp tăng cường phòng tuyến để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, do vitamin E có tác dụng hạn chế hoạt động của vi khuẩn HP, kháng viêm, làm giảm thiểu tình trạng viêm loét, bào mòn niêm mạc dạ dày bởi vi khuẩn HP, giúp dạ dày có thời gian phục hồi, tái tạo niêm mạc
  • Phòng ngừa ung thư, chống oxy hóa do các enzym có trong loại vitamin này có khả năng ngăn chặn quá trình chống oxy hóa, chống lại sự hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.

Bổ sung vitamin E đúng cách cho người bệnh dạ dày

Có thể thấy, vitamin E quả thật cần thiết và rất có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là lý do khiến nhiều người sử dụng loại vitamin này để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng thực tế nhiều người không biết rằng, dư thừa vitamin E cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể. 

Người bị đau dạ dày có thể uống vitamin E nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh dùng trong thời gian dài
Người bị đau dạ dày có thể uống vitamin E nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh dùng trong thời gian dài

Cụ thể như sau:

  • Nếu lạm dụng với liều cao kéo dài, tác dụng chống oxy hóa của vitamin E sẽ bị triệt tiêu, nó sẽ hoạt động như một chất gây tổn hại tế bào do có thể làm tăng cường hoạt động của các gốc tự do. 
  • Sử dụng vitamin E đường uống với liều cao còn có thể gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Không chỉ vậy, nếu tiêm vitamin E liều cao vào đường tĩnh mạch có thể gây tử vong.
  • Vitamin E dễ thành chất xúc tác nguy hiểm khi bạn dùng sai cách, khi uống quá nhiều sẽ làm giảm độ PH, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đặc biệt, khi lạm dụng sẽ gây viêm loét, ung thư dạ dày, nguy hiểm hơn còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Sử dụng vitamin E chỉ tốt khi được dùng đúng cách, đúng liều. Do đó, khi sử dụng loại vitamin này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Theo khuyến cáo, người bệnh nên kiểm soát nồng độ vitamin E nạp vào cơ thể, chỉ nên duy trì khoảng 100 – 400 IU/ngày để hỗ trợ quá trình điều trị
  • Với phụ nữ, khi bổ sung vitamin E chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 tháng rồi nghỉ một thời gian mới dùng tiếp, hơn nữa chỉ nên áp dụng với người có chế độ ăn nghèo vitamin E, bị khô da
  • Với những người đau dạ dày, cao huyết áp, suy thận, dị ứng, bệnh gan, viêm mãn tính, ung thư, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường… thì mới nên bổ sung mỗi ngày với liều không quá 400 UI, nên dùng cách nhật nghỉ một thời gian rồi mới dùng lại là tốt nhất.
  • Người khỏe mạnh không nên bổ sung vitamin E dạng viên tổng hợp, tốt hơn hết bạn nên bổ sung vitamin E từ các thực phẩm
  • Người bị đau dạ dày có thể dùng vitamin E tổng hợp hoặc vitamin E thiên nhiên, trong đó vitamin E thiên nhiên chiết suất từ các loại hạt có dầu thường có giá trị dinh dưỡng cao gấp 2 lần.
  • Khi bổ sung vitamin E, nên chọn loại có nguồn gốc tự nhiên từ hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, olive, hạt óc chó, mầm lúa mì, hạt mè.

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin E 

Để tránh các tác dụng phụ của vitamin E, người bệnh dạ dày cần nhớ rằng:

  • Thời gian thích hợp để bổ sung vitamin E là sau bữa ăn sáng và bữa ăn tối khoảng 30 phút, liều lượng tổng của 1 ngày không nên vượt quá 400 IU
  • Khi bổ sung vitamin E thì nên kết hợp vitamin E với vitamin C để thúc đẩy phát huy hiệu quả chống oxy hóa của các tế bào và cải thiện tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày
  • Vitamin E chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể chữa đau dạ dày, do đó nếu có các dấu hiệu của bệnh, tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị
  • Nếu không rơi vào các trường hợp như có thai, mắc bệnh tim mạch, ung thư, da khô… thì không cần bổ sung vitamin E vì một chế độ ăn bình thường nhiều rau xanh, có dầu thực vật thì việc đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể là không khó.
  • Sử dụng vitamin E với liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau đầu, phát ban, mắt mờ, tăng nồng độ creatine trong nước tiểu, rối loạn chức năng tuyến sinh dục…
  • Các thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như rau cải xanh, trứng, dầu hướng dương, giá đỗ, mầm thóc, đậu nành, củ cải, hạnh nhân, bơ, hạt dẻ, rau bina
  • Khi bổ sung vitamin E, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất và tuân thủ đúng thời gian, liều lượng phù hợp.

Bị đau dạ dày nên bổ sung vitamin gì?

Bên cạnh thắc mắc bị đau dày có uống vitamin E được không, hẳn nhiều người cũng băn khoăn không biết nên bổ sung thêm vitamin gì cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục. Nhìn chung, các loại vitamin đều cần thiết, tuy nhiên bạn nên tăng cường bổ sung:

Vitamin A

Có tác dụng nâng cao chức năng miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, có vai trò đặc biệt quan trọng với thị lực và sức khỏe đôi mắt. Vitamin A có khả năng duy trì, bảo vệ giác mạc, kết mạc, có mô bề mặt như da, ruột, phổi, tai trong và bàng quang. Loại vitamin này thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như gan, thịt, cá, trứng, sữa, dầu cá, các sản phẩm từ bí đỏ, sữa, cà rốt, cà chua, ớt chuông đỏ, khoai lang, cần tây, bông cải xanh, rau bina… 

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như cà rốt, ớt chuông đỏ, cà chua, bông cải xanh….
Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như cà rốt, ớt chuông đỏ, cà chua, bông cải xanh….

Trường hợp chế độ ăn không thể cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết, bạn có thể bổ sung vitamin A dạng chế phẩm với liều dùng 700 – 900 mcg/ngày. Tuy nhiên, không nên bổ sung trong thời gian dài với liều cao. Uống nhiều vitamin A sẽ gây ra các tác dụng nghiêm trọng thậm chí có thể gây tử vong.

Vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B có tác dụng tốt cho dạ dày gồm B1, B6, B9, B12. Người bệnh bị rối loạn chức năng dạ dày nên bổ sung vitamin tổng hợp kết hợp với chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị. Thời điểm tốt nhất để uống vitamin B là vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn sáng, tránh dùng buổi tối để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như thịt gia cầm, thịt bò, các loại hạt, các loại đậu, cải bó xôi, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông đỏ, măng tây, chuối, khoai lang, ngũ cốc thô, hải sản, các sản phẩm từ sữa… 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc đau dạ dày có uống vitamin E được không. Tóm lại, người bệnh có thể uống vitamin E, nhất là với các đối tượng bị khô da, có thai, mắc bệnh về tim mạch, ung thư… có chế độ ăn nghèo vitamin E. Tuy nhiên, tránh lạm dụng, không bổ sung trong thời gian dài để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương dẫn đến sưng viêm, phù nề, xung huyết, lâu dần gây...

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không?

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân bị đau dạ dày vô cùng quan trọng. Vậy bị đau dạ dày có uống được cà phê không? Bài viết dưới...

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày...

Người bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Bị viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Không chỉ khiến chức năng dạ dày suy giảm đáng kể, bệnh viêm loét dạ dày còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như: thủng dạ dày,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn