Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng bột ngọt: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và cách chữa đơn giản tại nhà

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm da và sốc phản vệ.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể trước các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và không khí. Thông thường, phản ứng này thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết khô hanh hoặc nóng bức.

Dị ứng thời tiết có thể gây nổi mề đay, phát ban da, ngứa ngáy, đỏ rát, khó chịu và châm chích. Các triệu chứng này thường xuất hiện khu trú ở tay, chân, ngực và mặt hoặc có thể lan tỏa toàn thân. Bên cạnh tổn thương da, dị ứng thời tiết còn gây đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi,…

Thông thường, các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chỉ sau khoảng vài ngày – khi cơ thể đã thích nghi được với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp điều trị.

Về vấn đề “Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?”, các chuyên gia Da liễu đều nhận định rằng bệnh lý này có mức độ không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên với những trường hợp chậm trễ trong việc khắc phục, bệnh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

1. Ảnh hưởng đến ngoại hình

Phát ban da, sẩn ngứa và mề đay do dị ứng thời tiết thường xảy ra ở những vùng da không được che phủ bởi quần áo như mặt, cổ, tay và chân. Sự xuất hiện của các tổn thương trên da có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Tổn thương da do dị ứng thời tiết có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến ngoại hình

Với những trường hợp dị ứng kéo dài, bệnh còn tạo tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp, sinh hoạt và làm việc.

2. Làm gián đoạn giấc ngủ

Ngoài tổn thương da, dị ứng thời tiết còn đi kèm với tình trạng châm chích và ngứa ngáy dữ dội. Mức độ ngứa thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, gây ra tình trạng bứt rứt, khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Ngứa ngáy kéo dài có thể gây khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc

Chất lượng giấc ngủ suy giảm có thể khiến cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, uể oải, làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và giảm hiệu suất làm việc.

3. Suy giảm sức đề kháng

Sau mỗi lần dị ứng, hệ miễn dịch thường có xu hướng suy giảm và cần một khoảng thời gian nhất định để phục hồi. Nếu dị ứng tái phát nhiều lần, cơ địa thường tăng mức độ nhạy cảm và dễ phát triển các bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…

4. Tăng nguy cơ viêm nhiễm da

Do đặc tính gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài, người mắc bệnh dị ứng thời tiết thường có thói quen chà xát và cào gãi lên da để giảm ngứa. Tuy nhiên hoạt động này thường gây tổn thương da sâu, dễ để lại thâm sẹo, gây chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm da.

Khác với tổn thương do dị ứng thời tiết, da bị viêm nhiễm không chỉ gây ngứa ngáy mà còn có dấu hiệu tụ mủ, đau nhức, sưng viêm nặng nề. Nếu không điều tri kịp thời, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào xương, dây chằng hoặc thậm chí đi vào tuần hoàn máu.

5. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong. Phản ứng này có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh/ nóng đột ngột.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Ở một số ít trường hợp, dị ứng thời tiết có thể gây sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng

Khi xảy ra sốc phản vệ, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất trung gian gây giãn mạch, tăng tính thẩm thấu của thành mạch, làm giảm huyết áp, co thắt phế quản, gây đau đầu, chóng mặt và suy hô hấp. Nếu không được xử lý kịp thời, sốc phản vệ có thể gây choáng, hôn mê và tử vong.

Đây được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng dị ứng nói chung và dị ứng thời tiết nói riêng. Tuy nhiên theo thống kê chỉ có khoảng dưới 1% trường hợp dị ứng thời tiết gặp phải biến chứng nguy hiểm này.

Phòng ngừa biến chứng của dị ứng thời tiết bằng cách nào?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm. Mặc dù bệnh lý này có mức độ nhẹ và có khả năng thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển phức tạp và gây ra một số ảnh hưởng nặng nề.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Khi nhận thấy các triệu chứng của sốc phản vệ, bạn nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất

Vì vậy để chủ động phòng ngừa biến chứng của dị ứng thời tiết, bạn nên:

  • Khi nhận thấy các triệu chứng của sốc phản vệ (khó thở, người xanh xao, choáng, thở khò khè,…) bạn nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Nếu các triệu chứng do dị ứng thời tiết không thuyên giảm sau vài giờ, nên chủ động tìm gặp dược sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị tương ứng.
  • Có thể giảm nhẹ và cải thiện các triệu chứng trên da bằng một số biện pháp tại nhà như tắm nước mát, thoa kem dưỡng ẩm, sử dụng gel nha đam, dùng máy tạo độ ẩm,…
  • Nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, bổ sung nhiều vitamin C, nghỉ ngơi điều độ và giảm căng thẳng.
  • Giữ vệ sinh cơ thể để giảm nguy cơ tổn thương lan rộng và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
  • Tránh gãi, cào và chà xát lên da, đồng thời nên mặc quần áo rộng rãi để tránh kích thích và gây viêm nhiễm vùng da tổn thương.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?’ và hướng dẫn một số biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu về mức độ ảnh hưởng của bệnh và chủ động hơn trong việc điều trị – phòng ngừa.

Cùng chuyên mục

Bị dị ứng da mặt nên kiêng ăn gì mau khỏi?

Trong thời gian điều trị dị ứng da mặt, bạn nên kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, thực phẩm có khả năng dị ứng cao và các món ăn chứa...

Dị ứng thời tiết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Bệnh...

Dị ứng thời tiết ở trẻ em – Cách phòng ngừa và điều trị khi gặp

Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể gây nổi mề đay đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,...

Da mặt dị ứng có để lại sẹo không?

Da mặt dị ứng có để lại sẹo không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết, da mặt mỏng và nhạy cảm nên dễ để lại sẹo...

Dị ứng thời tiết ở mặt – Cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

Dị ứng thời tiết ở mặt đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban kèm ngứa ngáy, châm chích và nóng rát. Vùng da mặt có độ nhạy...

Ngứa da vào ban đêm: nguyên nhân và cách điều trị

Hay bị ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Chứng ngứa da vào ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Đây là căn bệnh có thể gặp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn