Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không?

Người bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh: Chẩn đoán và điều trị

Người bị thoái hóa cột sống có nên uống Glucosamine?

Mẹo dùng cây xương rồng trị thoái hóa cột sống bạn nên thử

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị thoái hóa cột sống có tập gym được không?

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

7 Điều mà người bị thoái hóa cột sống nên kiêng để tránh bệnh trở nặng

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh thường gặp hiện nay. Bệnh không chỉ dễ trở nên trầm trọng do thời gian phát hiện và điều trị muộn mà còn do lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng không phù hợp của người bệnh. Dưới đây là 7 điều người bị thoái hóa cột sống nên kiêng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

7 Điều người thoái hóa cột sống nên kiêng

Khi mắc thoái hóa cột sống, người bệnh thường gặp phải các cơn đau nhức khó chịu ở vùng cột sống, thường là ở cổ, ngực và nhất là cột sống thắt lưng. Các triệu chứng thường gặp có thể dễ dàng nhận biết như co thắt các cơ, đau nhức ở đốt sống cổ, mất cảm giác ở vị trí thoái hóa, vận động bị hạn chế… Để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, song song với việc dùng thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị, người bệnh cũng cần kiêng cữ những điều sau đây:

1. Mang vác vật nặng

Điều người thoái hóa cột sống không nên làm
Khi bị thoái hóa cột sống người bệnh nhất định không được mang vác vật nặng

Thoái hóa cột sống là sự biến đổi hình thái của các tổ chức liên quan đến cột sống như gai xương, đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp… Thường xảy ra ở người lao động nặng nhọc, dân văn phòng, tập trung chủ yếu ở độ tuổi sau 30 và đang có xu hướng trẻ hóa. 

Khi bị thoái hóa cột sống, điều đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý chính là không nên mang vác vật nặng. Việc thường xuyên lao động nặng nhọc, mang vác đồ vật có trọng tải lớn, bê đồ nặng sai tư thế chính là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa. Hơn nữa, vào thời điểm này, cột sống của người bệnh rất yếu, việc mang vác nặng sẽ khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất là bạn không nên mang vác vật nặng, nếu phải di chuyển đồ vật thì nên đẩy chứ không nên nhấc lên.

2. Vận động nhiều, tập luyện không đúng cách

Nhiều người cho rằng lười vận động là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống nên khi mắc bệnh họ luôn tích cực vận động, vận động càng nhiều sẽ khiến xương khớp càng khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, thực tế thì người mắc căn bệnh này nên hạn chế vận động quá mức, chỉ nên luyện tập vừa sức, đúng cách. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc vận động nhiều chỉ khiến tình trạng đau nhức xương khớp ngày một nặng hơn mà thôi. Nếu bạn luyện tập quá sức, có thể dẫn đến căng cơ, chấn thương, gãy xương… Vì vậy, hãy chọn các hình thức luyện tập nhẹ nhàng như chạy bộ, nhảy dây, bơi lội, các bài tập yoga nhẹ để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.

3. Ngồi lâu, không đúng tư thế

Ngủ ngồi là một trong những điều người thoái hóa cột sống nên tránh
Ngủ ngồi là một trong những điều người thoái hóa cột sống nên tránh

Ngồi lâu, ngồi sai tư thế không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây tác hại đến hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa và đặc biệt là hệ xương khớp. Theo thống kê, có đến 65% người bị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống có tư thế ngồi không đúng, ngồi quá lâu không điều chỉnh tư thế. 

Khi ngồi hoặc nằm, đây là những điều người bị thoái hóa cột sống nên kiêng:

  • Không ngồi hoặc nằm quá lâu: Dễ gây co rút cơ gấp vùng hông, dễ gây gù lưng. Đối với người phải ngồi lâu, tốt nhất sau 2 tiếng bạn nên đứng dậy đi dạo 5 – 10 phút.
  • Ngồi thõng vai, chùng lưng, bắt chéo chân: Sẽ gây áp lực cho cột sống, gây mất cân bằng hệ thắt lưng và xương hông.
  • Cúi cổ, gù lưng nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá lâu: Việc uốn cong cổ đưa đầu về phía trước sẽ gây nhiều áp lực lên xương cột sống.
  • Nằm sấp khi ngủ: Nằm sấp là tư thế ngủ không tốt cho lưng và cổ. Tư thế này gây áp lực lên vai cổ khiến cơn đau kéo dài, nếu muốn ngủ ở tư thế này bạn nên kê gối ở dưới lưng hoặc đầu gối.

4. Tăng cân, béo phì

Người bị thoái hóa cột sống kiêng kị nhất là tăng cân béo phì. Theo y học cổ truyền, người béo có tỳ thổ mạnh còn xương khớp thuộc thận thủy. Trong ngũ hành thì thổ khắc thủy nên người béo phì có thể gây tổn hại xương khớp. 

Theo y học hiện đại, nếu cân nặng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo gánh nặng cho hệ xương khớp. Điều này khiến các cơn đau thoái hóa cột sống xuất hiện thường xuyên và dai dẳng hơn. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, nếu cân nặng đạt chuẩn thì tốt nhất cần tránh tăng cân.

5. Chế độ ăn uống không khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa rượu bia thuốc lá để tránh làm tình trạng bệnh xấu đi
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh xa rượu bia thuốc lá để tránh làm tình trạng bệnh xấu đi

Chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ gây kích thích các phản ứng viêm, dễ làm người bệnh tăng cân hoặc thiếu hụt dinh dưỡng để chống chọi bệnh tật. Khi bị thoái hóa, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm gây mất canxi như phủ tạng, rượu bia, muối đường. Đồng thời, cũng cần tránh các thực phẩm gây viêm, thúc đẩy kết dính tiểu cầu, xung huyết, giãn mạch như thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên quá kỹ… 

6. Tránh lạm dụng giày cao gót

Giày cao gót giúp chị em tôn lên vóc dáng yêu kiều, thế nhưng theo một khảo sát trên các chị em thường xuyên mang giày cao gót thì có đến ⅓ chị em mắc các vấn đề về xương khớp. Do đó, khi mắc thoái hóa cột sống, đối với chị em phụ nữ, tốt nhất nên dùng giày thể thao, giày đế bằng, chỉ nên dùng giày cao gót khi thực sự cần thiết. Việc thường xuyên mang giày cao gót không chỉ ảnh hưởng xấu đến căn bệnh thoái hóa khớp mà còn gây ra các vấn đề như biến dạng ngón chân, bong mắt cá chân, đau nhức khớp gối. 

7. Cúi thấp người

Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh nên hạn chế các chuyển động xoay, bặn, cúi gập người, tuyệt đối không nên lặp đi lặp lại các hành động này nhiều lần. Việc cúi người sẽ mang đến áp lực cho phần cột sống và lưng dưới của bạn. Tốt nhất nên giữ thẳng phần lưng, cổ, khi di chuyển và làm việc cần ngẩng cao đầu Với các hành động đòi hỏi sự linh hoạt, các công việc phải cúi người nhiều như giặt giũ quần áo, làm vườn, hút bụi nên hạn chế làm.

Biện pháp cải thiện, phòng ngừa thoái hóa cột sống

Luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng giúp cải thiện thoái hóa cột sống
Luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng giúp cải thiện thoái hóa cột sống

Để cải thiện, phòng ngừa thoái hóa cột sống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, nên kết hợp hợp lý giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi. Hạn chế vận động mạnh, tránh mang vác vật nặng, tránh các bài tập vật lý trị liệu quá sức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, các thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá trích…
  • Duy trì cân nặng hợp lý, mang vác, nâng vật nặng đúng cách, tốt nhất là không nên nâng nhấc vật nặng
  • Ngồi đúng tư thế, không ngồi quá lâu một tư thế, nếu công việc đòi hỏi phải đứng ngồi nhiều thì sau vài tiếng nên đi lại để giảm áp lực cho cột sống.
  • Chọn tư thế ngủ hợp lý như nằm ngửa với những chiếc gối kê ở lưng, đầu gối…
  • Tuyệt đối không dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn xác định được những điều người bị thoái hóa cột sống nên kiêng. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên thăm khám, chia sẻ với bác sĩ để thay đổi phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về thoái hóa cột sống khi mang thai

Thoái hóa cột sống khi mang thai và những điều mẹ bầu nên lưu ý

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ và đặc biệt thoái hóa cột sống khi...

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hoặc chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý chiếm khoảng 80% dân số trên toàn cầu và xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy mà các chuyên...

10 Cây thuốc nam chữa thoái hóa cột sống thông dụng trong dân gian

Thiên niên kiện, cỏ xước, cây mắc cỡ, lá lốt, ngải cứu,... là các cây thuốc nam thường được sử dụng để chữa thoái hóa cột sống cổ và thắt...

Thoái hóa cột sống ở người già: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh thoái hóa cột sống ở người già xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ bị tổn thương các đốt sống và đĩa điệm. Nếu không tiến...

Các bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống

7 bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống

Tập các bài tập thể dục thể dục tốt cho bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nó sẽ làm tăng khả năng...

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Cảnh giác với các biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến cột sống, chúng có thể gây tổn thương đến chức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn