Đau nhức xương khớp tê bì chân tay và cách điều trị
Nội Dung Bài Viết
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tiêu biểu nhất là do yếu tố thời tiết, thói quen sinh hoạt hoặc mắc các bệnh lý. Khi mắc phải, người bệnh có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc tây, sử dụng thuốc nam hoặc áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền. Chỉ cần chọn đúng phương pháp, tình trạng sức khỏe sẽ nhanh chóng phục hồi, giúp người bệnh sớm ổn định lại cuộc sống và công việc.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là một trong những triệu chứng xảy ra tương đối phổ biến ở những người mắc các bệnh về xương khớp và dây thần kinh. Triệu chứng này có thể gặp ở bất kì ai, không phân biệt giới tính và độ tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là người cao tuổi. Thời gian đầu khi gặp phải, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức vùng xương khớp, các đầu ngón chân – tay tê nhẹ và có cảm giác như kiến, kim châm, chuột rút hoặc không có cảm giác. Nhưng càng về sau, tình trạng càng nặng, các ngón tay và chân tê buốt nhiều hơn, các khớp xương, đặc biệt là vùng thắt lưng ngày càng đau và nhức mỏi.
Theo các chuyên gia thì đau nhức xương khớp tê bì chân tay do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Thoái hóa xương khớp: Người mắc các bệnh như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,… hoặc bất kì bệnh liên quan đến vùng xương khớp đều có khả năng đau xương khớp và tê bì chân tay. Những bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi sau 35. Bởi vì lúc này đĩa đệm của cột sống sẽ mất dần tính thẩm thấu, những sụn khớp bị lão hóa dần, còn các dây thần kinh thì bị chèn áp, gây ra tình trạng tê tay chân hoặc đau nhức xương khớp.
Tiểu đường: Là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Theo các nghiên cứu, bệnh tiểu đường làm cho cholesterol trong cơ thể người bệnh tăng cao, dẫn đến triệu chứng xơ vữa, gây ra tình trạng tắc nghẽn lưu lượng máu lưu thông đến chân và tay. Tình trạng này khi để lâu ngày sẽ khiến cho các dây thần kinh ngoại biên gặp tổn thương nghiêm trọng và sinh ra tình trạng tê bì, đau nhức ở các khớp chân hoặc tay.
Đa xơ cứng: Đây là một bệnh hệ thống tự miễn. Bệnh xảy ra khi cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn và tấn công nhầm vào hệ thần kinh trung ương, làm cho màng bọc Myelin bị tổn thương, khiến cho người bệnh bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp tình trạng co thắt cơ bắp, người khó chịu, mệt mỏi,…
Thiếu Vitamin D: Khi thiếu Vitamin D, cơ thể con người sẽ gặp phải tình trạng hạ Canxi hoặc Canxi trong máu ở mức thấp. Mà các cơ quan được xem là quan trọng của cơ thể như thận, cơ bắp chỉ hoạt động tốt khi đủ Canxi. Đặc biệt là xương khớp cần phải có đủ Canxi để duy trì sự chắc khỏe. Vì vậy việc không đủ Vitamin D sẽ khiến cơ thể không hấp thụ tốt Canxi, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay.
Tuổi tác: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay. Theo các nghiên cứu y học, người có độ tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp sụn càng giảm dần. Bởi vì những tế bào sụn không thể tự mình sinh sản hoặc tái tạo, các khớp sụn theo thời gian sẽ bị bong tróc, mỏng và mòn dần đi. Lúc này, trọng lượng của cơ thể sẽ dồn nhiều lên phần xương đã bị lão hóa, gây ra tình trạng đau khớp, tê chân tay, đi lại khó khăn.
Thay đổi thời tiết đột ngột: Việc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết lạnh kéo dài có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi. Kèm theo đó là những biến đổi trong cơ thể về sự kết tủa của muối, độ nhớt trong dịch khớp, nồng độ hóa chất trung gian tồn tại trong cơ thể, độ nhớt của máu,… Những thay đổi này làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc.
Hoạt động không đúng tư thế: Cơ thể con người, cụ thể là hệ xương khớp sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng khi hoạt động sai tư thế. Ví dụ như quỳ quá lâu, ngồi một chỗ trong thời gian dài,…. Những tư thế này sẽ làm lưu lượng máu lưu thông đến chân và tay giảm dần, gây ra hiện tượng đau nhức ở các khớp và xương hoặc tê chân và tay.
Béo phì, thừa cân: Những người bị béo phì, thừa cân thường sẽ gặp tình trạng sụn khớp thoái hóa, nhất là cùng xương dưới sụn nhanh hơn những người bình thường. Điều này là do trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên những khớp xương, đặc biệt là khớp chân, khiến cho phần sụn khớp bị bào mòn và tổn thương. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay hoặc nhức mỏi toàn thân.
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay khiến cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt và hiệu suất công việc. Tuy nhiên, nó lại không gây nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Thông thường, sau vài ngày hoặc vài tuần người bệnh nghỉ ngơi, chăm sóc và chữa trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì tình trạng đau nhức ở xương khớp và tê bì vùng tay chân sẽ thuyên giảm nhanh chóng, trả lại cho người bệnh cơ thể khỏe mạnh như ban đầu.
Trong trường hợp người bệnh chủ quan, không có biện pháp khắc phục tại nhà hoặc không đến bệnh viện/cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có thể khiến tình trạng đau nhức xương khớp và tê chân tay nặng hơn. Một số trường hợp còn có thể gặp biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện lạ, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp bệnh nhanh khỏi.
Cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Sử dụng thuốc tây, cây thuốc nam hoặc áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền là những cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ và tần suất đau nhức xương khớp và tê bì tay chân mà người bệnh sẽ chọn cách điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc tây
Đây là cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay an toàn và được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Theo đó, người bệnh sẽ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàn và nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc tây để điều trị.
Một số nhóm thuốc tây thường được bác sĩ kê đơn là:
- Nhóm thuốc giãn cơ: Tiêu biểu là thuốc Mydocalm, Myonal,… Thuốc thường được các bác sĩ kê trong trường hợp người bệnh bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay có kèm theo co cứng cơ bắp.
- Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm: Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giúp người bệnh kiểm soát được nhanh chóng tình trạng tê bì chân tay và giảm các cơn đau nhức ở xương khớp nhất thời. Ví dụ như thuốc Arcoxia, Paracetamol, Ibuprofen, Bonlutin,…
- Nhóm thuốc bổ sung dưỡng chất và vitamin: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân có thể được bác sĩ kê thêm các loại thuốc bổ sung dưỡng chất và vitamin vào chung với các loại thuốc điều trị. Ví dụ như Vitamin B,…
Lưu ý: Điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay bằng thuốc tây chỉ nên áp dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bởi liều lượng, cách dùng của mỗi loại thuốc sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, tình trạng bệnh, cơ địa,…. Việc tự ý sử dụng có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là có thể tử vong nếu bị sốc thuốc.
Sử dụng cây thuốc nam
Điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay bằng cách sử dụng cây thuốc nam được khá nhiều người áp dụng vì đơn giản, dễ thực hiện và cho hiệu quả khá cao. Hơn nữa, cách này còn giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách này trong trường hợp bệnh mới khởi phát và các triệu chứng còn nhẹ. Trường hợp bệnh kéo dài lâu không dứt, người bệnh nên đổi sang phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
- Cây ngải cứu trắng
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu trắng lớn, nước sôi và 2 muỗng muối hột
Cách thực hiện: Ngải cứu đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó vớt ra, cho vào một cái chậu nhỏ cùng muối hột. Tiếp đến, dội nước sôi vào đến khi ngập ngải cứu trắng. Chờ khoảng 3 phút cho ngải cứu trắng mềm ra rồi vớt vào khu vực tay chân bị tê bì hoặc vùng xương khớp bị đau nhức. Mỗi ngày áp dụng từ 1 – 2 lần thì sau khoảng 7 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Gừng
Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi, 1 lít nước lọc và 2 muỗng muối hột
Cách thực hiện: Gừng rửa sạch để loại bỏ hết bùn đất. Sau đó cho vào cối giã nát. Tiếp đến, cho gừng vào nồi nấu cùng nước lọc và muối hột. Khi hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp, đổ nước ra chậu và chờ cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm chân tay bị tê bì. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần khoảng 15 – 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Cây thổ phục linh
Chuẩn bị: 20 gram thổ phục linh, 8 gram đương quy, 10 gram cốt toái bổ, 6 gram bạch chỉ và 8 gram thiên niên kiện.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó cho nồi nấu cùng với một lượng nước vừa đủ. Đến khi nước thuốc sắc lại thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt và chờ cho nước bớt nóng thì tiến hành uống. Mỗi ngày uống 1 thang, sau 7 – 15 ngày bệnh sẽ thuyên giảm dần. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đem nguyên liệu đi ngâm rượu để xoa bóp tay chân và xương khớp mỗi ngày.
Lưu ý: Nếu sau vài ngày áp dụng cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp tê bì chân tay không cải thiện hoặc có dấu hiệu dị ứng thì người bệnh cần ngưng ngay. Sau đó đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, những người dị ứng với các thành phần có trong bài thuốc hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú không nên áp dụng cách này.
Áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền
Ngoài hai cách trên thì người bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay còn có thể áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền vào điều trị. Nhưng người bệnh cần lưu ý, các phương pháp này phải hoạt động trên nguyên tắc là điều thông khí huyết, giúp cung cấp được chất dinh dưỡng và máu đến những chi bị tê bì.
Ví dụ như:
- Massage tại những vị trí bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay để giúp cải thiện lưu lượng máu. Người bệnh có thể kết hợp cùng các loại tinh dầu như ngải cứu, sả, bưởi, cam,… để đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời giúp cơ thể và đầu óc có được trạng thái thoải mái và dễ chịu nhất.
- Tắm nước muối Epsom. Theo các nghiên cứu thì trong loại nước muối này có chứa thành phần Magie, có tác dụng tăng lưu lượng máu và giúp máu được lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm dần tình trạng đau xương khớp và tê bì chân tay, sớm phục hồi lại sức khỏe.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng xương khớp bị đau hoặc vùng tay chân bị tê bì 15 phút/ngày. Cách này sẽ giúp người bệnh giảm tê chân, giảm sưng hiệu quả (nếu có), đặc biệt là giải phóng những giây thần kinh bị chèn ép, giúp bệnh tình sớm sớm thuyên giảm.
Bên cạnh đó, người bị đau nhức xương khớp tê bì chân tay còn nên kiên trì luyện tập Pilates, Yoga để cơ thể có thể thuận lợi trao đổi chất. Đồng thời thúc đẩy được lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể, giúp người bệnh giảm được các cơn đau nhức và tê bì. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đến các bệnh viện hoặc phòng khám Y học cổ truyền uy tín để châm cứu. Phương pháp này sẽ giúp hoạt động trao đổi chất trong cơ thể được cải thiện tốt hơn.
Cách phòng tránh đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh đau nhức xương khớp tê bì chân tay xảy ra với bản thân thì mọi người có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc khi thời tiết lạnh kéo dài bằng các biện pháp như mặc áo ấm, mang vớ và bao tay khi đi ngủ,…
- Điều chỉnh tư thế làm việc phù hợp. Tốt nhất là nên đi lại hoặc thay đổi tư thế sau khoảng 1 – 2 tiếng. Điều này sẽ giúp cho tay chân và xương khớp được linh hoạt hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây,… Hạn chế bia rượu và thuốc lá.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Điều này sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt hơn. Hạn chế được tối đa tình trạng xương khớp bị đau hoặc tay chân tê bì.
- Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học. Ví dụ như ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày), có tư thế ngủ phù hợp, dành nhiều thời gian để thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về đau nhức xương khớp tê bì chân tay, bao gồm nguyên nhân, độ nguy hiểm, cách điều trị và cách phòng tránh. Khi phát hiện bản thân gặp phải vấn đề này, người bệnh nên sớm đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp, giúp bệnh nhanh khỏi và sức khỏe sớm hồi phục. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!