Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Quả dứa và công dụng chữa viêm khớp ít ai ngờ

Dứa là loại quả quen thuộc, là loại quả yêu thích của nhiều người, thường được dùng để ăn kèm gỏi, nấu với canh chua, làm nước ép, ăn sống… Dứa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như làm đẹp da, tăng cường đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa.. Đặc biệt, dứa còn có một công dụng mà ít ai ngờ tới là hỗ trợ điều trị viêm khớp và bệnh gout hiệu quả. Vậy quả dứa chữa viêm khớp như thế nào, cách sử dụng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Quả dứa chứa enzyme bromelin hay bromelain có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp
Quả dứa chứa enzyme bromelin hay bromelain có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp

Công dụng chữa viêm khớp của quả dứa

Dứa hay thơm, khóm là loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cải thiện bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe xoang, giảm căng thẳng mệt mỏi… Trong 100g dứa có chứa: 25kcal, 0,08 mg vitamin B1, 0,03 mg caroten, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg Canxi, 16 mg vitamin C, 11 mg phospho, 0,3 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,4g protein,13,7g hydrat cacbon, 0,2g lipid, 85,3g nước, 0,4g chất xơ. 

Sở dĩ dứa có khả năng hỗ trợ điều trị viêm khớp là vì:

  • Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain có thể phân hủy protein, có đặc tính kháng phù, kháng viêm,có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp, giúp giảm đau, giảm sưng viêm ở khớp.
  • Cơ chế hoạt động của bromelain là giảm hàm lượng fibrinogen, bradykinin thông qua việc thúc đẩy phân hủy fibrin trong huyết tương. Nhờ đó mà độ thẩm thấu của mạch máu được điều chỉnh, nhằm làm giảm tình trạng đau đớn và phù nề ở các khớp.
  • Dứa còn chứa nhiều vitamin C, mangan có tác dụng củng cố xương và các mô liên kết, dùng dứa thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Dứa giàu vitamin B, thiamine, chất ổn định lượng đường trong máu giúp chuyển hóa cacbon thành năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức khỏe để ngăn ngừa viêm khớp. 

Ngoài ra, dứa còn có tác dụng tốt trong việc giảm viêm họng, hỗ trợ điều trị hen suyễn, trung hòa lượng axit trong hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng thận. Hơn thế nữa, dứa giúp điều chỉnh đường huyết, hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn có hại, cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ bệnh tim bằng khả năng chống các gốc tự do tuyệt vời. 

Cách dùng quả dứa chữa viêm khớp

Có nhiều cách dùng quả dứa để chữa viêm khớp
Có nhiều cách dùng quả dứa để chữa viêm khớp

Có rất nhiều cách sử dụng quả dứa để chữa bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, tình trạng viêm khớp và cách sử dụng của mỗi người mà hiệu quả điều trị sẽ không giống nhau. Một số cách dùng dứa để chữa viêm khớp thông dụng có thể kể đến như:

1. Dùng sinh tố dứa tươi và quả mọng

Chữa viêm khớp với dứa tươi và quả mọng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Loại sinh tố này rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, hỗ trợ loại bỏ các cơn đau nhức kéo dài. Công thức này cũng rất thích hợp dùng cho trẻ em gặp vấn đề về xương khớp. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: ¾ trái dứa tươi, ½ chén quả mâm xôi, ¼ chén sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân, ½ thìa cà phê dầu dừa, 1 thìa cà phê hạt lanh, 1 quả chuối
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn
  • Đổ ra ly, có thể thêm sữa chua, kem tươi, hạt óc chó để ăn
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần, kiên trì trong một thời gian dài để thấy hiệu quả.

2. Công thức chữa viêm khớp với dứa và nghệ

Nghệ giàu curcumin, đây là hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng viêm khớp đồng thời giúp làm giảm nguy cơ loãng xương. Hoạt chất này còn có khả năng giảm sưng khớp, cải thiện tình trạng đau nhức, làm giảm cytokine và enzyme gây sưng khớp từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả. Sự kết hợp giữa dứa tươi và nghệ sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau nhức khó chịu, hỗ trợ làm lành các tổn thương do viêm khớp gây ra.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: ½ quả dứa tươi bỏ lõi, 1 thìa cà phê bột quế, 1 quả dưa chuột, 1 nhánh củ nghệ tươi
  • Dứa, dưa chuột cắt miếng nhỏ, nghệ rửa sạch không nên cạo vỏ nghệ
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn
  • Đổ ra ly có thể thêm sữa chua để thưởng thức
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để tình trạng viêm khớp được cải thiện.

3. Công thức chữa viêm khớp với dứa, cần tây, cà rốt, chanh

Dứa có thể kết hợp với cần tây, chanh, cà rốt để hỗ trợ điều trị
Dứa có thể kết hợp với cần tây, chanh, cà rốt để hỗ trợ điều trị

Đây là công thức dùng dứa chữa viêm khớp mang lại nhiều tác dụng trong việc giảm đau xương khớp. Sở dĩ công thức này có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp là vì:

  • Dứa nhiều mangan và khoáng chất, rất tốt cho cơ bắp, thần kinh và sức khỏe hệ xương khớp. Dứa cũng chứa enzym bromelain có đặc tính kháng viêm, giảm sưng đau. 
  • Cần tây vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, tĩnh não kiện thần, nhuận phế chỉ khái, khu phong lợi thấp. Cần tây không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe làn da mà còn xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp.
  • Cà rốt được biết với tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp và nuôi dưỡng các dây chằng.
  • Chanh giàu vitamin và khoáng chất, giúp cho hỗn hợp thêm thơm ngon, tăng cường chất chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư và giảm đau nhanh.

Cách thực hiện: 

  • Nguyên liệu: ½ quả dứa tươi, ½ củ cà rốt, 1 bó cần tay, 1 thìa cà phê nước cốt chanh
  • Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cắt thành miếng nhỏ
  • Cho nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thành hỗn hợp mịn. Nếu không thích bã thì bạn có thể lọc qua rây giữ phần nước hoặc dùng máy ép lấy nước
  • Đổ ra ly để thưởng thức, kiên trì áp dụng công thức này 1 – 2 lần/tuần. 

4. Cách chữa viêm khớp với salad dứa

Salad dứa không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh như tim mạch, tiểu đường rất tốt. Bên cạnh việc dùng dứa để làm món salad bạn cũng có thể thêm dứa vào khẩu phần ăn hàng ngày. 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 1 chén dứa tươi,1 chén cà chua bi, 1 chén ớt chuông đỏ, 2 cây xà lách xoăn, 1 chén rau súp lơ, phô mai,dầu oliu, muối, tiêu.
  • Sơ chế và rửa sạch nguyên liệu, cà chua bi cắt đôi; ớt chuông, dứa tươi, súp lơ, rau xà lách cắt miếng vừa ăn
  • Cho nguyên liệu vào tô lớn, thêm muối, tiêu, phô mai, dầu oliu vào trộn đều tay
  • Thực hiện ít nhất 1 lần/tuần, kiên trì để thấy hiệu quả.

Một số lưu ý khi dùng quả dứa chữa viêm khớp

Không dùng dứa cho người có hệ tiêu hóa hư hàn, phụ nữ mang thai
Không dùng dứa cho người có hệ tiêu hóa hư hàn, phụ nữ mang thai

Khi sử dụng dứa chữa viêm khớp, để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh được các tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng dứa mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra co thắt tử cung, dọa sảy thai.
  • Không nên chế biến dứa ở nhiệt độ cao, nếu nấu dứa ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất hơn 50% lượng enzyme bromelain có trong loại trái cây này. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên ăn tươi, dùng dứa chế biến thành sinh tố hoặc salad để sử dụng.
  • Phương pháp dùng dứa chữa viêm khớp chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Hơn nữa, các mẹo dân gian này thường có tác dụng chậm, do đó bạn cần phải kiên nhẫn khi áp dụng. Chỉ khi thực hiện đều đặn, đáp ứng đủ cho cơ thể lượng bromelain thông qua phương pháp này khoảng 2.15% thì mới thấy hiệu quả.
  • Ngứa có thể gây kích ứng dẫn đến các tác dụng phụ như phát ban, sưng miệng, nôn mửa, tiêu chảy… Nghiêm trọng hơn có thể gây sốc dị ứng trụy tim mạch. Do đó, trước tiên bạn chỉ nên sử dụng với một lượng nhỏ, hơn nữa tránh dùng quá nhiều để không bị rát lưỡi. 
  • Ngoài ra, không  sử dụng dứa cho người có bộ phận tiêu hóa hư hàn thấp, đi ngoài nhiều lần, đau bụng, có bọt vàng, lỏng nát… 

Trên đây là cách dùng dứa chữa viêm khớp mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù dứa có tác dụng tốt với sức khỏe nhưng tránh dùng quá nhiều để không làm cồn ruột, rát lưỡi, xót môi, khiến cơ thể thiếu hụt canxi. Hơn nữa, chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ, nếu bệnh viêm khớp của bạn không có dấu hiệu chuyển biến thì tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ y tế và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh viêm khớp là một trong những căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, bệnh xảy ra khi mà sụn bảo vệ đầu xương bị mòn dần theo thời...

Các biến chứng của viêm khớp thái dương hàm

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp thái dương hàm

Giãn khớp kéo theo tình trạng trật khớp, dính khớp dẫn đến thủng đĩa khớp… là những biến chứng của viêm khớp thái dương hàm. Vậy viêm khớp thái dương...

Liệu bệnh viêm khớp thái dương hàm có chữa được không?

Viêm khớp thái dương hàm có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh gây ra không ít phiền phức cho hoạt động nói và nhai của cơ miệng. Vậy bệnh viêm khớp thái dương hàm...

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Bị tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và...

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR

Căn cứu vào tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ACR/EULAR, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng và mức độ mắc bệnh của bệnh nhân....

Đau khớp gối: Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào?

Đau khớp gối khởi phát khi một trong những bộ phận cấu tạo ổ khớp bị tổn thương và hư hại. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn