Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Các loại thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

Chữa viêm mũi dị ứng theo Đông y và các bài thuốc lưu truyền

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điều trị, gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng viêm mũi an toàn và hiệu quả.

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Bện cạnh việc sử dụng thuốc để chữa viêm mũi dị ứng thì các mẹo dân gian cũng được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Không chỉ tiện lợi, tiết kiệm, việc sử dụng phương pháp dân gian còn giúp người bệnh tránh được một số tác dụng phụ so với việc sử dụng thuốc tân dược.

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng

Vậy, tác dụng của gừng như thế nào đối với bệnh viêm mũi dị ứng? Cùng điểm qua một vài ưu điểm mà nguyên liệu thiên nhiên này mang lại cho sức khỏe:

  • Theo Y học cổ truyền, gừng được xem như vị thuốc có công dụng tốt đối với nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó viêm mũi dị ứng là một căn bệnh điển hình, phù hợp với cách chữa này. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp tán phong hàn, chống buồn nôn, nôn, giải cảm, kháng viêm, giảm đau,….đồng thời khắc phục những triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.
  • Theo Y học hiện đại, trong gừng có chứa thành phần được gọi là 6 – gingerol có công dụng ức chế các nhân tố gây viêm. Đẩy lùi những biểu hiện khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra đối với người bệnh.

Vì những lợi ích này mà càng nhiều người tin tưởng và dùng gừng để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà. Không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe, gừng còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện.

Cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng

Dưới đây là một số cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng. Bạn đọc có thể áp dụng điều trị tại nhà:

Dùng nước gừng chữa viêm mũi dị ứng

Sử dụng nước nấu từ gừng để chữa chứng viêm mũi dị ứng là một trong số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị một củ gừng tươi là có ngay bài thuốc giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cụ thể, dịch nhầy trong khoang mũi sẽ được làm loãng, nhờ đó chúng có thể dễ dàng bị đẩy ra ngoài, cải thiện tình trạng sưng tấy,…

Cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
Xông mũi hoặc đắp nước gừng chữa viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị: Một củ gừng tươi

Cách làm: 

  • Gừng rửa sạch sau đó cắt thành nhiều lát mỏng.
  • Cho gừng vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Nước gừng thu được có thể xông hơi bình thường hoặc sử dụng đắp lên mũi.
  • Nếu bạn chọn phương pháp đắp trực tiếp lên mũi, bạn nên đợi cho nước nguội bớt. Sử dụng một cái khăn bông mỏng, sạch, thấm nước gừng, vắt ráo rồi đắp lên vùng mũi.
  • Cố gắng hít hơi thật sâu để hơi ấm của gừng len lỏi vào bên trong các xoang.

Người bệnh có thể thực hiện phương pháp này đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày có thể xông hoặc đắp 3 – 5 lần. Tuy nhiên nên lưu ý, chỉ sử dụng trong khoảng 1 phút, không lạm dụng lâu có thể gây bỏng da.

Gừng và mật ong chữa viêm mũi dị ứng

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là giúp người bệnh khắc phục được tình trạng viêm mũi dị ứng. Sở dĩ nó được nhiều người tin tưởng bởi vì:

  • Mật ong chứa các chất có công dụng ức chế quá trình quá mẫn của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Giúp người bệnh cải thiện triệu chứng viêm mũi một cách nhanh chóng.
  • Hỗ trợ khắc phục tình trạng sưng, viêm ở niêm mạc mũi, tác động đến dịch nhầy, làm thông thoáng tình trạng tắc nghẽn đường thở hiệu quả. Bên cạnh đó, do có chứa các chất chống oxy hóa dồi dào nên mật ong có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

    Cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
    Kết hợp gừng với mật ong để cải thiện các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra

Nhờ vào các lợi ích này, việc kết hợp mật ong với gừng chữa viêm mũi dị ứng sẽ có hiệu quả cao hơn. Không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe, sử dụng hai nguyên liệu này cơ thể cũng được làm ấm, thư giãn, có thể giải cảm khá hiệu quả, an toàn.

Chuẩn bị: Gừng tươi và mật ong

Cách làm:

  • Gừng tươi (khoảng 1 củ) rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
  • Pha một ít nước gừng với nước sôi, khi nước còn ấm thì cho một muỗng mật ong vào.
  • Khuấy đều và thưởng thức.
  • Áp dụng công thức pha trà gừng 2 – 3 lần mỗi ngày, một thời gian sau bạn sẽ thấy cơ thể có những thay đổi tích cực.

Gừng và ngó sen chữa viêm mũi dị ứng

Ngó sen được ngoài công dụng chế biến món ăn, nó còn được người trong dân gian tin dùng để điều trị bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng được nhiều người áp dụng cho cả chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng.

Trong ngó sen có chứa nhiều thành phần tốt giúp người bệnh viêm mũi cải thiện tình trạng chảy dịch nhầy, khó thở, mệt mỏi thường xuyên,…Kết hợp với gừng, cả hai sẽ bổ sung và giúp người bệnh mau chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu gây ra căn bệnh mãn tính này.

Cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
Gừng và ngó sen cũng là sự kết hợp khắc phục viêm mũi hiệu quả

Chuẩn bị: Gừng 10g, ngó sen 30g

Cách làm:

  • Hai nguyên liệu đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn cùng nhau.
  • Đắp hỗn hợp gừng và ngó sen đã được làm nhuyễn lên vùng mũi (hai bên cánh mũi, sống mũi, từ chân mày lên trán). Tránh không để hỗn hợp rơi vào mắt.
  • Nằm yên không nên di chuyển có thể khiến bã thuốc rơi ra ngoài. Thư giãn trong khoảng 20 phút.
  • Thực hiện biện pháp trong 10 ngày liên tục. Sau thời gian này, giãn cách số lần đắp thuốc sang 2 ngày đắp 1 lần.

Kết hợp gừng và củ hành khô chữa viêm mũi dị ứng

Củ hành chứa nhiều chất có công dụng chống oxy hóa tốt. Do đó, đây cũng là nguyên liệu giúp điều trị chứng viêm mũi dị ứng mà không phải ai cũng biết. Các thành phần này có công dụng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm tình trạng sưng mũi. Không những thế, trong củ hành còn có chất giúp kháng khuẩn, nấm, khắc phục tình trạng bít tắc xoang mũi,…

Với cách kết hợp gừng và củ hành chữa viêm mũi dị ứng, bạn có thể sử dụng hành ở dạng khô. Phương pháp dân gian này phù hợp cho những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng nhẹ. Đối với trường hợp nặng, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Cách dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
Củ hành chứa nhiều chất có công dụng chống oxy hóa tốt

Chuẩn bị: Gừng tươi 2 củ, của hành 20g và một ít giấm nuôi.

Cách làm:

  • Gừng tươi rửa sạch, rửa gừng và hành sau đó để cho ráo nước.
  • Đập dập các nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu cùng với 300ml nước.
  • Cho thêm một ít giấm vào đun với lửa nhỏ.
  • Sử dụng nước gừng và hành khô xông mũi, lưu ý vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi thực hiện.
  • Mỗi ngày có thể áp dụng cách thức này 2 – 3 lần, tình trạng chảy nước mũi, mặt và hắt hơi,…do viêm mũi dị ứng gây ra sẽ được khắc phục đáng kể.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng và lá tía tô

Lá tía tô từ xa xưa đã được ông bà sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang. Bởi vì, loại cây này có tính ấm, vị cay, công dụng giải cảm, đẩy lùi chứng hắt hơi, nhức mũi,… Bên cạnh đó, áp dụng lá tía tô cùng với gừng để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng cũng là một trong số các biện pháp hữu hiệu mà bạn đọc không thể bỏ qua.

Củ hành chứa nhiều chất có công dụng chống oxy hóa tốt
Chữa viêm mũi dị ứng với gừng cùng với lá tía tô

Sở dĩ người trong dân gian tận dụng tía tô để hỗ trợ khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng là trong lá tía tô có chứa các chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Điển hình là chất limonen dihydrocumin, acid oleic, valin,…Không những thế, khi kết hợp với gừng, cả hai nguyên liệu bổ trợ cho nhau giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Chuẩn bị: Gừng tươi 1 củ, lá tía tô 20g.

Cách làm: 

  • Rửa sạch củ gừng, sau đó cắt thành miếng mỏng.
  • Lá tía tô rửa sạch, bỏ chung hai nguyên liệu vào nồi đun sôi trong thời gian tầm 15 phút.
  • Sử dụng nước thu được uống mỗi ngày.
  • Sau một thời gian, chứng viêm mũi sẽ cải thiện dần.

Sử dụng gừng và bèo cái chữa viêm mũi dị ứng

Bèo cái hay còn được gọi là phù bình, dạng cây sống nổi trên mặt nước. Theo ghi chép Đông y, bèo cái có tính lạnh, vị cay có công dụng chữa trị một số bệnh lý liên quan đến viêm mũi, hen suyễn, hoặc tình trạng nổi mẩn ngứa. Sử dụng kết hợp bèo cái với gừng để điều trị viêm mũi dị ứng, mẹo chữa này cũng được nhiều người áp dụng.

Củ hành chứa nhiều chất có công dụng chống oxy hóa tốt
Bèo cái chứa nhiều chất tốt chóng lại chứng viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị: Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100g.

Cách làm: 

  • Rửa sạch nguyên liệu sau đó đem giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
  • Cho 1 muỗng mật ong vào hỗn hợp, khuấy đều.
  • Đun tiếp hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi bừng thì tắt lửa.
  • Chia thành 3 phần, pha loãng với nước ấm và dùng, uống khi bụng đói.

Một số lưu ý khi dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng

Những cách thức dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng bên trên có thể đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn đọc lưu ý thêm các vấn đề sau đây:

  • Mẹo chữa dân gian với nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng tùy theo từng cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện để có được kết quả tốt nhất.
  • Không nên lạm dụng trong thời gian dài, đồng thời không tự ý kết hợp sử dụng với thuốc tân dược. Tránh tình trạng xảy ra phản ứng phụ không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch, người ra nhiều mồ hôi không nên áp dụng phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng.
  • Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi. Trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ, nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

    Một số lưu ý khi dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
    Một số lưu ý khi dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng
  • Ngoài ra, phương pháp này sẽ không phù hợp với các đối tượng đang bị cảm nắng, người đã và mới thực hiện phẫu thuật, người bị chảy máu cam, máu răng, đi vệ sinh ra máu,…
  • Lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch, đảm bảo không nhiễm hóa chất để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân.
  • Vì là nguyên liệu thiên nhiên nên mẹo chữa này chỉ phù hợp đối với trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ. Tình trạng bệnh nặng cần có sự can thiệp y khoa.
  • Người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian điều trị.

Trên đây là một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện. Để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp dân gian nào, bạn đọc cũng nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Qua đó, bạn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh, tránh những nguy cơ không mong muốn xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Cách trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trong những tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến. Nó hình thành do các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ,...

5 Bước dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách an toàn

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ có thể loại bỏ dịch tiết hô hấp, làm thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng thở khò khè,...

Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Tắm nước ấm, rửa mũi bằng nước muối, sử dụng tinh dầu khuynh diệp,... là một số mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian....

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì kiêng gì

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bị viêm mũi dị ứng cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa và hỗ...

Dùng lá lốt chữa viêm mũi dị ứng như thế nào?

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là mẹo chữa từ dân gian có cách thực hiện khá đơn giản và tương đối an toàn. Dùng nước sắc, các...

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu: Mẹo dân gian nên biết

Trị viêm mũi dị ứng bằng cây ngải cứu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này tương đối an toàn và lành tính, ít gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn