Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid và những lưu ý khi dùng

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid được chỉ định trong giai đoạn tiến triển và thường được dùng đồng thời với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs). Tác dụng chính của thuốc là làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tê cứng ổ khớp,… trong thời gian chờ hiệu lực của DMARDs.

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid
Một số vấn đề cần biết trước khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp mãn tính, tiến triển dai dẳng, thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tấn công vào sụn khớp, màng bao hoạt dịch và một số cơ quan ngoài khớp như da, thận, mạch máu,… Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Các loại thuốc được dùng để trị viêm khớp dạng thấp chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, làm chậm hoặc ngưng tiến triển của bệnh. Hiện nay, thuốc chữa bệnh lý này được chia thành 2 nhóm chính, bao gồm thuốc đặc trị (chủ yếu là DMARDs) và thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau, corticoid và NSAIDs).

DMARDs (thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) có vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh. Tuy nhiên loại thuốc này có tác dụng chậm, thường chỉ phát huy hiệu quả sau 4 – 6 tuần sử dụng và cần dùng 4 – 6 tháng để thể hiện tác dụng đầy đủ. Trong thời gian chờ đợi hiệu lực của thuốc chống thấp khớp, các loại thuốc điều trị triệu chứng – trong đó có corticoid được sử dụng để giảm đau, tiêu sưng và cải thiện khả năng vận động.

Tác dụng của thuốc corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Corticoid (corticosteroid) là thuốc chống viêm steroid có chức năng tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Tác dụng chính của thuốc là chống dị ứng, kháng viêm và ức chế miễn dịch. Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ chủ yếu dùng corticoid có tác dụng chống viêm (chính) và ức chế miễn dịch (phụ).

Corticoid là loại thuốc điều trị triệu chứng có vai trò thứ yếu. Loại thuốc này được sử dụng trong thời gian chờ đợi các loại thuốc đặc trị có hiệu lực (chủ yếu là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) và chỉ dùng trong giai đoạn bệnh tiến triển. Tuy nhiên, do có nguy cơ cao nên bác sĩ chỉ yêu cầu dùng corticoid khi không có đáp ứng với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và chỉ sử dụng trong điều trị ngắn hạn.

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid
Corticoid được sử dụng trong điều trị ngắn hạn trong giai đoạn viêm khớp dạng thấp tiến triển

Corticoid có tác dụng chống viêm kép (tác động trực tiếp đến gen và tác động không qua gen) nên có hiệu lực mạnh và rõ rệt hơn so với NSAIDs. Tiêu chí lựa chọn corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp là chọn thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, thời gian tác dụng ngắn và ít phát sinh tác dụng không mong muốn.

Hiện nay, corticoid được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh da liễu, xương khớp và một số bệnh rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, hội chứng thận hư,… Mặc dù đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi được chỉ định corticoid.

Chỉ định – Chống chỉ định

Corticoid được chỉ định cho bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn tiến triển không có đáp ứng với NSAIDs và thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, loại thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Methotrexate).

Tuy nhiên không sử dụng thuốc cho những trường hợp sau:

  • Tiền căn dị ứng với dẫn chất corticoid
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • Tiền sử xuất huyết dạ dày
  • Đang nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus tiến triển
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển
  • Tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Tiền sử bệnh lao hoặc lao tiến triển
  • Đục thủy tinh thể

Trên thực tế, corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy trước khi chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc của bệnh nhân. Corticoid chỉ được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp khi lợi ích vượt xa rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra.

Các loại thuốc corticoid đường dùng để trị viêm đa khớp

Nguyên tắc chọn corticoid điều trị viêm khớp dạng thấp là các loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, ít tác dụng phụ và thời gian tác dụng ngắn. Vì nhóm thuốc này không có vai trò chính đối với tiến triển của bệnh và chỉ được dùng trong thời gian chờ hiệu lực của thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm.

Thuốc corticoid được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và có thể được sử dụng ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Bác sĩ sẽ cân nhắc về tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng cá thể để chỉ định loại thuốc, cân chỉnh liều lượng và chỉ định dạng dùng phù hợp.

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid
Methylprednisolon là một trong những loại thuốc corticoid được dùng để trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc corticoid thường được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp:

  • Prednisolone
  • Prednisone
  • Triamcinolon
  • Methylprednisolon

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số corticoid có tác dụng mạnh hơn nếu khớp tổn thương nặng, nóng rát và sưng viêm nhiều.

Đường dùng, liều lượng corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Trong điều trị viêm khớp dạng thấp, corticoid có thể được dùng ở đường uống, tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tại chỗ (tiêm ngoài màng cứng, tiêm trong/ cạnh khớp). Bên cạnh loại thuốc, dạng dùng cũng được cân nhắc kỹ lưỡng tùy thuộc vào mức độ tổn thương khớp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

1. Tiêm trong/ cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng (tiêm tại chỗ)

Tiêm ngoài màng cứng, tiêm trong hoặc tiêm cạnh khớp có tác dụng giảm đau và chống viêm nhanh. Tuy nhiên, dạng dùng này chỉ được áp dụng khi ổ khớp sưng viêm, đỏ rát và đau nhức dữ dội.

Thông thường, corticoid tiêm tại chỗ chỉ được thực hiện không quá 2 – 3 lần/ năm. Lạm dụng phương pháp này có thể gây phá hủy sụn, tăng nguy cơ loãng xương và teo, đứt gân. Hơn nữa, tiêm corticoid ngoài màng cứng, tiêm cạnh hoặc trong khớp đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và đảm bao quy trình vô trùng chặt chẽ.

2. Tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp

Hiện nay, corticoid đường tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch hầu như không được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Dạng dùng này có thể gây ra các tác dụng phụ tại chỗ có mức nghiêm trọng như tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (do corticoid ức chế miễn dịch của cơ thể) và teo cơ. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm tĩnh mạch nếu lợi ích cao hơn rủi ro.

3. Đường uống

Corticoid đường uống được chỉ định cho bệnh có mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, hầu hết các loại corticoid đường uống đều gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ hình thành vết loét hoặc thậm chí xuất huyết tiêu hóa. Vì vậy khi sử dụng dạng uống, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc ức chế sản xuất dịch vị để giảm thiểu tác dụng phụ.

Liều dùng corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp theo quyết định 361/QĐ-BYT ngày 25/01/2014 của Bộ Y tế:

– Dùng trong điều trị ngắn hạn:

  • Thể nhẹ: Sử dụng Methylprednisolon 16 – 32mg (hoặc sử dụng corticoid có tác dụng tương tự). Dùng hàng ngày vào 8 giờ sáng, sau khi ăn.
  • Thể nặng: Dùng Methylprednisolon 40mg truyền tĩnh mạch mỗi ngày.
  • Thể tiến triển cấp, nặng và có thể đe dọa đến tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp có mức độ nghiêm trọng): Thường dùng Methylprednisolon 500 – 1000mg truyền tĩnh mạch trong 30 – 45 phút/ ngày. Thuốc được dùng liên tục trong 3 ngày liên tục, sau đó có thể chuyển sang dùng thuốc ở dạng uống. Trong trường hợp cần thiết, có thể lặp lại liệu trình này mỗi tháng.

– Dùng trong điều trị dài hạn:

  • Chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng hoặc có suy thượng thận hoặc phụ thuộc corticoid do dùng corticoid kéo dài
  • Bắt đầu với liều 20mg/ lần/ ngày, uống vào 8 giờ sáng sau khi ăn
  • Khi đáp ứng được lâm sàng, nên giảm dần liều đến khi đạt liều duy trì 5 – 8mg/ ngày có thể dùng hàng ngày hoặc cách ngày. Hoặc có thể ngưng hẳn sau 6 – 8 tuần sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc corticoid

Corticoid là một trong những loại thuốc có rủi ro và nguy cơ cao – đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài (trên 1 tuần).

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid
Dùng corticoid có thể gây loét dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày

Tác dụng phụ của corticoid tiêm tại chỗ:

  • Teo da, nhạt màu da tại vị trí tiêm
  • Chảy máu tại chỗ
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng viêm tăng mạnh do kích ứng với corticoid
  • Vết tiêm sưng đỏ, đau nhức
  • Đứt gân (xảy ra ở 40% trường hợp)
  • Nóng bừng mặt thoáng qua
  • Mất ngủ, tăng tiết mồ hôi
  • Tăng đường huyết
  • Gây mỏng da
  • Tăng cân
  • Da dễ bầm tím
  • Đục thủy tinh thể
  • Loãng xương
  • Tăng huyết áp
  • Hoại tử xương vô mạch
  • Mỏng sụn khớp
  • Yếu dây chằng
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp

Tác dụng phụ của corticoid toàn thân:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng dạ dày
  • Xuất hiện vết rạn da
  • Da đỏ, teo da, nổi mụn trứng cá và chậm liền sẹo
  • Hội chứng Cushing
  • Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
  • Tăng huyết áp, đường huyết
  • Mất cân bằng điện giải
  • Suy tim mất bù
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng
  • Nhược cơ, yếu cơ, loãng xương và hoại tử xương
  • Suy thượng thận cấp và tử vong do dừng thuốc đột ngột

Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid

Corticoid là một trong những loại thuốc có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng khi sử dụng. Do đó khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng loại thuốc này, cần chú ý một số nguyên tắc sau:

1. Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ

Corticoid là loại thuốc điều trị triệu chứng có nguy cơ cao. Do đó, thuốc chỉ được sử dụng khi không có đáp ứng với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và một số loại thuốc giảm đau khác.

Trước khi chỉ định thuốc, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương ổ khớp, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần thiết để chỉ định loại thuốc, dạng dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Thuốc corticoid chủ yếu được dùng trong điều trị ngắn hạn và cần giảm liều ngay khi có thể.

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid
Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid

Trong thời gian dùng thuốc, nên chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo với bác sĩ ngay khi có xuất hiện các triệu chứng bất thường. Hơn nữa, cần tiến hành tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tác dụng phụ và chủ động phòng ngừa biến chứng nếu phải sử dụng kéo dài.

2. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột

Corticoid có thể ức chế hoạt động của tuyến thượng thận nếu sử dụng dài ngày. Vì vậy, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột mà bắt buộc phải giảm liều từ từ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài chức năng chống viêm và ức chế miễn dịch, hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết còn giữ nhiều vai trò quan trọng như điều hòa huyết áp, đường huyết, điện giải,… Ngưng thuốc đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu và xử lý kịp thời. Việc giảm liều corticoid từ từ sẽ giúp cơ quan này phục hồi, thích nghi và hoạt động bình thường trở lại.

3. Áp dụng các biện pháp dự phòng rủi ro

Corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng trong thời gian sử dụng. Vì vậy khi dùng thuốc loại này, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số loại thuốc khác để giảm thiểu và dự phòng một số tác dụng không mong muốn như:

  • Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol): Corticoid có thể gây ức chế tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc tiêu hóa và tăng nguy cơ hình thành ổ viêm, loét. Trong khi đó, Omeprazol có tác dụng ức chế sản xuất axit, từ đó giảm thiểu nguy cơ loét và xuất huyết tiêu hóa do dùng corticoid kéo dài.
  • Viên uống bổ sung: Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa viên uống bổ sung canxi, kali và vitamin D nhằm cân bằng điện giải, ngăn ngừa loãng xương và giảm thiểu các tác dụng phụ do corticoid toàn thân gây ra.

Ngoài ra để hạn chế tác dụng ngoại ý của corticoid, người bệnh nên dùng thuốc sau khi ăn. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại thực phẩm và thức uống làm tăng axit và ăn mòn niêm mạc dạ dày như món ăn nhiều gia vị, đồ chua, nước ngọt có gas, rượu bia,…

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid đi kèm với nhiều rủi ro và biến chứng nặng nề. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định và phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thiếu thận trọng khi dùng loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và tai biến nghiêm trọng.

Cùng chuyên mục

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym do dây chằng, cơ bị tổn thương hoặc người thực hiện tập sai tư thế, kỹ thuật,...gây ra. Những cơn đau có thể...

Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà bạn nên thử

Ngày nay, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng các bài thuốc nam được nhiều người đánh giá là phương pháp điều trị ít tốn kém bởi các nguyên liệu...

Viêm khớp dạng thấp là một chứng bệnh khó chữa.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Tác hại trước mắt của bệnh là sưng đau, gây khó khăn trong sinh...

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm CRP, xét nghiệm Anti CCP, chụp X - quang,...là các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác nhất hiện...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học được đánh giá cao hiện nay. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hủy hoại khớp, bảo tồn chức...

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và xử lý

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị sưng viêm, đau nhức và tổn thương do quá trình thoái hóa, rối loạn tự miễn, chấn thương, nhiễm trùng hoặc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn