Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

7 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm là bị gì?

Đau thượng vị khi đói hay sau khi ăn là tình trạng thường gặp, thế nhưng thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm lại là triệu chứng khá lạ lẫm khiến nhiều người hoang mang không biết điều gì đang xảy ra với sức khỏe của mình. Theo cá bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá, đau thượng vị vào ban đêm hay xảy ra ở người trường thành, do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến bệnh lý về dạ dày. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm là bị gì thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hoá
Thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hoá

Đau vùng thượng vị về đêm là bị gì? 

Đau vùng thượng vị về đêm là triệu chứng thường gặp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn tiêu hoá ở mức độ nhẹ, do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hợp lý hay do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi stress kéo dài hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang mắc bệnh lý. Nếu bạn thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm, có thể liên quan đến một số bệnh lý sau:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược dạ dày, trào ngược axit dạ dày (GERD) là tình trạng axit dịch vị dạ dày (bao gồm men tiêu hoá, thức ăn, acid HCL, pepsin) trào ngược từ dạ dày lên vùng họng, thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là triệu chứng hay xảy ra sau bữa ăn, không kèm theo triệu chứng. Thế nhưng nêu tình trạng này thường xuyên xảy ra, kể cả khi về đêm và làm tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nếu không được sớm thăm khám và điều trị có thể gây hẹp thực quản, viêm đường hô hấp, viêm loét chảy máu thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản… 

Triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp:

  • Thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây chèn ép thực quản khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, tức ngực, đau tức vùng thượng vị
  • Tiết nhiều nước nước bọt, miệng có vị đắng do dịch mật tiết ra nhiều
  • Hen suyễn thường xảy ra vào ban đêm
  • Khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ do acid dạ dày trào ngược vào mức độ nhiều khiến niêm mạc thực quản sưng tấy
  • Ho, khan tiếng do acid dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm dây thanh quản sưng tấy, lâu ngày chuyển thành ho
  • Viêm phổi do dịch vị dạ dày tràn vào phổi gây viêm nhiễm.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh dạ dày thường gặp, có triệu chứng điển hình là thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm. Hiện tượng viêm loét ở dạ dày xảy ra khi có bất kỳ sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa với vi khuẩn, thuốc hay “độc tố” khác là tổn thương niêm mạc tá tràng. Đây là căn bệnh thường gặp, có xu hướng trẻ hóa, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, ung thư dạ dày…

 Viêm loét dạ dày là bệnh lý có xu hướng trẻ hoá, nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm loét dạ dày là bệnh lý có xu hướng trẻ hoá, nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau tức vùng thượng vị, đôi khi lan ra cả vùng sau lưng
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nóng rát ở thượng vị sau khi ăn và về đêm
  • Ăn không ngon miệng do dạ dày tá tràng thường xuyên bị đau sau khi ăn 
  • Giảm cân đột ngột do khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng
  • Mất ngủ do hiện tượng đau thượng vị, đầy hơi, ậm ạch khó tiêu về đêm
  • Xuất huyết dạ dày gây ra triệu chứng nôn ra máu kèm theo cảm giác cồn cào, nóng ra ở thượng vị
  • Đi ngoài phân đen do tình trạng viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không thể hoạt động bình thường.

3. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính dễ di căn, có tỷ lệ tử vong cao, xảy ra khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày bị đột biến, phát triển bất thường xâm lấn các mô qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày thường trải qua 5 giai đoạn chính, ở giai đoạn sớm, bệnh có biểu hiện khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác.

Một số triệu chứng sớm của ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Thường xuyên đau vùng thượng vị nhất là sau khi ăn và đau về đêm
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng
  • Ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, đau ngực
  • Sút cân không kiểm soát, cân nặng đột nhân giảm xuống đột ngột
  • Khó khăn khi nuốt khi khối u ở dạ dày bắt đầu phát triển vào thực quản
  • Ăn nhanh no do khối u gây ra tình trạng chướng bụng
  • Máu xuất hiện trong phân do khối u sưng viêm trong dạ dày gây ra.

4. Viêm thực quản

Thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm thực quản. Viêm thực quản rất dễ nhầm lẫn với bệnh trào ngược dạ dày, thế nhưng đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Viêm thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm, tổn thương bởi hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày gây ra. Tùy thuộc vào mức độ, tần suất, thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc với các chất trào ngược mà mức độ viêm cũng khác nhau. Bệnh nếu không sớm được phát hiện và điều trị có thể biến chứng thành bệnh thực quản Barrett, ung thư thực quản…

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau tức ngực, đau quanh vùng thượng vị sau bữa ăn hoặc vào ban đêm
  • Ợ hơi, ợ chua khi đói, buồn nôn, tiết nước bọt
  • Đau họng do trào ngược khiến dây thanh quản bị sưng viêm dẫn đến khàn tiếng, đau họng
  • Khó nuốt, đắng miệng khi niêm mạc thực quản bị phù nề, tổn thương.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) không phải là bệnh mà là một rối loạn chức năng tiêu hóa ở ống tiêu hóa nhưng lại biểu hiện các triệu chứng của đại tràng. Các rối loạn chức năng tiêu hóa này thường tái đi tái lại rất nhiều lần nhưng khi thăm khám người ta không thể tìm thấy bất cứ tổn thương nào về tổ chức học, sinh hóa ở ruột hay về giải phẫu. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường tái đi tái lại nhiều lần
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường tái đi tái lại nhiều lần

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau tức vùng thượng vị, vùng ngực, vùng bụng
  • Đau quặn bụng, thay đổi thói quen đại tiện
  • Số lần đi đại tiện ít hoặc nhiều hơn bình thường
  • Có thể bị tiêu chảy thường xuyên, đại tiện phân lỏng, nhão, cảm giác cần đi đại tiện gấp, ít nhất 3 lần/ngày
  • Có thể bị táo bón, đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng, nhỏ, khó đi, đi đại tiện phải gắng sức
  • Co thắt dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon

6. Viêm tụy cấp

Tuyến tụy nằm ở bên cạnh ruột non và phía sau dạ dày, có nhiệm vụ giải phóng enzyme tiêu hóa vào ruột non, đồng thời giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu. Viêm tụy cấp là tình trạng viêm xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, nếu kịp thời thăm khám và điều trị, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sỏi mật, do sử dụng quá nhiều rượu bia hay chấn thương, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, do sử dụng thuốc…

Các triệu chứng thường gặp là:

  • Đau bụng, đau vùng thượng vị lan ra sau lưng, có thể nghiêm trọng hơn  
  • Đau chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt, nhịp tim tăng nhanh

7. Vấn đề về túi mật

Thường xuyên đau thượng vị về đêm đôi khi cũng xuất hiện khi túi mật bị tổn thương, mà bệnh lý phổ biến nhất về túi mật là bệnh viêm đường dẫn mật. Viêm đường dẫn mật xảy ra khi ống mật chủ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bởi sỏi đường mật hoặc các loại vi khuẩn như Escherichia coli, Enterococci, Enterobacter hay streptococci gây ra. Nếu không sớm thăm khám và điều trị có thể gây các biến chứng như ung thư đường dẫn mật, nhiễm trùng toàn thân.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau ở hạ sườn phải và gây cứng cơ ở vùng thượng vị sau lan lên ngực, ra vùng vai phải hoặc sau lưng, có thể đau rất dữ dội
  • Sốt cao do viêm, có thể sốt lên đến 39 hoặc 40 độ kèm theo ra nhiều mồ hôi
  • Vàng da do ứ dịch mật và các sắc tố mật ngấm vào máu khiến niêm mạc, da, mắt, nước tiểu có màu vàng
  • Người mệt mỏi, đầy bụng, chậm tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, toàn thân bị ngứa do ứ mật… 

8. Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là tình trạng rất phổ biến ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ nhiễm giun ở nước ta khoảng 50 – 97%, tùy thuộc vào từng vùng miền, trong trong tỷ lệ ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Những loại giun thường ký sinh ở người phổ biến là giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc… Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khí hậu, thói quen sinh hoạt kém vệ sinh, ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc không đảm bảo vệ sinh, đi bộ chân đất…

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị, đau vùng rốn tái đi tái lại nhiều lần, có thể nôn đi ngoài ra giun
  • Người bệnh gầy yếu, có biểu hiện thiếu hụt vitamin, khoáng chất
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng lúc đặc, người bị giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm
  • Trẻ bị nhiễm giun hay quấy khóc, khó ngủ, khó chịu, đau bụng, đau thượng vị, biếng ăn.

9. Một số vấn đề khác

Tình trạng thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm cũng có thể xảy ra khi cơ thể gặp một số vấn đề như:

  • Mắc bệnh lý về gan: Thường gặp là viêm gan, u gan, áp xe gan, trong đó áp xe gan là phổ biến nhất. Thường xảy ra do nhiễm vi nấm, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng với các triệu chứng điển hình như đau tức vùng gan lan rộng xuống vùng bụng, người ớn lạnh, sốt cao, vàng da, đau đớn đột ngột khi ấn vào sườn.
Khi mắc bệnh lý về gan, người bệnh cũng có triệu chứng đau vùng thượng vị về đêm
Khi mắc bệnh lý về gan, người bệnh cũng có triệu chứng đau vùng thượng vị về đêm
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều khối u gastrin ở hệ tiêu hoá, là bệnh lý hiếm gặp. Khối u gastrin là khối u có khả năng tiết ra nhiều gastrin, loại hormone có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị. Các triệu chứng thường gặp là ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đau tức, nóng rát vùng thượng vị; đau bụng và phần bụng dưới sườn bên phải; buồn nôn, nôn mửa, ăn uống kém, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hoá… 
  • Bệnh celiac: Là bệnh lý đường ruột xảy ra do cơ thể phản ứng với gluten khiến cơ thể không hấp thu được các thực phẩm chứa gluten. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, đau tức thượng vị, mệt mỏi, đau xương, đau khớp, nôn mửa, tiêu chảy, kém hấp thu canxi, vitamin D, dễ cáu, lo lắng trầm cảm… 

Cách xử lý khi thường xuyên bị đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị về đêm xảy ra khi hệ tiêu hoá của cơ thể gặp vấn đề hay có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Khi thường xuyên bị đau vùng thượng vị về đêm, bạn có thể xử lý bằng cách:

Đối với trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng đau thượng vị của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Trường hợp đau là do chế độ ăn uống, stress căng thẳng kéo dài, làm việc nghỉ ngơi thiếu khoa học thì bạn có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau sau:

  • Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng đều có tác dụng giảm đau, xoa dịu dạ dày, làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… Bạn có thể pha với một ít mật ong để tăng hiệu quả điều trị và đẩy lùi cơn đau.
  • Chườm ấm: Chườm ấm cũng là phương pháp giảm đau, tăng cường lưu thông máu đến vùng thượng vị, thúc đẩy quá trình tiêu hoá rất tốt. Bạn có thể dùng một túi chườm, chườm lên vị trí bị đau, lúc này hơi ấm từ túi chườm sẽ giúp bạn giảm đau rất tốt.
  • Dùng mật ong và nghệ: Nghệ vàng kết hợp với mật ong giúp giảm đau thượng vị, giảm các triệu chứng về dạ dày rất hiệu quả. Bạn có thể dùng bột nghệ với mật ong, tinh bột nghệ kết hợp với mật ong hoặc dùng nghệ tươi ngâm mật ong đều giúp hỗ trợ điều trị đau thượng vị.

Đối với trường hợp nặng

Nếu tình trạng đau vùng thượng vị về đêm của bạn có liên quan đến các bệnh lý đã đề cập, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, cần sớm đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất có thể khi:

  • Đau thượng vị về đêm kèm sốt, khó thở, cơn đau tăng dần
  • Buồn nôn, nôn, sụt cân đột ngột, đau quặn vùng bụng, vàng da vàng mắt
  • Có máu trong phân, nôn mửa ra máu, đau trong thai kỳ… 
Thăm khám bác sĩ là điều cần thiết khi tình trạng đau thượng vị thường xuyên xảy ra
Thăm khám bác sĩ là điều cần thiết khi tình trạng đau thượng vị thường xuyên xảy ra

Lời khuyên cho người bệnh

Bên cạnh các biện pháp giảm đau, để kiểm soát tình trạng bệnh, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị, bạn cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
  • Tăng cường uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, thức ăn chua
  • Tránh dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
  • Giữ tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc đúng giờ, làm việc nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dụng thể thao bằng những bài tập vừa sức để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

Thường xuyên đau thượng vị về đêm không chỉ liên quan đến các rối loạn tiêu hoá thông thường mà còn là triệu chứng cảnh báo sớm cho nhiều bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm. Do đó, khi tình trạng này thường xuyên xảy ra kèm theo nhiều triệu chứng khác thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn