Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Dư ối thai kỳ là gì? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Dư ối trong thai kỳ (Polyhydramnios) là tình trạng thể tích nước ối tăng cao và vượt quá ngưỡng bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra từ tuần thứ 16 – 20 (dư ối cấp) hoặc khởi phát trong 3 tháng cuối thai kỳ (dư ối mãn). Điều trị và xử lý tăng thể tích nước ối được cân nhắc tùy vào thời điểm khởi phát, lượng nước ối, tình trạng sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

hiện tượng dư ối thai kỳ
Dư ối là tình trạng tăng thể tích nước ối trong bào thai cấp hoặc mãn tính

Chức năng sinh lý của túi ối

Khi phôi thai hình thành và làm tổ trong buồng tử cung, túi ối sẽ xuất hiện vào ngày thứ 12 – 13 sau khi thụ tinh. Túi ối chứa chất lỏng (nước ối) bao xung quanh phôi thai nhằm bảo vệ phôi khỏi các chấn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm sự chèn ép quá mức của cơ tử cung. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho thai nhi, cho phép thai nhi cử động dễ dàng, điều hòa thân nhiệt, trao đổi điện giải – nước giữa thai nhi và mẹ bầu.

Thể tích của nước ối có xu hướng tăng từ khi mang thai cho đến đầu tháng thứ 7 thai kỳ. Từ thời điểm này, lượng nước ối trong bào thai ổn định và duy trì cho đến khi thai đủ tháng. Đến tuần thứ 37 – 41, lượng nước ối có xu hướng giảm nhẹ (khoảng 10%). Tuy nhiên bắt đầu từ tuần thứ 42, trung bình thể tích nước ối giảm 33%/ tuần. Thời điểm sinh thường rơi vào tuần thứ 39 – 41. Trường hợp sinh trên 42 tuần được xem là sinh trễ.

Dư ối thai kỳ là gì?

Dư ối thai kỳ (rối loạn nước ối) là tình lượng nước ối trong bào thai vượt quá mức bình thường. Mặc dù giữ nhiều chức năng quan trọng đối với thai nhi nhưng dư nước ối cũng có thể ảnh hưởng xấu và làm tăng nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi. Dư nước ối được chẩn đoán khi chỉ số nước ối đạt 12 – 25cm qua siêu âm và đa ối xảy ra khi chỉ số nước ối vượt ngưỡng 25cm.

Hiện tượng dư ối, đa ối là tình trạng rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 1 – 2% trường hợp. Nếu dư ối nhẹ, tình trạng hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Ngược lại, dư thừa nước ối quá mức có thể đe dọa và gây nguy hiểm cho thai nhi lẫn thai phụ. Thông thường, dư ối không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, dư ối nặng có thể gây ra các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, căng tức vùng chậu và khó thở.

Nguyên nhân gây ra tình trạng dư ối thai kỳ

Dư ối trong thai kỳ xảy ra do rối loạn sản xuất hoặc tái hấp thu nước ối. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra các rối loạn đến nước ối, bao gồm nguyên nhân về phía mẹ, rau thai và thai nhi.

1. Nguyên nhân về phía mẹ

Một số vấn đề sức khỏe ở mẹ có thể dẫn đến rối loạn sản xuất nước ối và dẫn đến hiện tượng tăng thể tích nước ối. Các nguyên nhân có thể xảy ra, bao gồm:

dư ối thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường có nguy cơ bị dư ối và đa ối cao hơn so với bình thường
  • Tiểu đường trước và trong khi mang thai (chiếm khoảng 10%)
  • Loạn dưỡng tăng trương lực cơ
  • Mang đa thai
  • Mẹ có kháng thể kháng Rh hoặc bị thiếu máu tán huyết thứ phát có thể gây phù thai nhi và dẫn đến tình trạng dư ối, đa ối. Tình trạng này còn được gọi là xung khắc máu mẹ và thai
  • Thai phụ mắc bệnh thận cũng có nguy cơ bị dư ối cao hơn bình thường
  • Tăng huyết áp, thiếu máu và mắc các vấn đề tim mạch trong thai kỳ có thể tăng khối lượng máu tuần hoàn cho thai, dẫn đến tăng dịch đào thải và gây tăng thể tích nước ối

2. Nguyên nhân do thai

Ngoài ra, tình trạng tăng thể tích nước ối còn có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe ở thai nhi như:

  • Hội chứng truyền máu song thai: Hội chứng này xuất hiện ở mẹ bầu mang thai đôi, trong đó lưu lượng máu truyền cho 2 bào thai không cân đối dẫn đến một thai nhận quá nhiều máu và thai còn lại bị thiếu máu nghiêm trọng.
  • Khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi: Nước ối sẽ được thai uống bằng miệng và đào thải qua nước tiểu. Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh liên quan đến ống tiêu hóa và thực quản, lượng nước ối trong túi ối có thể tăng lên bất thường.
  • Thiếu máu thai nhi: Mẹ bầu không cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai có thể gây thiếu máu thai nhi. Thai nhi bị thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn đến hiện tượng phù và tích nước trong bào thai.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, tình trạng dư ối cũng có thể xảy ra do bất thường ở nhiễm sắc thể của thai nhi và bất thường về hệ thần kinh trung ương (khuyết tật ống noron thần kinh, vô sọ,…).

3. Nguyên nhân do nhau thai

Dư ối thai kỳ cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân ở nhau thai (rau thai) như:

  • U mạch máu màng đệm: U mạch máu màng đệm có thể khiến thai nhi bị suy tim, dẫn đến hiện tượng phù thai và tăng thể tích nước ối.
  • Các bệnh phụ khoa: Các bệnh lý ở nội mạc tử cung có thể gây tổn thương bánh rau, dẫn đến rối loạn sản xuất và tái hấp thu nước ối.
  • Bất thường về dây rốn và bánh nhau: Phù nhau thai, dây rốn tắt nút, nhau xuất hiện bướm máu,… có thể là nguyên nhân dẫn đến dư ối, đa ối.

4. Yếu tố nguy cơ

Dư ối có thể xảy ra đối với tất cả thai phụ, đặc biệt là khi có những yếu tố thuận lợi như:

  • Mang đa thai
  • Mắc các vấn đề di truyền
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa
  • Có dị tật bẩm sinh ở cột sống hoặc não bộ
  • Mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa

Thực tế, có đến 60% mẹ bầu bị dư ối không tìm ra được nguyên nhân cụ thể.

Nhận biết dư ối thai kỳ

Tình trạng dư ối thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, thể tích nước ối cao có thể làm tăng áp lực lên thành tử cung, các cơ quan lân cận và gây ra một số triệu chứng lâm sàng. Mức độ triệu chứng của dư ối trong thai kỳ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

1. Triệu chứng của dư ối cấp

Dư ối cấp xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, thường là tuần thứ 16 – 20 và hơn 50% trường hợp xảy ra ở những mẹ bầu mang song thai một trứng. Tình trạng này có liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như bất thường ở ống tiêu hóa và vô sọ.

Các triệu chứng thường gặp của dư ối cấp tính:

  • Bụng bầu to hơn bình thường, bề mặt da có nhiều nếp rạn, phù nề và kích thước bụng tăng lên rõ rệt qua từng ngày
  • Khó nghe tim thai do lượng nước ối tăng lên đột ngột
  • Vòng bụng lớn hơn rất nhiều so với tuổi thai
  • Thai phụ dễ bị khó thở, tức ngực, thở nhanh và hơi thở nông
  • Một số trường hợp có thể bị đau bụng liên tục và suy hô hấp
  • Nhiều thai phụ bị dư ối cấp không thể ngồi, chủ yếu nằm, ăn uống kém, buồn nôn và nôn mửa liên tục

2. Nhận biết dư ối mãn tính

Dư ối mãn tính chiếm đến 95% trường hợp bị rối loạn nước ối và xảy ra chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Khác với dư ối cấp, dư ối mãn đặc trưng bởi tình trạng tăng thể tích nước ối từ từ và tiến triển chậm.

Cách khắc phục dư ối
Dư ối mãn tính có tiến triển chậm, tiên lượng khá tốt và xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ

Các triệu chứng nhận biết dư ối mãn tính:

  • Bụng to hơn mức bình thường dẫn đến khó khăn khi nằm, dễ mất ngủ, ngủ chập chờn
  • Đôi khi gây khó thở
  • Thai phụ dễ bị mệt mỏi, thiếu sức

Nếu nghi ngờ bị dư ối hoặc đa ối, mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. Phát hiện và điều trị sớm có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe, giảm thiểu biến chứng đối với mẹ bầu và thai nhi.

Dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu không?

Dư ối không có biểu hiện rõ ràng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, dư ối có thể dẫn đến các biến chứng sau:

dư ối có ảnh hưởng gì đến thai nhi không
Thai nhi ngôi mông là biến chứng thường gặp của hiện tượng dư ối thai kỳ
  • Vỡ ối sớm: Màng ối chỉ chịu được áp lực vừa phải và có thể bị vỡ khi có tác động mạnh (chuyển dạ sắp sinh, té ngã và chấn thương). Tuy nhiên, tăng lượng nước ối cũng có thể làm tăng áp lực lên màng ối và gây vỡ ối sớm. Vỡ ối sớm đồng nghĩa với việc sinh non và đa phần phải can thiệp sinh mổ.
  • Thai nhi ngôi mông: Thai nhi ngôi mông là biến chứng thường gặp của rối loạn nước ối. Tình trạng này có thể gây khó khăn trong quá trình sinh nở, tăng nguy cơ tai biến cho mẹ và thậm chí có thể gây tử vong ở thai nhi. Để xử lý thai nhi ngôi mông, thai phụ buộc phải tiến hành xoay ngôi thai vào tuần thứ 18 – 20.
  • Rau bong non (bong nhau thai): Là biến chứng thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ, có tiến triển phức tạp, đột ngột và có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ bầu, thai nhi nếu không được xử lý sớm. Thể tích nước ối trong bào thai tăng lên có thể gây áp lực lên bánh rau dẫn đến hiện tượng tụ máu bất thường và gây bong bánh rau.
  • Sa dây rốn: Sa dây rốn là tai biến sản khoa nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu bị đa ối và dư ối do lượng nước ối nhiều tạo điều kiện cho thai nhi dễ dàng di chuyển, dẫn đến dây rốn sa xuống cổ tử cung và chui vào ống sinh trước thai nhi.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Dư ối trong thai kỳ còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thực tế cho thấy, thai nhi có mẹ bị dư ối đều gặp phải vấn đề về phát triển khung xương, nhẹ cân và sức khỏe yếu hơn so với các trẻ khác.
  • Thai chết lưu: Thai chết lưu là biến chứng nặng nề do dư ối gây ra. Biến chứng này có thể là hệ quả do các biến chứng khác của dư ối như bong nhau thai sớm, sa dây rốn và thai nhi bị suy dinh dưỡng.
  • Tăng nguy cơ băng huyết: Thống kê cho thấy, mẹ bầu bị dư ối, đa ối có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn so với thai phụ có lượng nước ối bình thường. Theo lý giải từ các chuyên gia, dư ối làm tăng chèn ép tử cung trong thời gian dài gây giảm trương lực cơ, dẫn đến chảy máu ồ ạt và kéo dài.

Theo nghiên cứu, dư ối xảy ra trong tuần thứ 16 – 20 thai kỳ (dư ối cấp) có thể tích nước ối cao hơn rất nhiều lần so với thể tích thông thường. Do đó, nguy cơ gặp biến chứng cũng cao hơn so với dư ối khởi phát ở những tháng cuối thai kỳ (dư ối mãn tính).

Chẩn đoán dư ối bằng cách nào?

Dư ối là tình trạng khó chẩn đoán và phát hiện qua biểu hiện lâm sàng. Nếu nghi ngờ bị dư ối, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

dư ối cuối thai kỳ
Dư ối được chẩn đoán thông qua siêu âm, xét nghiệm máu và chọc dò ối
  • Siêu âm: Siêu âm giúp bác sĩ ước tính thể tích nước ối và đưa ra chẩn đoán tình trạng dư ối và đa ối.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định nguyên nhân gây dư ối như các bệnh phụ khoa do viêm nhiễm, kháng thể Rh (bất đồng nhóm máu), tiểu đường, bệnh thận, rối loạn cao huyết áp,…
  • Chọc dò ối: Chọc dò ối được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nước ối nhỏ để xét nghiệm. Kỹ thuật này có thể sàng lọc và xác định các bất thường ở nhiễm sắc thể của thai nhi, từ đó xác định được nguyên nhân gây dư ối.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác để đánh giá mức độ dư ối và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Xác định nguyên nhân là yếu tố quan trọng quyết định hướng xử lý và điều trị tình trạng tăng thể tích nước ối bất thường.

Cách điều trị dư ối trong thai kỳ

Điều trị dư ối trong thai kỳ phụ thuộc vào thể tích nước ối, nguyên nhân gây dư ối và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi. Mục tiêu chính của điều trị là giảm thiểu biến chứng, bảo tồn tính mạng, sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Các phương pháp điều trị dư ối thai kỳ, bao gồm:

1. Điều trị dư ối cấp

Dư ối cấp tính có tiến triển nhanh, xảy ra đột ngột và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu. Vì vậy, trường hợp này phải được điều trị trong thời gian sớm nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo tồn tính mạng cho thai phụ.

– Điều trị nội khoa:

  • Cho mẹ bầu nằm nghỉ ngơi, hạn chế bổ sung qua nhiều nước và giảm lượng muối trong chế độ ăn để hạn chế tái hấp thu nước
  • Sử dụng thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin (Sulindac, Indomethacin) để tăng khả năng hấp thu nước ối nhằm giảm thể tích nước ối trong bào thai
  • Điều trị nguyên nhân (tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa,…)

– Điều trị sản khoa:

  • Chọc hút dịch ối qua thành bụng để giảm khó thở và giải phóng áp lực lên thành tử cung, vùng chậu và các cơ quan lân cận. Thường được kết hợp với lấy nước ối để xét nghiệm nhiễm sắc thể, xác định nguyên nhân và đánh giá nguy cơ gặp phải rối loạn di truyền ở thai nhi.
  • Trong trường hợp chọc hút ối không đem lại hiệu quả, bác sĩ buộc phải gây chuyển dạ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Nếu phát hiện thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nặng và tình trạng dư ối tiến triển nhanh, bác sĩ buộc phải chấm dứt thai kỳ để bảo toàn tính mạng cho mẹ

2. Điều trị dư ối mãn tính

Dư ối mãn tính có tiến triển chậm và rủi ro thấp hơn so với dư ối cấp tính. Do đó, đa phần những trường hợp này đều có tiên lượng tốt và hiếm khi phải đình chỉ thai.

dư ối trong thai kỳ
Phần lớn những trường hợp bị dư ối mãn đều có thể giữ thai đủ tháng và phẫu thuật lấy thai

– Điều trị nội khoa:

  • Đối với trường hợp tăng thể tích nước ối không đáng kể, thai phụ sẽ được theo dõi tại bệnh viện và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như nằm nghỉ, hạn chế thực phẩm có nhiều muối,…
  • Thai phụ bị dư ối mãn có dấu hiệu đau bụng và khó thở thường được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường và sử dụng kháng sinh dự phòng.
  • Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng kháng sinh kết hợp với Indomethacin để giảm thể tích nước ối trong bào thai

– Điều trị sản khoa:

  • Để giảm biến chứng trong quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ thực hiện tia ối sớm để giảm thể tích túi ối và rút ngắn thời gian chuyển dạ
  • Phẫu thuật lấy thai trong trường túi ối vỡ độ ngột, xuất hiện biến chứng suy thai, sa dây rốn và các bất thường trong chuyển dạ khác
  • Theo dõi chặt chẽ sau sinh để giảm thiểu biến chứng băng huyết

Phòng ngừa dư ối trong thời gian mang thai

Dư ối, đa ối là tình trạng ít phổ biến. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan với các rối loạn nước ối vì tình trạng này là nguyên nhân gây chuyển dạ sớm, sinh non, thai chết lưu và một số biến chứng sản khoa khác.

dư ối trong thai kỳ
Để phòng ngừa hiện tượng dư ối, mẹ bầu nên thăm khám đều đặn trong suốt thời gian mang thai

Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị dư ối, đa ối trong thai kỳ bằng một số biện pháp sau:

  • Sàng lọc sức khỏe trước khi mang thai và tiến hành kiểm soát các bệnh lý có nguy cơ gây dư ối. Đồng thời nên thăm khám thường xuyên trong suốt thai kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường.
  • Phụ nữ mang thai chỉ cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày và tránh ăn mặn để giảm thiểu nguy cơ tích nước trong bào thai.
  • Nếu nghi ngờ bị dư ối, nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng, bảo toàn tính mạng của mẹ và thai nhi.

Dư ối trong thai kỳ là tình trạng hiếm gặp nhưng có mức độ nặng nề và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nữ giới cần chủ động sàng lọc trước sinh và thăm khám trong suốt thời gian mang thai để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe bất thường.

Cùng chuyên mục

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tuy đậu nành rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt...

Nắm tắm từ lá chè xanh có công dụng hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh và công dụng từng loại

Sử dụng nước lá để tắm cho trẻ sơ sinh là phương pháp làm mát da, trị các vấn đề trên da như rôm sảy, cứt trâu, viêm da… Mặc...

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm này

Hẳn các chị em đều biết, 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ cần được hết sức lưu ý, nhất là trong vấn đề...

Giới thiệu bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi theo Viện Dinh Dưỡng

Chắc chắn rằng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Chính vì vậy, việc theo dõi chiều cao và cân...

7 Cách giảm đau, hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng và lưu ý

Đau và sốt là tình trạng thường hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ...

Top 10 loại sữa tắm trị rôm sảy an toàn dịu nhẹ cho bé

Sử dụng sữa tắm trị rôm sảy cho bé có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước,... Tuy nhiên, làn da...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn