Bị đau họng nên ngậm gì giảm nhanh triệu chứng?
Nội Dung Bài Viết
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Đau họng nên ngậm gì? để có thể kiểm soát được tình trạng đau rát, ngứa ngáy khó chịu,… ở cổ họng của người bệnh. Một số gợi ý trong bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng đau họng dễ dàng, hiệu quả.
Đau họng nên ngậm gì nhanh khỏi?
Bệnh đau họng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Hầu hết những người bị đau họng còn kèm theo một số triệu chứng khác như ho, ngứa rát cổ họng, chán ăn, cơ thể suy nhược,… Với những trường hợp bị đau họng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian để dễ dàng cải thiện bệnh trước khi tiến hành thăm khám, chữa trị.
1. Rễ cam thảo
Theo Đông y, cam thảo có đặc tính giống như aspirin, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng. Mỗi ngày, người bệnh súc miệng bằng nước cam thảo sẽ giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm dịu vòm họng,… Đồng thời, nguyên liệu này còn giúp làm giảm chất dịch nhầy bên trong cổ họng, cải thiện tình trạng tắc nghẽn, hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng cam thảo nhiều vì sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, tụt lượng kali trong máu,… Phụ nữ có thai và cho con bú không được áp dụng phương pháp chữa trị này.
2. Chanh tươi
Chanh là nguyên liệu có chứa rất nhiều thành phần vitamin C. Đây là chất chống oxy hóa, làm dịu cơn ho và giảm đau vùng họng. Ngậm chanh thường xuyên còn là cách để làm tan dịch đờm cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, giảm viêm, sưng tấy cổ họng hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần thái vài lát chanh mỏng trộn chung với một ít muối hạt và ngậm sẽ giúp cải thiện tình trạng đau họng rất tốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng chanh để làm nước giải khát, hỗ trợ điều trị bệnh.
3. Mật ong
Đây là nguyên liệu tự nhiên, được rất nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đau họng. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc chống nhiễm trùng, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng khẩu vị cho người bệnh. Bệnh nhân có thể uống nước mật ong pha loãng hoặc kết hợp mật ong với một số loại thảo mộc khác như trà xanh, chanh, atiso,… Đây là phương pháp không áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên phụ huynh cần lưu ý.
4. Quế
Đây là nguyên liệu có mùi thơm, chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, kháng khuẩn tự nhiên. Ngậm quế sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở cổ họng. Người bệnh đau họng có thể ngậm quế trực tiếp hoặc uống nước trà quế để hỗ trợ điều trị bệnh cho bản thân mình. Tuy nhiên, trong quế có chất coumain. Nếu bệnh nhân tiêu thụ chất coumain quá nhiều sẽ khiến vùng gan bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đặc biệt, bệnh nhân bị tiểu đường, tim mạch, huyết áp không nên sử dụng.
5. Viên ngậm thảo dược
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kẹo ngậm với rất nhiều vị khác nhau như gừng, chanh, tinh dầu hoa cúc, bạc hà,… Với công thức đặc biệt, những loại kẹo ngậm này giúp làm dịu vùng cổ họng, giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể mua viên ngậm theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, bệnh nhân cần xem kỹ thành phần sản phẩm tránh bị kích ứng.
6. Nước muối
Đây là cách đơn giảm giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát cơn ho. Nước muối sinh lý có tính kháng viêm, sát trùng rất mạnh. Sử dụng nước muối thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây bệnh và làm sạch vùng khoang miệng. Bệnh nhân bị đau họng nên ngậm nước muối hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, giảm đau rát cổ họng.
7. Củ gừng tươi
Gừng là nguyên liệu có tính chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh. Sử dụng gừng ngậm thường xuyên sẽ giúp xoa dịu tình trạng ngứa rát cổ họng và làm lành các tổn thương bên trong họng. Bệnh nhân bị đau họng có thể kết hợp ngậm gừng chung với mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Sau khi gọt bỏ vỏ gừng, bạn rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng, trộn chung với mật ong. Mỗi lần, bạn ngậm khoảng 1 – 2 lát để giảm đau rát cổ họng.
8. Củ tỏi
Thành phần allicin trong củ tỏi là chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh trong cổ họng. Bệnh nhân có thể ăn củ tỏi hoặc sử dụng củ tỏi để ngậm hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh đau họng không nên lạm dụng tỏi vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ngậm củ tỏi trong khoảng 5 – 10 phút, không được ngậm quá lâu gây tổn thương vòm họng.
Người bệnh lưu ý rằng, những thực phẩm kể trên chỉ là phương pháp hỗ trợ khắc phục các biểu hiện đau họng chứ không có hiệu quả chữa triệt để bệnh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh viêm họng, lương y Tuấn khuyên bệnh nhân không nên lạm dụng, đồng thời cần kết hợp sử dụng ngay thuốc ĐẶC TRỊ bệnh để không bị nặng thêm, dẫn đến các biến chứng đáng tiếc.
Đau họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh đau họng sẽ khỏi sau khoảng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Với căn bệnh viêm họng, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị sớm.
- Đau họng kéo dài hơn 1 tuần
- Đau cổ, cứng cổ
- Đau họng và sốt về chiều
- Nôn, buồn nôn
- Khó nuốt
- Khó mở miệng
- Khó thở, đau nhiều khi thở
- Tức ngực
- Lưỡi trắng đau họng
- Viêm đau khớp
- Đau tai
- Xuất hiện máu trong đờm hoặc nước bọt
Cần chú ý gì khi bị đau họng?
Với những bệnh nhân mắc bệnh đau họng, ngoài việc thực hiện các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng một số loại thảo dược để ngậm, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Uống đủ nước mỗi ngày, không được uống nước đá và ăn thực phẩm lạnh
- Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái giúp bệnh sớm phục hồi
- Áp dụng một số cách giảm đau họng cực nhanh tại nhà để dễ dàng kiểm soát bệnh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được bị đau họng nên ngậm gì? Để có thể điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên lựa chọn bệnh viện uy tín thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà còn chuyển biến nặng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!