Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

7 Cách chữa trị đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Đau thần kinh tọa theo Đông y và các bài thuốc điều trị

5 Cây thuốc nam chữa đau thần kinh tọa dễ tìm quanh nhà

Bị đau thần kinh tọa có nên tập yoga không?

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Mách bạn cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt cực hay

Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Thế nào đúng cách?

Sữa tỏi và công dụng chữa đau thần kinh tọa ít ai biết

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

“Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có chữa được không?” luôn là thắc mắc hàng đầu của các bệnh nhân. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đôi nét về bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tình trạng này xuất hiện với những cơn đau nhức khó chịu lan dọc hông, mông đến mặt sau đùi và hai chân dưới.

Dấu hiệu nhận biết điển hình của chứng đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau mỏi dữ dội, ngứa ran và tê bì ở chân. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép của rễ dây thần kinh, các cơn đau sẽ tăng dần mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Đôi nét về bệnh đau thần kinh tọa
Chứng đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện với những cơn đau nhức khó chịu lan dọc hông, mông đến mặt sau đùi và hai chân dưới.

Dây thần kinh tọa bị xương, sụn, dây chằng và các mô mềm chèn ép chính là nguyên nhân chính của bệnh đau dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng liên quan đến nhiều bệnh lý xương khớp khác. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Tuổi tác (đây là vấn đề sức khỏe thường gặp của người trưởng thành và người già trong độ tuổi 30 – 60)
  • Thói quen lười vận động
  • Công việc thường xuyên lặp lại các hoạt động cụ thể
  • Tiểu đường và béo phì
  • Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý nền về cột sống (gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn chức năng khớp hông)

Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Bản tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc đánh giá công tác quản lý vấn đề chăm sóc bệnh đau dây thần kinh tọa và đau thắt lưng ở những người bệnh trên 16 tuổi được công bố vào ngày 30/4/2019 ghi nhận rằng chứng đau dây thần kinh tọa và đau dây thần kinh thắt lưng có thể gây ra nhiều khuyết tật cho bệnh nhân trên toàn thế giới hơn bất cứ bệnh lý nào khác.

Căn bệnh này được Tổ chức Y tế Thế giới “báo động đỏ” vì người bệnh thường chủ quan, xem thường những cơn đau nhức dọc dây thần kinh tọa và tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau thông thường mà không chủ động thăm khám bác sĩ.

Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đến khi bệnh tình bắt đầu nặng nề và tái phát nhiều lần, họ mới thực sự tìm đến điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuy nhiên, lúc này, chứng đau thần kinh tọa đã bước vào giai đoạn muộn. Vì vậy, công tác chữa bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn hẳn. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh đau dây thần kinh tọa:

Suy nhược cơ thể

Triệu chứng đau nhức xuất hiện thường xuyên và liên tục khiến bệnh nhân luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, sức khỏe tổng thể và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cụ thể, dây thần kinh tọa bị tổn thương có thể tác động tiêu cực đến những dây thần kinh khác xung quanh. Điều này làm sức khỏe bệnh nhân suy giảm rõ rệt. Về lâu dài, bệnh đau dây thần kinh tọa có thể dẫn đến chứng mất ngủ triền miên và suy nhược cơ thể.

Vẹo cột sống

Biến chứng vẹo cột sống thường gặp ở những người bị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Vì nhân nhầy chèn ép lên rễ dây thần kinh cùng các bộ phận xung quanh nên cột sống bị biến dạng đáng kể. Đây cũng chính là thời điểm bệnh nhân phải đối mặt với nhiều cơn đau nhức tăng dần cả về tần suất lẫn mức độ.

Rối loạn dây thần kinh thực vật

Là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đau dây thần kinh tọa, rối loạn thần kinh thực vật khiến phản xạ cơ thể của bệnh nhân trở nên bất thường. Trong nhiều trường hợp, họ dễ bị bí tiểu, táo bón, tiểu tiện không tự chủ…

Lúc đầu, sự xuất hiện của cảm giác tê bì chân tay sẽ dẫn đến tình trạng mất cảm giác tại các chi, đồng thời không thể kiểm soát chức năng bài tiết sau này. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị đau mỏi dữ dội tới mức không thể cử động hoặc di chuyển. Vì vậy, họ buộc phải nằm nghiêng một bên để xoa dịu cơn đau.

Rối loạn chức năng bài tiết

Sự tổn thương của các rễ dây thần kinh bị chèn ép có thể dễ dàng ảnh hưởng đến những dây thần kinh vùng thận và vùng bàng quang vì chúng có liên quan mật thiết với nhau. Đây chính là lý do vì sao khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép nặng nề, chức năng bài tiết của cơ thể sẽ bị rối loạn hoàn toàn.

Rối loạn chức năng bài tiết
Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể gây rối loạn bài tiết.

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân nam giới. Sự chèn ép, đau đớn ở rễ dây thần kinh gây gián đoạn tín hiệu liên kết giữa não bộ và bộ phận sinh dục, từ đó dẫn đến biến chứng rối loạn cương dương. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bạn có thể bị liệt dương vĩnh viễn.

Hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa xảy ra khi các rễ dây thần kinh bị tổn thương hoặc chèn ép. Biểu hiện điển hình của vấn đề này là cảm giác đau mỏi, ngứa tê, khó chịu khởi phát từ vùng thắt lưng, sau đó lan nhanh xuống mông, đùi và chân.

Bại liệt

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau dây thần kinh tọa là bại liệt toàn bộ vùng chi dưới. Lúc này, bệnh nhân hoàn mất đi khả năng vận động, đi lại hay thực hiện các động tác sinh hoạt thường ngày và phải phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh.

Nhìn chung, nếu chứng đau dây thần kinh tọa bước sang giai đoạn xuất hiện biến chứng, bệnh nhân khó có thể hồi phục chức năng như trước. Do đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngay từ đầu, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời và điều trị dứt điểm.

Bệnh đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Chứng đau dây thần kinh tọa thường gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh lý này thường không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách duy trì chế độ chăm sóc – nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc Tây và tập luyện vật lý trị liệu.

Thông thường, các cơn đau dây thần kinh tọa sẽ được đẩy lùi từ từ sau khoảng 6 – 8 tuần áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?
Bệnh đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Tùy từng giai đoạn cụ thể, bệnh đau dây thần kinh tọa có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính hoặc mạn tính. Một đợt đau cấp tính thường kéo dài 1 – 2 tuần, sau đó tự khỏi mà không cần điều trị. Thế nhưng, triệu chứng này cũng thường tái phát sau một khoảng thời gian ngắn, lâu dần hình thành nhiều cơn đau mạn tính kéo dài hàng năm.

Theo các chuyên gia, những cơn đau bình thường sẽ được khắc phục hoàn toàn và triệt để nếu người bệnh phát hiện kịp thời và chủ động thăm khám. Nếu đau dây thần kinh tọa bị viêm nhiễm, độc giả có thể điều trị bảo tồn. Nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi khối u hoặc đĩa đệm thoát vị, người bệnh cần phẫu thuật can thiệp.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp điều trị Tây y với một số kỹ thuật Đông y an toàn, hiệu quả như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, diện chẩn… Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi sẽ rất thấp nếu bạn để bệnh tình diễn biến phức tạp.

Quá trình chữa khỏi bệnh đau dây thần kinh tọa phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng hàng đầu là: cơ địa, mức độ bệnh lý và biện pháp điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chứng bệnh này có 3 cấp độ như sau:

Giai đoạn cấp tính: Đây là thời điểm bệnh mới hình thành. Các triệu chứng vẫn còn rất nhẹ. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp điều trị thông thường. Tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn này là khoảng 90%. Thời gian chữa bệnh cũng khá ngắn, chỉ trong vòng 3 – 5 tháng.

Giai đoạn mạn tính: Lúc này, bệnh tình đã diễn biến khó lường, phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần giảm đau bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Tuy nhiên, những giải pháp ấy chỉ mang đến kết quả tạm thời và cần được duy trì liên tục trong một khoảng thời gian dài. Tỷ lệ điều trị thành công của bệnh đau dây thần kinh tọa mạn tính là 10%.

Sau khi đã thực hiện nhiều phương pháp điều trị nhưng nếu bệnh tình vẫn không thuyên giảm, ngược lại càng khó kiểm soát hơn thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Sau khi kết thúc ca mổ, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 80%. Thế nhưng, cách làm này thường mang đến nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Với một số biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản dưới đây, đa số các cơn đau dây thần kinh tọa có thể được cải thiện trong vòng vài tuần. Nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể dành nhiều thời gian nghỉ ngơi – thư giãn và hạn chế vận động mỗi khi đau nhức.

Các biện pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Những động tác thể dục vừa sức giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng và an toàn.

Căn cứ vào mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng một trong các giải pháp sau:

  • Tập thể dục: Những động tác thể dục vừa sức hay các bộ môn thể thao nhẹ nhàng (bơi lội, đi bộ, yoga) giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng và an toàn.
  • Vật lý trị liệu: Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đề xuất kế hoạch luyện tập hợp lý nhằm hỗ trợ bệnh nhân duy trì thói quen kéo giãn dây thần kinh, từ đó điều chỉnh tư thế và giải phóng áp lực lên vị trí tổn thương.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Thường xuyên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh chính là mẹo điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa tại nhà đơn giản và dễ dàng nhất. Bạn nên nghỉ ngơi trên một tấm nệm chắc chắn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên vùng cột sống.
  • Chườm lạnh và chường nóng: Độc giả luân phiên thay đổi hai phương pháp này trong vòng vài phút để đẩy lùi những cơn đau nhức.
  • Sử dụng thuốc Tây: Acetaminophen và nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen có khả năng giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị tiêm trực tiếp steroid vào dây thần kinh. Lưu ý, trong quá trình chữa bệnh bằng thuốc Tây, bạn cần tuyệt đối tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thêm thuốc khác, thay đổi liều lượng hoặc đột ngột ngưng thuốc.

Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp bảo tồn trên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp. Theo thống kê, có khoảng 5 – 10% trường hợp được cải thiện triệu chứng sau khi tham gia ca mổ. Phương án này thường được đề xuất cho các bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa từ 3 tháng trở lên và đã thất bại trong quá trình điều trị nội khoa.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa

Độc giả có thể chủ động ngăn ngừa chứng đau dây thần kinh tọa và bảo vệ sức khỏe bằng cách:

  • Hoạt động đúng tư thế: Việc duy trì tư thế phù hợp khi đi, đứng, ngồi, ngủ, lao động và làm việc có thể góp phần giảm thiểu áp lực lên lưng dưới. Thông thường, các cơn đau nhức là dấu hiệu cảnh báo về những tư thế chưa đúng chuẩn. Vì vậy, ngay khi cảm thấy cứng khớp hoặc đau mỏi, hãy chủ động điều chỉnh tư thế ngay.
  • Hạn chế hút thuốc: Thành phần nicotin trong thuốc lá có thể gây suy yếu cột sống, thoát vị đĩa đệm, cản trở quá trình lưu thông máu tới tế bào xương – sụn – khớp, từ đó dẫn đến chứng đau dây thần kinh tọa và thoái hóa cột sống.
  • Tránh té ngã, chấn thương: Người đọc nên mặc trang phục gọn gàng, phù hợp và mang đôi giày êm chân, vừa vặn mỗi ngày nhằm hạn chế té ngã, chấn thương.
  • Tập thể dục điều độ: Bài tập phù hợp nhất với bệnh nhân đau dây thần kinh tọa là kéo giãn các khớp xương. Động tác đó có khả năng nâng cao sức mạnh cơ bắp của vùng bụng và lưng dưới. Những cơ bắp này giúp hỗ trợ hoạt động của cột sống, đồng thời ngăn chặn sự chèn ép lên dây thần kinh tọa và rễ thần kinh. Đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền là các môn thể thao thú vị, vừa sức mà bạn có thể cân nhắc.
  • Duy trì cân nặng ổn định: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và vấn đề tăng cân sẽ dễ dàng khiến cơ thể chúng ta bị đau – viêm. Bạn nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất… để giảm cân an toàn, hiệu quả.

Theo thống kê, khoảng 80 – 90% người bệnh không cần phẫu thuật và khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 6 tuần. Tuy nhiên, nếu phát triển thành thể bệnh mạn tính, chứng đau dây thần kinh tọa có thể dẫn đến nhiều rủi ro khó lường.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Theo thống kê, khoảng 80 – 90% người bệnh không cần phẫu thuật và khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 6 tuần.

Như vậy, bài viết đã giải đáp đầy đủ thắc mắc: “Bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?” Thông thường, bệnh đau dây thần kinh tọa không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân. Bạn có thể kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hãy thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi cẩn thận và điều trị đúng hướng.

Cùng chuyên mục

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh toạ là hội chứng thần kinh thường gặp ở người từ 30 - 60 tuổi và xảy ra chủ yếu ở nam giới. Bên cạnh điều...

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Khi bào thai lớn dần, mẹ bầu thường xuyên bị các cơn đau hành hạ, điển hình nhất là đau thần kinh tọa khi mang thai. Nguyên nhân gây ra...

Đau thần kinh tọa không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người già mà còn xuất hiện và đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Cảnh giác với chứng đau thần kinh tọa ở người trẻ tuổi

Đau thần kinh tọa không chỉ là bệnh thường gặp ở người già mà còn xuất hiện và đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Có nhiều nguyên...

Châm cứu chữa đau thần kinh tọa: Nên hay không nên?

Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là phương pháp điều trị Đông y mà không cần phải sử dụng thuốc tân dược với tác dụng cải thiện các cơn...

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu bạn nên thử

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là cách giúp giảm nhanh cơn đau nhức lan rộng...

Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Thế nào đúng cách?

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bị đau thần kinh tọa có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn