20+ Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết sớm và chuẩn nhất
Nội Dung Bài Viết
Khi xảy ra hiện tượng thụ tinh, cơ thể sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý do sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone và hormone HCG (hormone thai kỳ). Chính vì vậy nếu tinh ý, chị em có thể phát hiện các dấu hiệu mang thai sớm và chuẩn xác.
20 + Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết và chuẩn xác nhất
Mang thai xảy ra khi trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành phôi, sau đó phôi thai được vận chuyển xuống buồng tử cung để làm tổ.
Khi xảy ra hiện tượng thụ thai, cơ thể bắt đầu có những sự thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý do tăng sinh nội tiết tố đột ngột. Vì vậy nếu chú ý, chị em có thể nhận biết mang thai qua một số dấu hiệu sớm và chuẩn xác như:
1. Ra đốm máu (máu báo thai)
Máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm và thường xuất hiện trong vòng 7 ngày tính từ thời điểm thụ thai thành công. Tình trạng này xảy ra khi phôi bám vào nội mạc tử cung để làm tổ dẫn đến bong một ít niêm mạc và gây chảy máu nhẹ.
Máu báo thai có thể tích ít, máu có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhưng thường nhạt hơn so với máu kinh. Ngoài ra, một số mẹ bầu còn xuất hiện tình trạng đau bụng dưới âm ỉ. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng khi hành kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu và đau bụng xảy ra sớm hơn kỳ kinh, chị em nên cân nhắc về khả năng mang thai.
2. Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
Hormone progesterone thường được sản xuất ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt với chức năng chính là chuẩn bị niêm mạc tử cung cho sự làm tổ của phôi thai và giữ bào thai trong suốt thai kỳ. Nếu không xảy ra hiện tượng thụ tinh, hormone progesterone có xu hướng giảm dần trong vòng 4 ngày và tăng lại vào nửa sau của chu kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp phôi thai hình thành, hormone progesterone tăng cao đột ngột đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Sự tăng lên đột ngột của progesterone có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và uể oải. Ngoài ra, một số mẹ bầu có thể trạng yếu còn gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt nhẹ, căng thẳng, lo lắng, chán nản,…
Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi và thiếu sức sống khi mới mang thai cũng có thể là hệ quả do cơ thể chưa thích nghi với việc phải nuôi dưỡng bào thai. Vì vậy, nếu cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên do, chị em nên tính toán thời điểm quan hệ và ngày hành kinh để đánh giá khả năng thụ thai thành công.
3. Không có chu kì kinh nguyệt (mất kinh)
Khi xảy ra hiện tượng thụ thai, nữ giới sẽ hoàn toàn không có kinh nguyệt cho đến khi sinh nở. Nguyên nhân là do khi xuất hiện phôi thai, buồng trứng sẽ không sản xuất estrogen, từ đó ngăn chặn quá trình phóng noãn, bong niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu kinh như thông thường.
Mất kinh được xem là biểu hiện đặc trưng nhất khi mang thai. Trong trường trễ kinh từ 10 – 15 ngày, chị em nên xem xét các triệu chứng đi kèm, xác định ngày rụng trứng và thời điểm quan hệ để đánh giá mất kinh do mang thai hay do các nguyên nhân khác. Bởi trên thực tế, có rất nhiều chị em có vòng kinh thưa (trên 35 ngày).
4. Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn, nôn mửa là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể dấu hiệu mang thai sớm (chứng ốm nghén). Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa khi mang thai là do hormone progesterone tăng mạnh, dẫn đến giãn các cơ ở thực quản, dạ dày và tạo ra cảm giác buồn nôn, khó chịu sau khi ăn.
Để phân biệt với triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, chị em nên chú ý đến thời điểm bị buồn nôn và nôn mửa. Nếu là biểu hiện mang thai, các triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng. Trong khi buồn nôn, nôn do các bệnh lý ở dạ dày chủ yếu bùng phát khi đói hoặc khi ăn no.
5. Thân nhiệt tăng cao
Thân nhiệt ở bà bầu thường cao hơn người bình thường do tim mạch phải hoạt động nhiều hơn 20% so với thông thường (xảy ra ở tuần thứ 6 – 8 thai kỳ). Ngoài ra, tình trạng tăng thân nhiệt còn có thể do quá trình trao đổi chất tăng mạnh nhằm tạo ra nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì vậy nếu thân nhiệt tăng cao nhưng không có biểu hiện cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, chị em nên xem xét về chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm quan hệ lần cuối để đánh giá khả năng mang thai.
6. Tăng cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi thói quen ăn uống
Sự mất cân bằng của hormone estrogen và progesterone trong thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Khi mang thai, bà bầu có thể yêu thích và ăn cố định một vài món (kể cả những món ăn trước đây không ưa chuộng).
Thống kê cho thấy, phụ nữ mang thai chủ yếu yêu thích các thực phẩm có vị ngọt hoặc chua. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chán ăn và bỏ bữa do ảnh hưởng của chứng ốm nghén.
7. Thường xuyên chóng mặt – Dấu hiệu mang thai sớm
Chóng mặt, choáng đầu là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng này là do tim phải hoạt động liên tục để tăng tuần hoàn máu đến phôi thai, dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não và gây chóng mặt, váng đầu.
Ngoài ra, phụ nữ mới có thai còn dễ gặp phải tình trạng giảm khả năng tập trung, khó ngủ, ngủ chập chờn và mất ngủ do lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm đáng kể.
8. Thay đổi tâm trạng thất thường
Thay đổi tâm trạng thất thường là một trong những dấu hiệu mang thai điển hình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mất cân bằng nội tiết tố cộng với những ảnh hưởng của quá trình mang thai như mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, uể oải và dễ căng thẳng. Những yếu tố này khiến cho mẹ bầu thay đổi tâm trạng thất thường, lúc hào hứng, vui vẻ, lúc chán nản và lo lắng quá mức.
Tâm trạng thất thường xảy ra chủ yếu ở những người lần đầu tiên làm mẹ. Ở những lần mang thai tiếp theo, phụ nữ ít gặp phải tình trạng này do đã có kinh nghiệm sinh nở, từ đó tâm trạng cũng dễ chịu và thoải mái hơn.
9. Nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, nước hoa
Hầu hết mẹ bầu đều trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, nước hoa và một số mùi xung quanh. Hiện tại, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến thai phụ nhạy cảm hơn với mùi vị nhưng tình trạng này có mối liên hệ mật thiết đối với rối loạn nội tiết tố.
Nhạy mùi quá mức chính là nguyên nhân trực tiếp khiến mẹ bầu dễ buồn nôn và nôn mửa khi “ngửi” thấy mùi đồ ăn – ngay cả những món ăn yêu thích trước đây. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng tự thuyên giảm sau khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý.
10. Cân nặng tăng/ giảm
Trong thời gian đầu mới mang thai, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng tăng, giảm bất thường. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai có thể ăn uống quá mức hoặc chán ăn, bỏ bữa do ảnh hưởng của hormone progesterone.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị sụt cân nhanh do mất ngủ, căng thẳng và mệt mỏi quá mức. Tuy nhiên từ tháng 3 trở đi, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng dần theo từng tháng vì nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi đều tăng lên đáng kể.
11. Đau mỏi thắt lưng – Dấu hiệu mang thai sớm dễ bị bỏ qua
Khi mang thai, cột sống của mẹ bầu sẽ ưỡn thành hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng khi đi lại và hoạt động. Ngoài ra, sự thay đổi của hormone trong suốt thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương chậu và đốt sống thắt lưng dẫn đến đau mỏi vùng lưng dưới.
Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể sẽ sản sinh hormone relaxin có khả năng giãn dây chằng, nới lỏng khung xương chậu nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Tuy nhiên, hormone này có thể vô tình khiến cho bà bầu bị nhức mỏi cơ thể – đặc biệt là vùng khớp háng.
12. Vòng 1 thay đổi
Vòng 1 thay đổi khi mang thai là hệ quả do sự tăng sinh quá mức của nội tiết tố. Do đó, nữ giới có thể dựa vào một số thay đổi của vòng 1 để nhận biết mang thai sớm. Thống kê cho thấy, progesterone và estrogen tăng mạnh khiến “núi đôi” trở nên mềm, nhạy cảm và dễ bị đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu và hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Ngoài ra, vòng 1 của phụ nữ mang thai còn có xu hướng tăng kích thước do tuyến sữa phát triển để chuẩn bị cho quá trình nuôi dưỡng em bé sau sinh. Đồng thời núm vú có thể bị sậm màu hơn so với bình thường và xuất hiện các cục u nhỏ quanh ngực do ống sữa bị tắc.
13. Dễ bị khó tiêu, táo bón
Khó tiêu, táo bón là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này do ảnh hưởng của hormone progesterone – hormone có chức năng giữ bào thai trong tử cung. Loại hormone này có thể làm giảm trương lực của dạ dày và thực quản khiến cho thức ăn chậm tiêu hóa, gây khó tiêu, chướng bụng và đầy trướng sau khi ăn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bị táo bón trong suốt thời gian mang thai. Ở đầu thai kỳ, áp lực từ thai nhi lên vùng trực tràng – hậu môn không đáng kể. Tuy nhiên ở thời điểm này, tử cung có xu hướng giãn nở để có đủ không gian cho bào thai phát triển. Vì vậy, một số thai phụ cũng có thể bị táo bón trong thời gian mới mang thai.
14. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường
Nhiều người lầm tưởng ra nhiều khí hư là dấu hiệu của nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên trên thực tế, tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là dấu hiệu mang thai sớm nhưng dễ bị bỏ qua.
Theo các chuyên gia, tình trạng tiết dịch âm đạo nhiều khi mang thai bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Gia tăng hormone progesterone quá mức ở đầu thai kỳ có thể khiến âm đạo tiết nhiều dịch hơn bình thường. Dịch tiết thường có màu trắng đục hoặc trong suốt, khá lỏng và không có mùi.
- Khi mang thai, tử cung, cổ tử cung và các bộ phận của cơ quan sinh dục có sự thay đổi nhất định nhằm giúp thai nhi có điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện. Trong quá trình này, dịch tiết âm đạo có xu hướng giãn nở để giảm mức độ kích thích.
15. Bị chuột rút thường xuyên – Biểu hiện mang thai chuẩn xác
Mẹ bầu ở tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ dễ bị chuột rút – đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở thời gian đầu thai kỳ đối với mẹ bầu bị thừa cân – béo phì hoặc đã mắc các bệnh xương khớp từ trước. Theo các chuyên gia, chuột rút trong thời gian đầu mang thai còn có thể xảy ra do mất nước, thiếu khoáng, canxi dẫn đến rối loạn điện giải.
Trong khi đó, chuột rút ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu do áp lực từ trọng lượng của cơ thể chèn ép lên dây thần kinh, cơ bắp của chi dưới.
16. Dễ buồn ngủ, thời gian ngủ tăng lên
Phụ nữ mang thai dễ buồn ngủ và thời gian ngủ tăng lên đáng kể so với bình thường do hormone progesterone gia tăng quá mức. Hormone này tác động trực tiếp đến thụ thể benzodiazepine ở não bộ và kích thích sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh để giảm căng thẳng và an thần.
Vì vậy ở thời gian đầu thai kỳ, mẹ bầu thường hay buồn ngủ nhiều vào ban ngày và có thể ngủ từ 9 – 10 tiếng đồng hồ mặc dù không lao động hay suy nghĩ nhiều.
17. Tái phát trào ngược dạ dày
Sự tăng lên đột ngột của hormone progesterone trong thời gian đầu mang thai có thể làm giảm trương lực của cơ vòng thực quản dưới và gây tái phát các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, trớ thức ăn, nóng rát thượng vị,… Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng trào ngược bùng phát không do chế độ ăn, căng thẳng và thói quen sinh hoạt, chị em nên xem xét các biểu hiện đi kèm để đánh giá khả năng thụ thai thành công.
Ngoài ra, trào ngược dạ dày cũng có thể bùng phát vào những tháng cuối thai kỳ do áp lực từ thành tử cung lên ống tiêu hóa.
18. Đi tiểu thường xuyên – Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết
Đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết. Nhiều người lầm tưởng, tình trạng tiểu nhiều và són tiểu chỉ xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở 3 tháng đầu do các nguyên nhân sau:
- Hormone hCG được sản sinh mạnh trong thời mang thai nhằm tăng lưu lượng máu tuần hoàn về tử cung, thận và các cơ quan ở vùng chậu. Vì vậy, mẹ bầu sẽ có xu hướng buồn tiểu và tiểu nhiều lần hơn so với bình thường.
- Lượng máu trong thời gian mang thai tăng 50% so với bình thường. Do đó, thận phải liên tục hoạt động để đào thải độc tố, duy trì huyết áp và điện giải. Từ đó làm tăng thể tích nước tiểu, dẫn đến đi tiểu nhiều và tiểu nhắt trong suốt thai kỳ.
- Để có đủ không gian cho bào thai phát triển, tử cung có xu hướng giãn nở nhẹ ở đầu thai kỳ. Hiện tượng này làm tăng áp lực lên bàng quang và gây đi tiểu nhiều lần trong ngày.
19. Thay đổi về làn da
Ngoài những dấu hiệu trên, chị em cũng có thể quan sát những thay đổi của da để đánh giá khả năng thụ thai thành công. Thông thường khi xảy ra hiện tượng thụ tinh, hormone trong cơ thể sẽ nhanh chóng thay đổi và dẫn đến hàng loạt các triệu chứng “báo hiệu”. Tuy nhiên, đa phần nữ giới đều không chú ý đến biểu hiện của làn da.
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến làn da dễ nổi mụn – đặc biệt là đầu thai kỳ, da hiện rõ mạch máu, gân xanh và có xu hướng thâm sạm hơn bình thường. Ở giữa và cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số thay đổi khác về da như da nổi tàn nhang, nám, vết rạn,…
20. Chảy máu cam
Chảy máu cam là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai vì trong thời gian này, các mao mạch ở niêm mạc mũi có xu hướng mở rộng và tăng lưu lượng máu tuần hoàn. Vì vậy nếu có kích thích (thời tiết quá khô, niêm mạc mũi nhạy cảm và bị dị ứng), mạch máu có thể bị vỡ và gây chảy máu cam.
21. Dễ bị rôm sảy, nổi mề đay
Nổi mề đay, rôm sảy là hai vấn đề da liễu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong đó, mề đay bị kích thích và bùng phát do căng thẳng, rối loạn nội tiết tố và mất ngủ. Rôm sảy ở phụ nữ mang thai xảy ra do tăng thân nhiệt và tăng tuyến mồ hôi ở vùng da dưới cánh tay, ngực, lưng và bẹn.
22. Que thử thai 2 vạch – Dấu hiệu mang thai chuẩn xác
Que thử thai là dụng cụ giúp xác định nữ giới có mang thai hay không dựa trên sự có mặt của hormone HCG (hormone thai kỳ) trong nước tiểu. Vì vậy khi có các dấu hiệu mang thai sớm, chị em có thể tìm mua que thử thai và sử dụng để kiểm tra.
Sử dụng que thử thai đúng cách có thể cho kết quả chính xác đến hơn 90%. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng dương tính hoặc âm tính giả do sử dụng sai cách, không dùng đúng thời điểm, đang sử dụng thuốc và mắc một số bệnh nội tiết. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ Sản khoa để được siêu âm và chẩn đoán thai.
Trên đây 20+ dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết chị em có thể căn cứ để đánh giá khả năng thụ thai thành công. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ có tính chất tương đối. Do đó để được chẩn đoán chính xác, nên chủ động tìm gặp bác sĩ Sản khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!