Đau họng có đờm – Nguyên nhân và cách giảm nhanh triệu chứng
Nội Dung Bài Viết
Tình trạng đau họng có đờm là do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh nên sớm xác định chính xác nguyên nhân hình thành bệnh để có biện pháp kiểm soát, điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây đau họng có đờm
Đau họng có đờm là tình trạng rất thường hay gặp phải hiện nay. Người bệnh sẽ có cảm giác bị khàn giọng, thay đổi giọng nói, nóng rát cổ họng, nuốt nước miếng bị nghẹn họng,… Vùng cổ họng nhanh chóng bị kích thích gây ra tình trạng đau đớn, nhiễm trùng. Cơn đau họng có thể biến mất sau vài tuần những cũng có thể chuyển biến phức tạp nếu không tiến hành chữa trị bệnh đúng lúc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau họng có đờm, người bệnh cần phải biết để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này.
1. Nhiễm vi khuẩn và virus
Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh bên ngoài môi trường tấn công vòm họng gây ra bệnh đau họng có đờm. Thời gian đầu, người bệnh thường xuyên đau rát cổ họng. Về sau, bệnh nhân còn bị sưng tấy, ửng đỏ, xuất hiện nhiều đàm ở cổ, nghẹn họng, khó thở,… Nếu không được kiểm soát, tình trạng đau họng có đờm có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
2. Ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trang đau họng có đờm. Nếu người bệnh thường xuyên hít thở khói bụi và sống ở môi trường ô nhiễm thì sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có triệu chứng ho, đau họng, tức lồng ngực, hen suyễn,…
3. Hút thuốc lá
Thuốc lá rất dễ gây ra tình trạng nghẹt đường thở, kích thích niêm mạc họng gây ra tình trạng đau họng có đờm. Bên cạnh đó, người bệnh hút thuốc lá thường xuyên còn dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, ung thư vòm họng, đau họng kéo dài,… Nếu bệnh nhân hút thuốc thường xuyên sẽ khiến cho bệnh đau họng trở thành mãn tính, xuất hiện nhiều đờm đặc ở cổ họng.
4. Dị ứng
Những người dị ứng với thực phẩm, hóa chất, phấn hoa,… sẽ dễ bị đau họng có đờm. Đặc biệt là người bị dị ứng thời tiết sẽ dễ mắc bệnh hơn. Bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng như nuốt nước bọt là đau họng, sổ mũi, ngứa mắt, ho, hắt hơi, chảy nước mắt thường xuyên. Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi ngược xuống vùng cổ họng và gây ra hiện tượng đau họng.
5. Viêm amidan
Những người mắc bệnh viêm amidan cũng rất dễ bị đau họng có đờm. Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ tấn công vào vòm họng và khiến cho người bệnh bị sốt, sưng amidan, xuất hiện đờm đặc, khàn giọng, khó nuốt, đau rát cổ họng,… Bệnh nhân phải tiến hành điều trị bệnh amidan dứt điểm mới có thể cải thiện các triệu chứng bệnh.
6. Bạch cầu đơn nhân
Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm có thể kéo dài đến 2 tháng. Các biểu hiện của bệnh giống như cảm cúm. Người bệnh thường xuyên bị đau họng có đờm, khó thở, ngứa rát cổ họng,… Những người có hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị đau rát cổ họng. Cơ thể suy yếu tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
7. Áp-xe peritonsillar
Những bệnh nhân bị viêm amidan sẽ rất dễ khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở vùng cổ họng, gây ra tình trạng áp-xe peritonsillar. Căn bệnh này có thể khiến bệnh nhân bị đau họng có đờm. Các dịch mủ ở khối amidan bị nhiễm trùng sẽ nhanh chóng lan rộng sang các mô xung quanh. Tình trạng nhiễm trùng sẽ khỏi nếu amidan được cắt và điều trị kịp thời.
8. Trào ngược dạ dày
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, dịch axit trong ở dạ dày sẽ nhanh chóng chảy ngược lên vùng thực quản và họng. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng đau họng có đờm. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát và ợ hơi, ợ chua. Kèm theo đó, niêm mạc cổ họng nhanh chóng bị tổn thương khi tiếp xúc với axit ở dạ dày.
9. Ung thư vòm họng
Đau họng có đờm là một trong những triệu chứng cho thấy rất có khả năng người bệnh bị ung thư vòm họng. Với căn bệnh này, người bệnh còn gặp phải rất nhiều triệu chứng khác như ho khan, khàn giọng, thanh quản thay đổi, ho thường xuyên, khó thở, sụt cân, khối u xuất hiện ở cổ,… Bên cạnh đó, bệnh ung thư vòm họng còn có thể gây nhiều biến chứng khác nên bệnh nhân không được chủ quan.
Cách giảm nhanh triệu chứng đau họng có đờm
Với tình trạng đau họng có đờm, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, chữa trị. Nếu nhận thấy bản thân có một trong những biểu hiện như sốt cao, cứng cổ, đau họng, nuốt vướng, khó thở,… nên đến bệnh viện thăm khám. Dưới đây là một số phương pháp chữa đau họng có đờm, người bệnh nên biết để dễ dàng kiểm soát bệnh cho bản thân mình.
1. Thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị đau họng có đờm là phương pháp được nhiều người áp dụng. Sau khi tiến hành thăm khám, tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống phù hợp nhất. Thông thường, các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân như sau:
- Thuốc eucalyptine, pholcodine, neo-codion, calyptin, chericof, codein,…
- Thuốc chữa ho có đờm: terpicod, mucomyst, terpin hydrat, mucusan, rinathiol promethafine,…
Đây là những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm có khả năng tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng, ngứa cổ. Tuy nhiên, chúng có tác dụng phụ hoặc gây nhờn thuốc nếu người bệnh lạm dụng uống quá nhiều hoặc uống không đúng liều. Tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Bài thuốc dân gian
Áp dụng các bài thuốc dân gian cũng là cách giúp chữa đau họng có đờm cho người bệnh. Các phương pháp này đạt hiệu quả tùy thuộc vào sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, những cách chữa trị này chỉ nên thực hiện cho những bệnh nhân bị đau họng có đờm ở mức độ nhẹ. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo.
# Gừng tươi
Cách thực hiện như sau:
- Đem củ gừng tươi gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng
- Sau đó, cho gừng vào ấm nước và đun trong khoảng 15 – 20 phút
- Sử dụng nước gừng uống cùng với mật ong và chanh để hỗ trợ điều trị đau họng có đờm.
- Với phương pháp này, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm nhanh cơn đau rát cổ họng.
# Cam thảo
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đem cam thảo rửa sạch và để ráo nước
- Sau đó, bạn cho vào ấm nấu lấy nước uống hàng ngày.
- Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ nên uống một lượng nhất định, không được uống quá nhiều. Cam thảo giúp làm dịu giọng, cải thiện tình trạng đau họng có đờm
# Mật ong
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh sử dụng 1 muỗng mật ong hòa trộn với nước ấm.
- Đánh đều hỗn hợp này lên và uống vào buổi sáng
- Mỗi ngày, người bệnh uống 1 ly mật ong với nước ấm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh
Lưu ý khi bị đau họng có đờm
Đau họng có đờm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khi mắc phải căn bệnh này, ngoài việc thăm khám, chữa trị bệnh và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây.
- Giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh, điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp
- Vệ sinh vùng họng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh
- Không nên tiếp xúc với những người bị cảm hoặc mắc bệnh viêm mũi cấp tính
- Không được ăn những loại thức ăn lạnh, uống nước đá gây ảnh hưởng vòm họng
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh tình trạng ẩm mốc
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng
- Uống đủ nước mỗi ngày, uống nước ấm thường xuyên để cải thiện triệu chứng của bệnh
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…
- Không được ăn những thực phẩm cay, nóng, chứa quá nhiều dầu mỡ,…
- Luôn lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, không tốt cho quá trình điều trị
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng đau họng có đờm. Với căn bệnh này, người bệnh nên thăm khám, kiểm soát bệnh sớm, tránh các biến chứng phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!