3 Cách trị mề đay đơn giản bằng giấm bạn nên biết
Nội Dung Bài Viết
Dùng giấm chữa mề đay là mẹo chữa mề đay được truyền miệng trong dân gian. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 cách trị mề đay đơn giản, được nhiều người thực hiện, có thể dễ dàng làm tại nhà.
Dùng giấm chữa mề đay có tốt không?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường), mề đay (hay còn gọi là mày đay) là hiện tượng trên da xuất hiện các sẩn ngứa, có màu hồng hoặc màu đỏ. Các sẩn phù mề đay chỉ xuất hiện trong vòng 10 phút, sau đó lặn mất. Mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
Nguyên nhân khiến cho bạn bị nổi mề đay thường là:
- Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, mỹ phẩm,… do cơ địa không phù hợp với các tác nhân này. Bên cạnh triệu chứng nổi mề đay, người bị dị ứng thức ăn, mỹ phẩm còn gặp phải những biểu hiện khác như: mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chóng mặt;
- Môi trường: Các yếu tố ngoài môi trường như nguồn nước, ánh nắng mặt trời, gió bụi, thời tiết lạnh,… cũng có thể khiến da người bệnh xuất hiện các sẩn phù, ngứa ngáy;
- Côn trùng: Người bệnh cũng có thể bị mề đay khi tiếp xúc với một số loại côn trùng hoặc bị côn trùng đốt. Chất độc trong cơ thể của côn trùng có thể khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể;
- Không rõ nguyên nhân: Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị chứng mề đay kéo dài trong nhiều tuần liền, điều trị không khỏi nhưng không rõ nguyên nhân. Một vài chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do người bệnh bị nhiễm giun sán động vật. Chúng có kích thước nhỏ, ký sinh ở sâu trong nội tạng người nên rất khó để phát hiện khi làm các xét nghiệm thông thường.
Nổi mề đay là chứng bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mề đay, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra. Một trong số những cách giúp giảm ngứa mề đay nhanh chóng, đẩy lùi bệnh mề đay đó là dùng giấm.
Giấm (Tên khoa học: Axit axetic) là một chất lỏng hữu cơ có vị chua. Từ xa xưa, con người đã tạo ra giấm và sử dụng giấm trong sinh hoạt thường ngày. Người ta tạo ra giấm bằng một số loại trái cây, lên men thành rượu và giấm. Trong các nền văn hóa ở châu Á và châu Âu, giấm trở thành một gia vị, một nguyên liệu cho những món ăn ngon.
Giấm được chia ra thành 2 loại chính:
- Giấm nuôi: được bào chế từ những loại hoa quả tự nhiên như: táo, chà là, cùi dừa, gạo,…;
- Giấm axit: được điều chế từ các chất hóa học.
Loại giấm an toàn cho sức khỏe, thường được dùng trong ăn uống là giấm nuôi.
Theo nhiều báo cáo khoa học, giấm có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người như: giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ canxi, kích thích tiêu hóa, giảm cân,…
Trong y tế, giấm mang lại những công dụng như: sát khuẩn đường ruột, giảm táo bón, phòng ngừa xơ cứng động mạch,…
Dùng giấm để điều trị mề đay chỉ là một mẹo vặt trong dân gian. Theo người xưa, giấm và rượu là những chất lỏng có tính sát khuẩn cao. Do đó, giấm được người xưa dùng để bôi ngoài da, với mục đích diệt trừ mầm bệnh, chữa mề đay ngứa ngáy.
Chính vì dùng giấm để chữa mề đay chỉ là một mẹo vặt của dân gian nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
3 cách trị mề đay bằng giấm
Tuy chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng trong thực tế có rất nhiều người đã dùng giấm để chữa mề đay. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số cách dùng giấm phổ biển, đơn giản, được nhiều người áp dụng.
1. Thoa giấm lên da
Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần chuẩn bị ½ chén giấm nuôi. Sau đó, dùng khăn mềm sạch hoặc bông gòn y tế, chấm nước giấm và thoa lên vùng da bị mề đay, mẩn ngứa trên cơ thể.
Sau khi thoa giấm lên người, bệnh nhân nên ngồi nghỉ ngơi ở nơi kín gió, để cho da khô lại. Giữ trong khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa/tắm với nước sạch. Người bệnh nên tắm với nước ấm để da không bị kích thích.
2. Giấm kết hợp với gừng tươi
Gừng là một vị thuốc trong Đông y, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ông bà ta ngày xưa cũng có bài thuốc chữa mề đay từ gừng và giấm.
Chuẩn bị:
- ½ chén giấm;
- 50g gừng tươi;
- 100g đường cát.
Cách thực hiện: Đun sôi giấm với gừng tươi thái lát và đường cát. Khuấy đều, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Sau đó, giữ lại phần nước cốt này để pha uống.
Mỗi lần uống, người bệnh pha 1 thìa cà phê nước cốt gừng, giấm với nước ấm. Mỗi ngày nên uống từ 3 – 4 lần. Bài thuốc này được cho là sẽ giúp triệu chứng ngứa mề đay thuyên giảm nhanh.
3. Công thức: giấm, đu đủ xanh và gừng
Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 100ml giấm gạo;
- 6g gừng tươi;
- 150g đu đủ xanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ ngoài quả đu đủ xanh. Gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng mẩu nhỏ vừa ăn;
- Bước 2: Gừng, cạo sạch vỏ, thái nhuyễn thành sợi.
- Bước 3: Cho giấm vào nồi nấu sôi. Cho thêm gừng và đu đủ vào nấu.
- Bước 4: Cho thêm khoảng 100ml nước sôi vào nồi, nấu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Người bệnh mề đay ăn món ăn này khi còn ấm nóng, nên ăn khoảng 2 lần/ngày và ăn trong vòng 7 ngày để điều trị bệnh mề đay.
Một vài lưu ý khi dùng giấm chữa bệnh mề đay
Mặc dù phương pháp dùng giấm để chữa bệnh mề đay được nhiều người áp dụng và cho rằng có hiệu quả, tuy nhiên những bài thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, trong quá trình áp dụng, người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Cần cân nhắc kỹ lưỡng, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng các bài thuốc này cho trẻ em, người lớn tuổi;
- Người bệnh đau dạ dày cần thận trọng khi dùng các bài thuốc từ giấm;
- Khi dùng giấm để xoa ngoài da, không nên xoa vào vùng da có vết thương hở, đang bị trầy xước;
- Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng những bài thuốc từ giấm để điều trị mề đay;
- Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, hãy khai báo với bác sĩ để xử lý;
- Nếu thấy không đạt hiệu quả điều trị, người bệnh nên tạm ngưng dùng các bài thuốc từ giấm, khai báo với bác sĩ để thay đổi phương án điều trị;
- Bên cạnh việc dùng các bài thuốc từ giấm, bệnh nhân mề đay cần ăn uống đầy đủ chất, chăm sóc da đúng cách, uống nước đầy đủ mỗi ngày,… để hỗ trợ việc điều trị tốt hơn.
Thực tế, việc dùng giấm chỉ là một mẹo dân gian và không hề được kiểm chứng rõ ràng về hiệu quả điều trị mề đay. Chính vì vậy, người bệnh khi có ý định chữa bệnh, nên tìm kiếm những giải pháp được kiểm chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!