Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả?

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Cách dùng lá mơ chữa bệnh trĩ bạn đã thử chưa?

Sử dụng lá mơ chữa bệnh trĩ là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng. Thế nhưng, để có thể nhận được những chuyển biến tích cực từ phương pháp này thì người bệnh phải áp dụng đúng cách, đúng liều lượng. Sau đây là cách dùng lá mơ chữa bệnh trĩ  giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra mà người bệnh có thể tham khảo.

Dùng lá mơ chữa bệnh trĩ là phương pháp được nhiều người áp dụng
Dùng lá mơ chữa bệnh trĩ là phương pháp được nhiều người áp dụng

Tác dụng chữa bệnh trĩ của lá mơ

Lá mơ hay dây mơ lông, mơ leo không chỉ có mặt trong bữa ăn của người Việt mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Theo Đông y, lá mơ lông tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kích thích tiêu hóa… Thường được sử dụng để chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, nhiễm trùng ngoài da, viêm tai giữa.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá mơ lông có chứa hoạt chất sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, công dụng chính là kháng viêm hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, khi phân tích thành phần dược tính của lá mơ lông, người ta còn phát hiện một lượng lớn hợp chất tanin và ancaloid có khả năng kháng khuẩn kháng viêm mạnh. Với các hoạt chất này, lá mơ có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, hỗ trợ làm lành các tổn thương đồng thời giúp búi trĩ co lại một cách tự nhiên. 

Không chỉ có tác dụng bên ngoài, việc sử dụng lá mơ còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó ngăn ngừa, đẩy lùi chứng táo bón kéo dài, giúp làm giảm áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà lá mơ được nhiều người sử dụng để chữa trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá mơ

Thực tế, có khá nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông mà người bệnh có thể áp dụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng đúng cách và đúng liều lượng. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ lông được nhiều người áp dụng:

1. Dùng nước lá mơ lông

Như đã đề cập, lá mơ có thể tác động lên hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, làm mềm phân hỗ trợ ngăn ngừa táo bón. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 100g lá mơ tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn 
  • Cho lá mơ vào máy, thêm ít nước ấm xay nhuyễn
  • Uống mỗi sáng, kiên trì thực hiện để thấy các triệu chứng do trĩ gây ra được cải thiện.

2. Đắp lá mơ lông chữa trĩ

Song song với việc dùng mỗi sáng 1 cốc nước lá mơ lông, bạn cũng có thể đẩy nhanh tốc độ điều trị bằng việc kết hợp đắp lá mơ bên ngoài. Cách làm này giúp giảm đau rát khó chịu đồng thời cũng giúp các búi trĩ co lại một cách tự nhiên. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại
  • Cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát cũng một ít muối
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị trĩ trong 60 phút, rửa sạch lại bằng nước ấm
  • Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt.

3. Dùng lá mơ kết hợp với nụ sim rừng

Có thể dùng kết hợp lá mơ với nụ sim rừng để chữa bệnh trĩ
Có thể dùng kết hợp lá mơ với nụ sim rừng để chữa bệnh trĩ

Sim hay sơn nẫm có tác dụng chữa thổ huyết, huyết hư, mũi chảy máu, tiểu tiện ra máu, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, đau bụng, băng huyết, bỏng lửa… Dùng lá và nụ sim kết hợp với lá mơ sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh trĩ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông, 1 nắm lá và nụ sim rừng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo nước
  • Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, sắc với một ít nước trên lửa nhỏ trong 20 phút
  • Tắt bếp, chắt lấy nước, chia làm 2 phần bằng nhau uống vào 2 buổi sáng tối.

4. Dùng lá mơ với rau sam, xuyên tâm liên, ngũ sắc

Rau sam, xuyên tâm liên, cây ngũ sắc cũng thường được dùng để chữa bệnh trĩ. Thay vì sử dụng đơn lẻ từng dược liệu, người bệnh có thể kết hợp chúng với nhau để tạo thành bài thuốc chữa bệnh trĩ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 6g lá mơ lông, 6g rau sam, 6 gam cây ngũ sắc, 4g xuyên tâm liên
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, để ráo, sắc với 4 chén nước trên lửa nhỏ, thấy còn 2 chén thì tắt bếp, chắt lấy nước
  • Chia làm 2 phần bằng nhau, uống vào 2 buổi sáng tối, kiên trì thực hiện trong thời gian dài để thấy hiệu quả. 

5. Dùng món ăn từ lá mơ

Thay vì uống nước xay nhuyễn từ lá mơ lông hoặc dùng lá mơ kết hợp với các nguyên liệu khác, người bệnh có thể thêm loại lá này vào rau sống hoặc chế biến thành các món ăn sử dụng trong ngày.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 50g lá mơ lông, 1 quả trứng gà
  • Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ, giã xơ rồi đổ ra 
  • Trứng bỏ phần lòng trắng, chỉ lấy lòng đỏ, cho vào bát chứa lá mơ, thêm gia vị vào khuấy đều
  • Làm nóng chảo trên bếp, thêm dầu ăn, đổ hỗn hợp trên vào áp chảo cho 2 mặt chín đều
  • Dùng món ăn này 2 ngày 1 lần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Những lưu ý khi chữa trĩ bằng lá mơ lông

Khi dùng lá mơ chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phương pháp này mặc dù được áp dụng phổ biến trong dân gian nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế các phương pháp điều trị chuyên sâu. 
  • Chỉ thích hợp với người bệnh nhẹ, mới khởi phát với các triệu chứng ban đầu như ngứa ngáy, khó chịu, táo bón, đau rát ở vùng bị trĩ. Không phù hợp với người bị trĩ độ 3, độ 4 vì hiệu quả chậm, ít tác dụng
  • Không phù hợp với người có cơ địa dị ứng với lá mơ lông vì dễ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn do kích ứng
  • Không phù hợp với người có búi trĩ bị nứt vỡ, viêm loét, nhiễm trùng hoặc có nguy cơ hoại tử
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp, tuyệt đối không dùng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dùng lá mơ chữa bệnh trĩ mặc dù mang lại hiệu quả điều trị nhưng tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất bạn cần thăm khám chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Xông hơi chữa bệnh trĩ: Mẹo hay nhưng phải làm đúng cách

Với cách thực hiện đơn giản, không tốn kém nhiều chi phí, mẹo xông hơi chữa bệnh trĩ đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại...

Chi phí chữa bệnh trĩ

Chi phí khám và điều trị bệnh trĩ theo từng cấp độ

Nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ thường luôn lo lắng và băn khoăn rằng chi phí khám và điều trị bệnh trĩ sẽ mất khoảng bao nhiêu tiền? Để...

mật ong chữa bệnh trĩ

Dùng mật ong chữa bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

Dùng mật ong chữa bệnh trĩ là giải pháp tự nhiên có thể tác động tích cực đến diễn tiến của bệnh. Tất cả là nhờ vào các thành phần...

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi với 3 cách đơn giản sau

Chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi là phương thức dân gian được nhiều người áp dụng. Với tính hàn, nhuận trường, mát máu,...rau mồng tơi được sử dụng phổ...

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ như thế nào đúng cách?

Sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ phải thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể...

Hạt gấc chữa bệnh trĩ

2 Bước chữa bệnh trĩ từ hạt gấc bạn nên thử

Chữa bệnh trĩ từ hạt gấc là phương pháp bắt nguồn từ mẹo dân gian, mang đến hiệu quả tích cực đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn